Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Những thế hệ bị đánh mất


Отец и сын


Những thế hệ bị đánh mất

Потерянные поколения





Jeffrey Sachs *
Nguồn: inosmi.ru
Kichbu posted on 04.11.2012
 

NEW YORK - Sự thành công kinh tế của một nước phụ thuộc vào giáo dục, kỹ năng và sức khỏe của  nhân dân. Nếu lực lượng thanh niên của nó khỏe mạnh và được giáo dục tốt, thì có thể tìm thấy một công việc sinh lời, đạt được sự tôn trọng và thành công trong việc thích nghi với những thay đổi trong thị trường lao động toàn cầu. Doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn nữa khi biết rằng những người lao động của nó sẽ là những người sản xuất có hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều xã hội trên khắp thế giới không thể giải quyết nhiệm vụ đảm bảo các yếu tố cơ bản sức khỏe và giáo dục tốt cho mỗi thế hệ  trẻ em.

Tại sao rất nhiều quốc gia không thể giải quyết được nhiệm vụ cung cấp giáo dục đầy đủ đến thế? Đơn giản chỉ một số quá nghèo và không thể tìm cho mình những trường học tốt. Đôi khi bản thân cha mẹ không được tiếp thụ giáo dục đầy đủ, vì thế họ không có khả năng giúp đỡ con em của họ sau khi học hết lớp 1-2 trường phổ thông, kết quả nạn mù chữ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tình hình càng khó khăn hơn trong gia đình đông con cái (nói là, 6-7 con), bởi vì cha mẹ ít  đầu tư vào sức khỏe, ăn uống và giáo dục cho mỗi con em mình.

Nhưng, ngay các nước giàu đang chịu thất bại này trong vấn đề này. Hoa Kỳ, chẳng hạn, nhẫn tâm làm cho con cái của những gia đình nghèo nhất phải gánh chịu. Những người nghèo sống ở các vùng nghèo với các trường học nghèo. Bố mẹ của những đứa trẻ này thường bị thất nghiệp, bệnh tật, ly dị, hoặc đang ở trong tù. Trẻ em rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói, tồn tại hàng thế hệ nay, mặc cho sự giàu có chung của xã hội. Trẻ em, lớn lên trong cảnh nghèo đói nghèo, rất thường trở thành những người nghèo và ngay cả khi trở thành người lớn.

Trong bộ phim tài liệu mới "Ngôi nhà mà tôi đang sống" ( "The House I Live") cho thấy rằng lịch sử của Mỹ thậm chí còn buồn thảm và nghiệt ngả hơn vì các chính sách tai hại của nó. Khoảng 40 năm trước đây, các chính trị gia Mỹ đã tuyên bố "cuộc chiến chống ma túy", rõ ràng là để chống lại việc sử dụng các loại thuốc như cocaine. Như bộ phim cho thấy rõ, cuộc chiến chống ma túy đã trở thành một cuộc chiến tranh với những người nghèo, đặc biệt, với các cộng đồng thiểu số nghèo đói.

Cuộc chiến chống ma túy đã dẫn đến tước đi sự tự do của hàng loạt những người trẻ tuổi trong số các dân tộc thiểu số. Ở Hoa Kỳ bây giờ  2,3 triệu người bị giam giữ trong bất kỳ thời điểm nào, hầu hết trong số họ - những người nghèo, những người đã bị bắt vì buôn bán ma túy từ sự nghiện ngập của mình. Kết quả là, Hoa Kỳ đạt vị trí đầu tiên trên thế giới về số lượng tù nhân - 743 người trên 100.000 dân!

Trong bộ phim cho thấy một thế giới kinh hoàng, trong đó đói nghèo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời cuộc "chiến tranh chống ma túy" tàn bạo, tốn tiền của và không hiệu quả chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này. Người nghèo, hầu hết trong số họ - người Mỹ da đen không thể tìm được việc làm hoặc trở về sau khi hết nghĩa vụ quân sự mà không có các kỹ năng làm việc hoặc các mối quan hệ để để kiếm việc làm. Họ rơi vào nghèo đói và bắt đầu sử dụng ma túy.

Thay vì nhận được trợ cấp xã hội và y tế, họ bị bắt và trở thành kẻ tội phạm. Kể từ thời gian đó, họ trở thành "khách hàng" thường xuyên của hệ thống nhà tù và có ít cơ hội để có được một công việc hợp pháp cho phép họ thoát khỏi đói nghèo. Con cái của họ lớn lên mà không có cha mẹ trong ngôi nhà - và không hy vọng và không nơi nương tựa. Trẻ em của những gia đình nghiện ngập thường tự trở thành con nghiện: họ cũng thường xuyên, kết quả là, rơi vào cảnh tù đày, hoặc bị hành hạ, hoặc cái chết sớm chờ đợi họ.

Điều kỳ quặc ở đây là (40 năm trước) Mỹ bỏ qua và tiếp tục bỏ qua những điều hiển nhiên quan trọng. Để phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo, đất nước cần đầu tư vào tương lai của con cái của họ, và không phải giam giữ  2,3 triệu người mỗi năm, nhiều người trong số họ bị kết án về tội phạm phi bạo lực, đó là triệu chứng của nghèo đói.

Nhiều chính trị gia ủng hộ nồng nhiệt của sự điên rồ này. Họ vui thú trên những nỗi sợ hãi của tầng lớp trung lưu, đặc biệt là sự sợ hãi của tầng lớp trung lưu trước các dân tộc thiểu số quốc gia để duy trì hướng sai lầm của nỗ lực xã hội và công quỹ.

Điều quan trọng ở đây như sau: các chính phủ đóng một vai trò duy nhất trong việc đảm bảo để tất cả các thành viên của thế hệ trẻ (trẻ em của người nghèo cũng như những người giàu có) có cơ hội. Đứa trẻ nghèo sẽ khó có thể thoát khỏi cảnh đói nghèo của cha mẹ chúng nếu thiếu các chương trình quốc gia mạnh mẽ và hiệu quả hỗ trợ chất lượng giáo dục cao, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng tốt.

Đây là một ý tưởng tuyệt vời của "dân chủ xã hội" - triết học, mà tiên phong là các nước Bắc Âu, nhưng cũng được áp dụng ở nhiều nước đang phát triển, chẳng hạn như ở Costa Rica. Ý tưởng là đơn giản và mạnh mẽ: tất cả mọi người xứng đáng được hưởng cơ hội, và xã hội phải giúp đỡ tất cả mọi người để thực hiện nó. Điều quan trọng nhất - giúp các gia đình để họ có thể nuôi nấng những đứa con mạnh khỏe, ăn uống đầy đủ và được giáo dục. Các khoản đầu tư xã hội có quy mô lớn, được cung cấp tài chính nhờ thuế cao hơn mà những người giàu, tiện thể nói thêm, phải trả, không quay lưng lại với họ.

Đây là phương pháp đấu tranh chủ yếu với việc chuyển giao đói nghèo giữa các thế hệ. Trẻ em nghèo ở Thụy Điển từ khi lọt lòng có những lợi thế. Bố mẹ của nó có kỳ nghỉ được đảm bảo liên quan đến sự ra đời của đứa bé (cả người mẹ cũng như cả người bố) để giúp họ có thể chăm sóc đứa bé tốt hơn. Sau đó chính phủ sau đó cung cấp những nhà trẻ và mẫu giáo chất lượng cao  và điều này cho phép người mẹ ( hiểu biết rằng con của mình đang ở một nơi an toàn) trở lại làm việc. Chính phủ đảm bảo cho tất cả trẻ em một chỗ trong các cơ sở trước tuổi đi học, để đến sáu tuổi trẻ em sẵn sàng cho học tập chính thức. Và một hệ thống y tế  thống nhất để đứa trẻ lớn lên khoẻ mạnh.

Như vậy, việc so sánh giữa Mỹ và Thụy Điển rất điển hình. Chúng tôi dẫn các dữ liệu so sánh và xác định của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế: mức độ nghèo ở Hoa Kỳ là 17,3%, đó là khoảng gấp hai lần mức độ đói nghèo ở Thụy Điển (8,4%). Còn tỷ lệ tù nhân ở Mỹ vượt quá chỉ số tương ứng của Thụy Điển (70 trên 100.000 dân số)  10 lần. Hoa Kỳ,  bình quân, giàu  hơn Thụy Điển, nhưng khoảng cách thu nhập giữa những người Mỹ giàu nhất và nghèo nhất là cao hơn nhiều so với ở Thụy Điển. Nhưng Hoa Kỳ, thay vì giúp đỡ người nghèo của mình, trừng phạt họ.

Một trong những hiện tượng gây sốc trong những năm gần đây là ở Mỹ mức độ giao động xã hội giữa các nước thu nhập cao gần như thấp nhất. Trẻ em sinh ra nghèo khổ, chắc chắn, sẽ trở thành người nghèo đói, và trẻ em sinh ra trong gia đình giàu có, chắc chắn, trở nên giàu có khi chúng lớn lên.

Sự phụ thuộc này giữa các thế hệ này dẫn đến mất mát rất lớn những tài năng con người. Mỹ sẽ phải trả giá cho điều này trong thời gian dài nếu  không thay đổi chính sách. Đầu tư vào trẻ em và thanh thiếu niên mang lại lợi tức cao nhất, mà bất kỳ một xã hội nào có thể nhận được - cả về kinh tế cũng như về con người.

---

* Jeffrey Sachs - Giám đốc Dự án Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc từ 2002 đến 2006, giáo sư tại Đại học Columbia và là giám đốc của Viện của Trái đất, cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon. Tác giả của nhiều  cuốn sách, trong đó "Chấm dứt  nghèo đói: khả năng kinh tế của thời đại chúng ta" và "Cộng đồng: Nền kinh tế cho một hành tinh đông đúc".



Bản gốc tiếng Anh xem  tại đây!




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter