Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Trung Quốc đã chú ý đến những sai lầm của Liên Xô thời Brezhnev, còn Nga - không



 Съезд компартии Китая. Фото с сайта zznews.cn

Trung Quốc đã chú ý đến những sai lầm của Liên Xô thời Brezhnev, còn Nga - không

Китай учел ошибки брежневского СССР, Россия - нет


Pavel Svyachenkov
Nguồn: km.ru


Tại Pekin  đại hội lần thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc, đảng lớn nhất trên thế giới, đã kết thúc. Các đại biểu đã bầu Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, và hôm nay bầu các cơ quan lãnh đạo, trước hết Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ. Và Ủy ban thường vụ sẽ lãnh đạo Trung Quốc.

Vấn đề ở chỗ rằng ở Trung Quốc giữ được hệ thống hai cấp của ban lãnh đạo cao nhất được Stalin áp dụng và tồn tại lâu dài ở Liên Xô. Stalin vào năm 1952 đề xuất thành lập Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương đảng CS Liên Xô, và bên trong Đoàn chủ tịch - cơ quan hẹp hơn, Bộ chính trị. Sự thật, Bộ chính trị đã tồn tại không lâu: ngay vào tháng Ba năm 1953, sau cái chết của "Lãnh tụ của các dân tộc", nó đã bị bãi bỏ. Trung Quốc đang sống trong khuôn khổ của mô hình này  trong nhiều thập kỷ.

Nhưng tôi muốn nói về vấn đề khác. Tại đại hội lần thứ 18 đã diễn ra sự thay đổi ban lãnh đạo đảng. Các cựu lãnh đạo, những người đã lãnh đạo CHND Trung Hoa trong mười năm qua, đang rời bỏ từ chức vụ của mình. Người kế nhiệm của Hồ Cẩm Đào trên cương vị  tổng bí thư, như nhiều người mong đợi, Tập Cận Bình. Nửa năm tới, kỳ họp của Quốc hội sẽ bầu Tập Cận Bình thêm vào chức chủ tịch CHND Trung Hoa và như vậy sẽ kết thúc quá trình  luân phiên quyền lực tối cao.

Như thế,  Hồ Cẩm Đào sẽ để lại tất cả các chức vụ cao nhất hiện đang giữ. Chuyện này dạy cho chúng ta điều gì? Đó là thậm chí ngay cả những người cộng sản Trung Quốc đã nhận được:  sự cần thiết luân phiên của quyền lực. Đặng Tiểu Bình đã rút ra nhiều kết luận từ sự sụp đổ của Liên Xô, mà nó xảy ra ở nhiều mặt  bởi vì Brezhnev và cộng sự của ông không rời bỏ các chức vụ cao nhất theo nhiệm kỳ đã định và trị vì cho đến khi chết và điều đó đã dẫn đến "kế hoạch năm năm tang lễ" nổi tiếng (1980-1985).

Đặng Tiểu Bình đã nghỉ hưu một cách thông minh. Ông rời bỏ chức vụ chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương vào năm 1990, vào năm 1992, ông ra khỏi Ủy ban thường vụ Bộ chính trị. Kết quả tạo một tiền lệ luân chuyển quyền lực một cách hòa bình. Nó được chuyển cho Giang Trạch Dân, người vào năm 1993 đã được bầu làm chủ tịch của CHND Trung Hoa, nhưng với điều kiện - sau 10 năm phải chuyển giao quyền lực cho Hồ Cẩm Đào. Điều này đã được thực hiện. Bây giờ đã đến lúc "chủ tịch Hồ" nhường lại chiếc ghế đã ngồi quen.

Trong chính trị học hiệu ứng tâm lý nổi tiếng từ lâu:  một chính khách có thể lãnh đạo hiệu quả, nhưng trong những năm cầm quyền làm cử tri của mình chán nản. Bình thường "thời hạn phù hợp" 8-12 năm, và sau đó nhà động nhà nước bị ung thối như đồ hộp quá đát.

Chính vì thế người Mỹ đã áp dụng truyền thống khôn ngoan - bầu tổng thống cho hai nhiệm kỳ theo bốn năm. Tổng thống đầu tiên đặt nền móng cho nó, George Washington. Người ta nói với ông, đừng lo lắng, thưa George kính mến, hãy cứ cai quản suốt đời. Hãy nhận  tước hoàng đế - hay đúng hơn, lối xưng hô "Kính thưa hoàng thượng"….Nhưng một Washington thông minh đã khước từ, cuối nhiệm kỳ thứ hai ông rời bỏ chức vụ cao nhất và tồn tại trong ký ức của hậu duệ như một con người với những phẩm chất đạo đức vô cùng cao cả.

Thật ra, Franklin Roosevelt đã phá vỡ quy tắc này và được bầu cử bốn lần, nhưng sau khi ông qua đời, trong Hiến pháp đã có những bổ sung hạn chế. Sau Harry Truman không có vị tổng thống nào có thể được bầu quá hai nhiệm kỳ cả về mặt  pháp lý.

Đây là một cơ chế rất thuận tiện. Obama, mặc dù vừa được tái cử, bắt đầu khêu gan nhiều người Mỹ, nhưng nổi loạn chống lại ông sẽ không xảy ra, bởi vì mọi người đều biết rằng vào ngày 20 tháng Một năm 2017 Obama sẽ ngồi lên máy bay trực thăng và vĩnh viễn rời bỏ Nhà Trắng. Trong bốn năm các kẻ thù của chính quyền sẽ phải chịu đựng thế nào đó, và sau đó sẽ có tổng thống mới. Người của đảng Dân chủ hay hoặc đảng Cộng hoà - nhưng là người mới.

Ở Pháp  tổng thống "chơi lâu" nhất là Mitterrand. Ông trị vì trong hai nhiệm kỳ bảy năm (1981-1995). Tuy nhiên, dưới thời người kế nhiệm của ông Jacques Chirac,  đã có những sửa đổi để giảm thời gian của nhiệm kỳ cầm quyền đến năm năm. Vì vậy, Chirac lãnh đạo từ 1995 đến 2007, hai năm ít hơn Mitterrand (nhiệm kỳ đầu tiên - 7 năm, và thứ hai là chỉ có năm năm). Thêm vào đó, hiện nay Hiến pháp của Pháp có hạn chế: không ai có thể được bầu làm tổng thống nhiều hơn hai lần. Nói cách khác, hiện tại tổng thống Francois Hollande phải nghỉ hưu không muộn hơn vào năm 2022.

Và tình hình ở tất cả các quốc gia, dân chủ và phi dân chủ, diễn ra như thế. Tất nhiên, có một ngoại lệ: các quân vương cai quản suốt đời. Thật ra, ở các nước dân chủ, nhà vua có thể có ảnh hưởng lớn, nhưng không phải cai quản tất cả: thủ tướng cai quản và chịu chi phối theo logis tôi đã mô tả ở trên.

Như vậy, Trung Quốc đã rút ra được những kết luận từ sự sụp đổ của Liên Xô. Vấn đề ở chỗ rằng Nga không rút ra được những bài học đó, và nhiều quốc gia hậu Xô viết - cũng thế. Ở Kazakhstan Nazarbayev lãnh đạo từ những năm 80s: đầu tiên là bí thư thứ nhất, sau đó là tổng thống. Và hiện không biết bao giờ ông kết thúc lãnh đạo. Tương tự như vậy, ở Uzbekistan, một Karimov không thay thế đang cai trị. Điều gì sẽ xảy ra khi những người này chết, hoặc ít nhất bắt đầu cảm thấy những vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe - không ai biết.

Ở Nga - tình hình tương tự. Vladimir Putin có thể cai trị cho đến năm 2024, khi ông chạm đến tuổi 72. Đồng thời, nếu tính từ năm 2000, về độ dài thời gian lãnh đạo ông vượt quá cả Brezhnev, người đã nắm quyền lực đến những 18 năm.

Điều này có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là, luôn luôn dưới sự trị vì của một lãnh đạo không thay đổi, chúng ta sẽ nói về  "sức khỏe". Đặc biệt, đã nói. Các báo phương Tây sẽ phân tích mỗi cái hắt hơi của tổng thống, và đất nước - chờ đợi xem điều này sẽ kết thúc như thế nào. Hoặc là nổi loạn.

Sự không thay đổi quyền lực là quan trọng cho dù bởi, rằng sức khỏe của một người sẽ không là một vấn đề của đất nước. Đặng Tiểu Bình đã về hưu, trao quyền lực cho người kế nhiệm. Cái chết của ông là một sự kiện đau thương, nhưng nó đã không kéo theo một cuộc khủng hoảng chính trị và sự sụp đổ của nhà nước. Còn ở ở Liên Xô, cái chết của Brezhnev - đã dẫn đến.

Reagan trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình đã bắt đầu rơi vào trạng thái suy nhược - chẳng hạn, ngủ thiếp đi tại các sự kiện. Trên bức ảnh vào tháng Một năm 1989, nơi Reagan đứng cùng với tổng thống tương lai Bush và tổng bí thư Liên Xô Gorbachev, thấy rõ rằng ông rất không hiểu ông đang ở đâu. Nhưng đối với Hoa Kỳ đó không phải là vấn đề: ngày 20 tháng Một, Bush-bố đã giữ chức vụ cao nhất.

Pushkin đã từng viết rằng Nga nên học hỏi từ Trung Quốc "vô minh trí tuệ của người lạ".  Sẽ tốt đẹp làm sao nếu chúng ta có thể đã áp dụng thêm cả khả năng biết thay đổi  elite chính trị, mà thời hạn thích hợp đang trôi qua, và sự mệt mỏi vì quyền lực đã thấy rõ. Ở  Trung Quốc, ở Mỹ ... vâng ở đó như thế - ở trên toàn thế giới.

Khác đi chúng ta lại một lần nữa phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân sự ở đỉnh cao của quyền lực mà nó đã xảy ra ngay lập tức sau cái chết của Brezhnev. Và, hoàn toàn có thể, sẽ phải đối mặt sớm hơn so với ai đó đã trù tính.



Đọc thêm:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter