Giới thượng tầng cần Putin
Элита нуждается в Путине
Jarosław Ćwiek-Karpowicz (Ba Lan)
Nguồn: inosmi.ru
Kichbu posted on 21.11.2012
Thông tin về
các vấn đề với sức khỏe của nhà lãnh đạo Nga nhanh chóng lan rộng khắp thế
giới. Nhiều nhà quan sát bắt đầu
nghi ngờ rằng sau cái lưng ốm đau của Putin ẩn chứa những căn bệnh nghiêm trọng nào
đó, nếu ông từ chối ngay cả việc nói
chuyện hàng năm với nhân dân và đã hủy một số chuyến thăm nước ngoài quan
trọng.
Bắt đầu có những
suy tưởng, liệu Putin có trụ qua được toàn bộ
nhiệm kỳ thứ ba của ông, mà nó, theo hiến pháp sửa đổi, sẽ chỉ kết thúc
vào năm 2018. Bãi nhiệm gần đây của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với vụ bê bối tham
nhũng đi kèm với nó đã được giải thích là dấu hiệu của một cuộc đấu tranh quyền
lực tàn nhẫn đang chờ đợi nước Nga.
Độ tin cậy tổng
thống, thực tế, bắt đầu giảm sút, mặc dù sau hơn mười năm cầm quyền, Putin vẫn
được có được độ tin cậy cao của xã hội. Theo khảo sát của Trung tâm độc lập
Levada, 67% người Nga đánh giá tích cực hoạt động của người đứng đầu nhà nước,
nhưng gần một nửa số người được hỏi muốn thấy trên cương vị này một nhân vật
mới sau năm 2018.
Những ý đồ marketing của điện Kremlin bắt đầu không còn thuyết phục được xã hội: hoạt động mới đây, trong đó tổng thống đã được bay cùng đàn sếu, đã gây ra sự nhầm lẫn và phẫn nộ ngay cả trong 46% người Nga. Khác với những người tiền nhiệm, Boris Yeltsin và Mikhail Gorbachev, tổng thống hiện tại không bao giờ có một mối đe dọa nghiêm trọng từ các đối thủ chính trị. Duy trì vị trí của nhà lãnh đạo không bác bỏ được trong suốt thời kỳ dài bắt đầu làm những bộ phận của xã hội chán chường, nhưng đối với giới thượng tầng (elite) hiện tại – đây là yếu tố then chốt duy trì ảnh hưởng chính trị và những đặc quyền tài chính. Và đây là lý do chính tại sao không một ai ở Nga nghĩ một cách nghiêm túc về việc tước bỏ quyền lực của Putin.
Ông không xây dựng phe phái "gia đình" của riêng mình, nhưng tự tin đóng vai trò trọng tài giữa các nhóm lợi ích cạnh tranh với nhau. Không ngẫu nhiên ở Nga cho đến nay không có một công ty năng lượng khổng lồ duy nhất, cục an ninh duy nhất, mà số lượng của các khu vực (các chủ thể liên bang) vượt quá 80.
Đồng thời Putin
thành công kết hợp các trào lưu tư tưởng hiện diện trong đời sống xã hội của
Nga mà không đồng nhất mình với bất kỳ trào lưu nào trong số đó. Các quan điểm
của ông về sự phát triển kinh tế và chính sách đối ngoại mập mờ đến mức rằng nó
làm vừa lòng tất cả mọi người. Nhà lãnh đạo Nga theo dõi hình ảnh của mình một
cách cẩn thận. Ông muốn nom như một người năng động, định hướng tuyệt vời trong
tất cả các lĩnh vực: không chỉ vì sự nổi
tiếng trong nhân dân, nhưng để không một ai trong số đồng đội của mình nghĩ
rằng có thể loại bỏ tổng thống khỏi quyền lực.
Phương pháp chuyển
giao quyền lực ở Nga cho đến nay nằm ở chỗ lựa chọn một ứng cử viên mà người đó
không chỉ có thể đảm bảo an toàn và sự bình yên cho nhà lãnh đạo ra đi, mà,
trước hết, đối với tất cả các thành viên còn lại của giới thượng tầng là người
sẽ không gây phương hại đến các lợi ích của họ. Cả Putin vào năm 1999, cả
Medvedev vào năm 2008 là những người trẻ nhất trong số những người kế nhiệm
tiềm năng và không có hậu thuẫn về mặt nhân sự -tài chính quan trọng mà những
chính khách khác có thể phải lo sợ.
Phương án lựa chọn
Nếu giả định rằng Putin sẽ kết thúc nhiệm kỳ của mình trước thời hạn, phương án “chọn lựa người kế nhiệm” là có thể xảy ra nhất. Putin, cũng như Boris Yeltsin vào cuối những năm 90, có thể chịu nhưng thử thách thái độ trung thành và hiệu quả của các chính khách khác nhau, nhưng cuối cùng lựa chọn được người mà người đó sẽ đảm bảo hệ thống quyền lực hiện nay hành chức ổn định. Vì vậy, những tín hiệu mâu thuẫn xuất hiện trong chính sách đối ngoại của Nga không nên được hiểu như là một biểu hiện của cuộc đấu tranh phe phái vì quyền lực không kiểm soát được. Điều quan trọng nhất đối với giới thượng tầng hiện nay – bảo vệ tài sản của mình, và đối với họ, người kế nhiệm xuất sắc nhất của Putin sẽ là người có thể giữ vững sự cân bằng giữa các phe nhóm mạnh nhất.
Phương án lựa chọn
Nếu giả định rằng Putin sẽ kết thúc nhiệm kỳ của mình trước thời hạn, phương án “chọn lựa người kế nhiệm” là có thể xảy ra nhất. Putin, cũng như Boris Yeltsin vào cuối những năm 90, có thể chịu nhưng thử thách thái độ trung thành và hiệu quả của các chính khách khác nhau, nhưng cuối cùng lựa chọn được người mà người đó sẽ đảm bảo hệ thống quyền lực hiện nay hành chức ổn định. Vì vậy, những tín hiệu mâu thuẫn xuất hiện trong chính sách đối ngoại của Nga không nên được hiểu như là một biểu hiện của cuộc đấu tranh phe phái vì quyền lực không kiểm soát được. Điều quan trọng nhất đối với giới thượng tầng hiện nay – bảo vệ tài sản của mình, và đối với họ, người kế nhiệm xuất sắc nhất của Putin sẽ là người có thể giữ vững sự cân bằng giữa các phe nhóm mạnh nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét