Người Trung Quốc muốn xây dựng CNXH của Brezhnev trong một trăm năm
Китайцы хотят сто лет строить брежневский социализм
Nguồn: argumenti.ru
Kichbu
posted on 25.11.2012
Ngày 15 tháng Mười
một đại hội XVIII của đảng Cộng sản
Trung Quốc (CPC) kết thúc công việc của mình bằng việc cử hành trọng thể bài
"International". Không lâu trước ngày khai mạc, đại hội được tuyên bố
là đại hội lịch sử và không phụ lòng mong đợi của các chuyên gia và nhà phân
tích. Tại đại hội đã bầu thế hệ tiếp
theo của các nhà lãnh đạo Trung Quốc: tân tổng bí thư Tập Cận Bình lãnh đạo
đảng. Đồng thời, ông trở thành
người đứng đầu của Hội đồng quân sự trung ương. Bên cạnh Ủy ban thường
vụ Bộ chính trị, cơ quan này là cơ sở của quyền lực ở Trung Quốc.
Điều kỳ lạ rằng Hồ
Cẩm Đào về hưu rời bỏ cương vị tổng bí
thư đồng thời từ bỏ cả Hội đồng quân sự trung ương. Trước đó, những người tiền
nhiệm của ông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân, một thời gian ngắn (một hoặc
hai năm) vẫn lãnh đạo cơ quan quan trọng này. Như vậy, đồng chí Tập nhận được tất
cả quyền lực cùng một lúc, thậm chí không có một giai đoạn chuyển tiếp tối
thiểu.
"Người cầm
lái vĩ đại" mới ngay lập tức nắm dao đằng chuôi. Chụp ảnh trong bộ quân phục theo
phong cách của đồng chí Mao, ông kêu gọi người Trung Quốc chăm chỉ nghiên cứu và
tuân theo điều lệ của ĐCSTQ. Văn bản có dung lượng này ( dịch sang tiếng Nga -
gần 80 nghìn ký tự) tại đại hội đã được bổ sung và sửa đổi nom giống Điều lệ
của ĐCSLX đến cùng cực, nhưng mang đặc trưng Trung Quốc. Tập Cận Bình đã tuyên
bố điều lệ một cách hình ảnh là luật cơ bản đối với đảng và là bộ quy tắc ứng
xử, "không thể vẻ một vòng tròn và một hình vuông nếu thiếu com-pa và
thước e-ke".
Mặc dù có những
sửa đổi, mà chúng cho phép, theo lời của
tổng bí thư mới, "đi theo kịp với
thời đại", điều lệ như trước đây nhấn mạnh vai trò lãnh đạo và hướng dẫn
của tư tưởng Mao Trạch Đông. Tên của ông được đề cập trong các tài liệu thường
xuyên nhất - 12 lần: "Những người cộng sản Trung Quốc thông qua đại diện
chính đồng chí Mao Trạch Đông đã xây dựng tư tưởng Mao Trạch Đông". Và chủ
nghĩa Max-Lenin cũng không bị lãng quên - trong điều lệ về nó người ta nhắc lại
cũng 12 lần: "Trong hoạt động của mình, đảng Cộng sản Trung Quốc tuân theo
chủ nghĩa Max-Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông, học thuyết Đặng Tiểu Bình".
Học thuyết Đặng Tiểu Bình, tiện thể nói thêm, cũng được giữ lại trong đền thờ
của "vị thần Trung Quốc" - ông chỉ kém Mao một điểm- được nhắc 11 lần.
Tuy nhiên, trong
điều lệ của ĐCSTQ xây dựng chủ nghĩa xã hội được đề cập thường xuyên nhất - 33
lần. Rõ ràng, đến chủ nghĩa cộng sản (7 lần), đất nước Thiên tử còn xa. Tuy vậy,
chủ nghĩa xã hội Trung Quốc hiện vẫn còn lạc hậu so với "chủ nghĩa xã hội
phát triển của Liên Xô" được xây dựng Liên Xô đúng 30 năm trước đây bởi
"Leonhit Ilich quý mến". Giới chóp bu của đảng ở Pekin cho rằng "đất nước của họ hiện
đang và sẽ còn lâu dài ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn lịch sử
thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa tất yếu này ở một Trung Quốc lạc hậu
về kinh tế và văn hóa sẽ mất không ít hơn một trăm năm".
Rõ ràng là người Trung
Quốc, như thường lệ, sẽ không đi đâu mà vội vàng. Nhưng tại sao họ lầm lạc lâu
dài trên con đường lên chủ nghĩa xã hội và sau đó tiến tới chủ nghĩa cộng sản
như vậy? Câu trả lời là rất đơn giản - giới chóp bu của đất nước, cũng như ở
Liên Xô dưới thời L. Brezhnev, đã không còn tin vào tư tưởng của chủ nghĩa cộng
sản. Nhưng vì nỗi lo sợ bị mất quyền lực nên hiện tại không giám tuyên bố với
nhân dân về điều đó một cách trung thực. Vì vậy, tiến lên phía trước - vào một một tương lai tươi sáng.
Nhưng sẽ phải đi một thời gian rất và rất lâu dài. Và trong các kế hoạch của
Tập Cận Bình bao gồm tăng gấp đôi GDP trong 10 năm (chào nhé Putin) và xây dựng
một "xã hội khá giả".
Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, Trung Quốc đạt được nhiều điều. Vì vậy, cuối cùng có cơ hội thấy
đượcTrung Quốc thực sự xã hội chủ nghĩa như
thế nào . Nếu bạn sống đến đó.
---
Đọc thêm:
- 50
năm ‘Nạn Ðói Vĩ Ðại’ của Mao Trạch Ðông (Người Việt). – Trần Mạnh Hảo: Trung
Quốc vĩnh biệt Mác – Lê – Mao (Nguyễn Tường Thụy).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét