Hoa Kỳ nói về tốc độ xây dựng "tấm
lá chắn hạt nhân" của Trung Quốc
США рассказали о темпах создания ядерного щита"
Китая
Nguồn: topwar.ru
Trung Quốc
trong hai năm tới sẽ trang bị cho hải quân các tàu ngầm chiến lược mang bị tên
lửa đạn đạo xuyên lục địa với đầu đạn hạt nhân. Theo hãng Reuters đưa tin, Ủy ban phân tích quan hệ Mỹ - Trung trong lĩnh vực
kinh tế và an ninh đã đi đến kết luận như vậy. Hiện nay, Trung Quốc là
nước duy nhất trong số các cường quốc hạt nhân "cũ", tích cực tăng cường
các vũ khí như vậy.
Các thành viên
"cũ" của câu lạc bộ hạt nhân, theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt
nhân năm 1968, bao gồm Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc. Các thành viên "không
chính danh" cũng được xem Pakistan,
Ấn Độ, Bắc Triều Tiên và Israel.
Trong bản sơ bộ của báo cáo của ủy ban được
chuẩn bị theo đặt hàng của Quốc hội Hoa Kỳ, nói rằng Trung Quốc là một mối đe
dọa nghiêm trọng đến cân bằng quân sự trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và
cũng có thể phá vỡ tính toàn vẹn tính toàn vẹn của chuỗi logistic quân sự của
Mỹ.
Theo đánh giá của Ủy
ban, sự xuất hiện của tàu ngầm Trung Quốc với các tên lửa hạt nhân sẽ có một
tác động đáng kể đối với khu vực Đông Á và thậm chí ngoài khu vực đó, và trở
thành nguyên nhân gây căng thẳng gia tăng giữa Pekin và Washington. Ngoài ra,
tăng cường tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc có thể khiêu khích Nga và Ấn Độ
tích cực gia tăng kho dự trữ vũ khí hạt nhân của mình. Pekin theo đuổi chiến lược thiết lập bộ ba
hạt nhân vững chắc: tên lửa đạn đạo căn cứ trên đất liền, trên biển và bom.
Mặc dù rằng Trung
Quốc là nước tham gia ký nhiều hiệp định quốc tế không phổ biến vũ khí hạt
nhân, đất nước này đã không ký kết Hiệp định hủy bỏ tên lửa tầm trung và tầm
ngắn năm 1987 và Hiệp định về các biện pháp cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công
chiến lượng năm 2010. Hai hiệp định này đã được ký chỉ giữa Nga và Mỹ, theo ý
kiến của ủy ban, là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ.
Trong kết luận, ủy ban khuyên chính phủ Hoa Kỳ không thực hiện cắt giảm kho vũ khí hạt nhân cho đến khi chưa biết đến các thông tin chính xác về số lượng đầu đạn hạt nhân được trang bị cho quân đội Trung Quốc. Theo dự kiến, phiên bản cuối cùng của báo cáo về sự phát triển "lá chắn hạt nhân" của Trung Quốc sẽ được ủy ban trình bày cho Quốc hội Hoa Kỳ vào trong những tuần tới.
Từ năm 2004, Trung
Quốc đã trang bị hai chiếc tàu ngầm hạt nhân - mang tên lửa đạn đạo kiểu
"Jin". Theo số liệu chính thức, Trung Quốc đang có kế hoạch trang bị
cho hải quân ít nhất năm tàu loại này.
Ủy ban của Mỹ cho rằng các tàu này chưa được thử nghiệm và không sẵn sàng chiến
đấu. Mỗi tàu ngầm có thể được trang bị 12 tên lửa đạn đạo JL-2. Trong các phiên
bản tiếp theo của project "Jin" - Loại 2 và 3 - số lượng các tên lửa
có thể được tăng lên đến 16, và 20-24 đơn vị tương ứng.
Tên lửa đạn đạo JL-2 được sản xuất tại Trung Quốc từ năm 2000. Về cấu trúc, chúng dựa trên cơ sở tên lửa đạn đạo DF-31 có căn cứ trên đất liền. JL-2 có ba phiên bản: JL-2, JL-2 Jia và JL-2 Yi. Chúng có khả năng tấn công các mục tiêu của đối phương ở khoảng cách là 7,4, 12, và 18 nghìn km và mang bốn, tám và mười đầu đạn hạt nhân công suất 250 kiloton mỗi đầu đạn tương ứng.
Tên lửa đạn đạo JL-2 được sản xuất tại Trung Quốc từ năm 2000. Về cấu trúc, chúng dựa trên cơ sở tên lửa đạn đạo DF-31 có căn cứ trên đất liền. JL-2 có ba phiên bản: JL-2, JL-2 Jia và JL-2 Yi. Chúng có khả năng tấn công các mục tiêu của đối phương ở khoảng cách là 7,4, 12, và 18 nghìn km và mang bốn, tám và mười đầu đạn hạt nhân công suất 250 kiloton mỗi đầu đạn tương ứng.
---
Đọc thêm:
- Tranh chấp biển đảo Trung Quốc – Nhật Bản: Nguy cơ chuyển từ võ mồm sang … võ khí! (Petrotimes).- Philippines chi 12,6 tỷ USD mua vũ khí Canada (TP).- Trung – Mỹ tranh giành quyền lực gay gắt ở Đông Nam Á (PL&XH). - Trung Quốc: Mỹ đang thể hiện “tinh thần Chiến tranh Lạnh” (GDVN). – Trung Quốc sắp có khả năng răn đe hạt nhân trên biển (RFI). – Truyền thông Trung Quốc quảng bá hậu cần, bếp núc trên TSB Liêu Ninh (GDVN). – Nhật và Mỹ sắp sửa đổi Hiệp ước an ninh chung (RFI).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét