Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Du lịch Campuchia để nghĩ về Việt Nam



Du lịch Campuchia để nghĩ về Việt Nam

Tác giả: KS Lê Ngọc Hồ
Nguồn: gocnhinalan.com
Kichbu posted on 21.11.2012


Kichbu: "Ngành Du lịch Việt nam không nên so sánh với Lào, hãy so sánh với Campuchia!"

Campuchia là quốc gia đang phát triển, có nền kinh tế, giáo dục, y tế… thua kém Việt Nam về nhiều mặt, nhiều loại hàng hóa Việt Nam đang có mặt ở thị trường Campuchia, đầu tư Việt Nam đã có mặt ở Campuchia nhiều năm trước, sinh viên Campuchia sang du học ở Việt Nam, nhiều người Campuchia sang Việt Nam chữa bệnh, viên chức, sĩ quan quân đội cảnh sát Campuchia sang tu nghiệp ở Việt Nam… Tuy nhiên có những điều rất đáng học tập về lòng tự trọng của con người và dân tộc được xem là có xuất phát điểm thấp hơn chúng ta rất nhiều về kinh tế, giáo dục, y tế…

Tham nhũng hối lộ là vấn đề chung của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, ở Campuchia cũng vậy, tham nhũng hối lộ chắc chắn diễn ra nhưng ở mức độ kín đáo, không “lồ lộ” ra bên ngoài và hình như khi đưa và nhận đồng tiền hối lộ, họ xấu hổ chứ không tự nhiên như ở xứ ta vì đó là đồng tiền “đen” (cách dùng từ của người bản xứ kể chuyện)!

Ở Việt Nam, có lẽ những viên chức Hải Quan cũng chỉ là nạn nhân hoặc vì họ đã mua chức vị nên phải “ăn lồ lộ” cho thật nhanh để bù lại cho khoản tiền đã đầu tư, hoặc họ cũng đang noi “theo gương” của quan chức cấp trên? Xã hội văn minh dựa trên nền tảng của: a) pháp luật, b) sự áp dụng và tuân thủ pháp luật nghiêm minh, c) sự bình đẳng trước pháp luật giữa thường dân và “người có thân, thế”, d) sự làm gương/mẫu mực của quan/viên chức nhà nước, e) nền giáo dục không có chổ cho sự dối trá… và xã hội chúng ta đang thiếu (hoặc chưa có) các yếu tố b,c,d,e.

Kampong Som là thành phố biển du lịch hiếm hoi của Campuchia, người nghèo cũng kinh doanh dịch vụ ở đây nhưng họ không tận thu du khách mà vui vẻ phục vụ bất kể du khách không ăn uống tiêu xài bất cứ gì ở lều quán của họ. Nếu so sánh với Vịnh Hạ Long, nếu bạn mua tour du thuyền quanh vịnh mà không sử dụng bất cứ dịch vụ thêm nào trên thuyền thì những người phục vụ chỉ muốn đuổi khéo bạn càng nhanh càng tốt! Thế mới thấy lòng tự trọng không phụ thuộc vào sự giàu nghèo của con người, quốc gia.

Có một người trong ngành du lịch đã nói, toilet là điểm yếu nhất chưa thể khắc phục được của ngành du lịch Việt Nam, riêng với tôi thì đó là một sự hổ thẹn nếu so sánh với du lịch Campuchia! Trong chuyến du lịch ở miền Bắc cùng năm 2012, phần lớn toilet ở các điểm tham quan đều đem lại cho khách du lịch một cảm giác kinh hoàng về khứu giác, xúc giác (đối với phụ nữ và những ai đại tiện) và thị giác, và hầu như nơi nào cũng thu tiền du khách từ 2-3000VND/lần!!!

Đến Siem Reap, tôi cũng đã vào thăm toilet trong khu chợ bán đồ lưu niệm, không có gì để chê trách, điều ấn tượng nhất là tấm bảng ghi dòng chữ “free for tourism”, khỏi nói là tôi mừng thế nào trước khi “xả bầu tâm sự” vì lúc đó trong túi không có tiền riel! Toilet trong khu vực Ankorwat cũng miễn phí cho khách du lịch đã mua vé. Phần lớn các trạm xăng ở Việt Nam không chú trọng đến toilet hoặc nếu có thì đều gây ra cảm giác kinh hoàng về khứu giác và thị giác! Ngược lại, phần lớn các trạm xăng ở Campuchia kết hợp với siêu thị mini, có thể thêm nhà hàng nên toilet được chú trọng. Ngày xưa ông bà ta dùng khái niệm “cầu tiêu”, “nhà xí” nên việc xây dựng bảo dưỡng toilet không được chú trọng, hoặc ngày nay xã hội ta có quá nhiều vấn đề cần giải quyết cho nên rest room/toilet vẫn cứ mãi là “cầu tiêu”, “nhà xí”?

