Khủng hoảng Caribea: những bài học của quá khứ
Карибский кризис: уроки прошлого
Nguồn: newsland.ru và golos-ameriki.ru
Kichbu posted on 13.10.2012
Bài liên quan:
Каковы причинах и последствиях Карибского кризиса (Tiếng Nga)
Nguồn: newsland.ru
Như các sử gia nhận xét, vào tháng mười năm 1962, thế giới đứng trên ngưỡng của cuộc chiến tranh hạt nhân vì tổng thống Johon F. Kennedy và Nhikita Khrushev lao vào cuộc đối đầu giữa họ.
Theo lời của Sergei Khrushev, con trai của
nhà lãnh đạo Xô Viết, hiện là giáo sư Đại học Brown, khủng hoảng Caribea cuối
cùng đã được giải quyết bằng con đường
hòa bình chỉ bởi vì rằng hai chính trị gia đã thể hiện được cách tiếp cận hợp
lý.
"Chúng ta may mắn rằng cả hai họ là
những người thông minh và muốn không
phải thoạt đầu bắn nhau, nhưng sau đó suy nghĩ và thoạt đầu suy nghĩ, và sau đó
thêm lần nữa nghĩ lại, và có thể, hoàn toàn không bắn nhau", - ông nói.
Ngay sau cuộc khủng hoảng tên lửa, Khrushev
và Kennedy đã thành lập "đường dây nóng" Washington-Moscow để liên
lạc trực tiếp giữa Nhà Trắng và điện Kremlin. Nó tồn tại cho đến ngày nay. Hai
nhà lãnh đạo cũng đã ký hiệp định cấm thử vũ khí hạt nhân, loại trừ các vụ thử
dưới mặt đất.
"Những sau đó
Kennedi bị sát hại, còn Khrushev bị phế truất khỏi quyền lực", - Sergei
Khrushev nói. - Tôi nghĩ, nếu cả hai người còn nắm quyền lực và tiếp tục, xác
suất lớn là Chiến tranh lạnh có thể kết thúc. Tuy nhiên số phận đã được quyết
định khác đi, và cuối cùng Chiến tranh lạnh và cuộc chạy đua vũ trang điên
khùng này tiếp tục cho đến thời của Gorbachev".
Nhiều chuyên gia, trong đó có Grem Ellison từ Harward, cho rằng khủng hoảng Caribea đã dâng cho chúng ta một số bài học quan trọng. Theo lời ông, ngay cả Kennedy cũng công nhận điều này.
Nhiều chuyên gia, trong đó có Grem Ellison từ Harward, cho rằng khủng hoảng Caribea đã dâng cho chúng ta một số bài học quan trọng. Theo lời ông, ngay cả Kennedy cũng công nhận điều này.
"Ông nói rằng
điều này dạy cho chúng ta sự cần thiết phải tránh các cuộc khủng hoảng dẫn đến
đối đầu, trong đó đối thủ/kẻ thù buộc phải lựa chọn giữa đầu hàng nhục nhã và
chiến tranh", - Ellison hồi tưởng lại.
Theo ý kiến của
Ellison, vấn đề tương tự hiện nay đang đặt ra trước Obama liên quan đến chương
trình hạt nhân của Iran.
Ellison nêu lên tình hình hiện nay mà trong đó hai bên là "cuộc khủng
hoảng Caribea" trên hình ảnh quay chậm".
"Tổng thống
có hai phương án: ông hoặc nhắm mắt làm ngơ rằng Iran
sẽ có được vũ khí hạt nhân, hoặc tấn công Iran để nó không thể chế tạo bom
hạt nhân", - chuyên gia giải thích thêm.
Theo lời Ellison,
Kennedy cũng phải đứng trước sự lựa chọn chính xác như vậy.
"Để hiểu tình
hình với Iran,
cần hình dung những hậu quả tấn công nó - và chúng rất nặng nề, - ông giải
thích thêm. - Mặt khác, nếu cho phép Iran trở thành cường quốc hạt nhân,
thì điều này có thể kéo theo những hậu quả bất lợi nếu xét đến sự mất ổn định
của khu vực Trung Đông và mối đe dọa phổ biến hơn nữa các công nghệ hạt
nhân".
Ellison tin chắc rằng chính quyền Hoa Kỳ cần tìm phương án thứ ba - như tổng thống Kennedy đã làm trong thời kỳ khủng hoảng Carbea.
Ellison tin chắc rằng chính quyền Hoa Kỳ cần tìm phương án thứ ba - như tổng thống Kennedy đã làm trong thời kỳ khủng hoảng Carbea.
"Tôi
tin rằng ngay sau các cuộc bẩu cử, chính phủ Mỹ sẽ nhanh chóng tìm kiếm quyết
định, - ông nói. - Nó, rõ ràng, sẽ không phải là phương án lý tưởng, - bởi vì trong những điều kiện hiện nay
điều lý tưởng là không thể - tuy nhiên nó tốt hơn là tấn công hoặc im lặng đồng
ý".
"Sergei
Khrushev cũng cho rằng cần phải đối thoại. "Chúng ta cần tiến hành các
cuộc đàm phán với Iran,
chứ không phải đe dọa nó bằng các biến pháp trừng phạt khác nhau, - ông nói. -
Tuy nhiên đây phải là những cuộc đàm phán cấp cao, ở cấp tổng thống. Tôi không
nghĩ rằng Kennedy xử sự với Khrushev tốt hơn nhiều so Obama với Ahmadinejad.
Tuy nhiên cả Kennedy và cả Aisenhow hiểu rằng cần phải tiến hành đàm phán, bởi
vì rằng với kẻ thù, có thể hiểu nó tốt
hơn và tác động đến nó".
Khrushev
cho rằng nếu khủng khoảng Iran
không giải quyết được bằng con đường hòa bình và vấn đề có thể đẩy đến chiến
tranh, Hoa Kỳ sẽ giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh này. Những bằng cái giá
như thế nào?
Bài liên quan
Trả lờiXóa(Tiếng Nga)
СССР снискал уважение США, но потерял Хрущева
http://www.newsland.ru/news/detail/id/1054258/