Ở Angkorwat, hàng quán được phân khu ngăn nắp trật tự, trẻ em bán hàng rong cũng chỉ hoạt động trong khu vực này, khi chúng tôi đến mua hàng, trẻ em bán hàng rong đến mời chào và sau hai lần khách hàng từ chối, chúng thôi không đi theo nữa. Xe cut kit (xe gắn máy kéo theo thùng xe 4 chổ) cũng tập trung trong một khu vuc nhất định và hoàn toàn không có chuyện chèo kéo chạy theo khách du lịch gây náo loạn, giựt đồ móc túi như ở xứ ta!

Các quán ăn, hàng quán ở Campuchia không thuê thanh niên làm cò mồi chèo kéo khách du lịch đến hàng quán của mình, khách dừng ở quán nào thì thoải mái đi vào mua sắm. Quán ăn nào cũng có thanh niên giữ xe, giúp đậu xe nhưng tuyệt nhiên không chủ động lấy tiền giữ xe, việc bồi dưỡng là do lòng hảo tâm của khách. Ở các hàng quán ở Campuchia, nếu sau khi trả giá bạn không muốn mua thì cứ vui vẻ rút lui, không lo bị chửi rủa sau lưng. Hãy so sánh từng điều trên với hiện trạng xã hội chúng ta thì mới thấy hổ thẹn làm sao, càng hổ thẹn với câu khẩu hiệu “phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” được treo đầy đường và được các quan chức phát biểu liên tục mỗi khi có hội nghị về văn hóa, du lịch!

Hiện nay lòng tin và sự tín nhiệm là một điều gì đó khá xa xỉ ở Việt Nam, một gian hàng bán gà chưng một con gà ta còn sống đứng trong lòng, kế bên là tấm bảng quảng cáo:”bán gà ta 100% làm tại chổ cho xem”, thế mà vẫn có người không tin đó là gà ta! Hay bảng quáng cáo thường thấy khác:”bảo đảm cân đủ”, một hành vi đạo đức cơ bản như vậy mà cũng phải quảng cáo để thu hút khách, nhưng cũng chẳng mấy ai tin! Và tôi không thấy những bảng quảng cáo như trên không xuất hiện trên suốt đoạn đường 1700km tôi đã đi qua ở Campuchia.

Xã hội ta có quá nhiều khẩu hiệu rất hay treo đầy đường: “xây dựng xã hội văn minh hiện đại”, “phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, “khu phố văn hóa”, “xây dựng nếp sống văn minh”, “hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em” v.v… nhưng thực tế đi ngược lại nội dung trong các câu khẩu hiệu này. Nên chăng dẹp bỏ hết các khẩu hiệu hoa mỹ để không tạo mâu thuẫn với thực trạng xã hội cũng là một cách xây dựng lại niềm tin trong lòng dân? Bệnh mê thành tích của các quan/viên chức cũng là một nguyên nhân gây xói mòn niềm tin, vì “nói không đi đôi với làm”, tạo thành những tấm gương xấu và thường dân cứ thế mà “bắt chước nói dóc” theo.

 

Ở Campuchia xe chở ba người và không đội mũ bảo hiểm không bị phạt, nhưng ai đã đội mũ bảo hiểm thì là mũ bảo hiểm thật, không phải là loại “mũ bảo hiểm giả cầy” như xứ ta 

Trong suốt khoảng 1700km đường bộ ở Campuchia tôi không thấy bất kỳ tai nạn giao thông nào. Xe chở khách đường dài ở Campuchia phổ biến là loại van, chất đầy người, mở luôn cửa hậu phía sau để chở đồ, trông qua thì rất mất an toàn nhưng kỳ thật tôi chưa thấy tai nạn, thực tế tài xế chạy chậm và không vượt mặt. Đường xa lộ ở Campuchia hẹp, không có dãy ngăn cách, có bảng hạn chế tốc độ nhưng không có cảnh CSGT đứng bắn tốc độ hay chặn xe đòi hối lộ (xin lỗi chắc họ ăn hối lộ bằng cách khác kín đáo hơn chăng?), và cũng không có bảng thông báo “đoạn đường này thường xuyên tổ chức bắn tốc độ” như ở xứ ta! Một điều rất đặc biệt là gần như các loại xe máy di chuyển trên xa lộ đều chạy với tốc độ khoảng trên dưới 40km/h và chạy sát lề phải, còn xe đạp hoặc học sinh thì đi sát trong cùng, không đi hàng 2,3, do đó tạo một không gian rất lớn trên đường, giúp tài xế ô tô, xe tải “nhẹ đầu” trong việc điều khiển xe, và đây có lẽ là một trong những nguyên nhân giảm thiểu tai nạn giao thông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter