Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Những vấn đề của Mỹ với Trung Quốc



 


Những vấn đề của Mỹ với Trung Quốc

Проблемы Америки с Китаем

25/11/2012

Harold Brown

Nguồn: inosmi.ru
Kichbu posted on 26.11.2012

 This illustration is by Paul Lachine and comes from <a href="http://www.newsart.com">NewsArt.com</a>, and is the property of the NewsArt organization and of its artist. Reproducing this image is a violation of copyright law.

WASHINGTON - Tập Cận Bình, tân chủ tịch của Trung Quốc, đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên của mình đến Hoa Kỳ vào tháng Năm năm 1980. Ông là một sĩ quan trẻ 27 tuổi hộ tống Geng Biao, đồng thời là phó thủ tướng và quan chức quân sự hàng đầu ở Trung Quốc. Geng đã tiếp tôi vào tháng Một cũng vào năm đó, khi tôi là Bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm Trung Quốc, và hoạt động với tư cách là trung gian của tổng thống Jimmy Carter.

Người Mỹ lúc bấy giờ có ít lý do để đánh giá Tập, nhưng cấp trên của ông rõ ràng đã nhìn thấy tiềm năng của ông. Trong 32 năm tiếp theo, vị trí của Tập đã phát triển cùng với sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Sự thăng tiến của ông đến đỉnh cao của quyền lực đánh dấu sự nghỉ hưu của thế hệ các nhà lãnh đạo cuối cùng được bổ nhiệm bởi Đặng Tiểu Bình (mặc dù họ vẫn giữ được ảnh hưởng của mình).

Mặc dù Trung Quốc có trọng lượng lớn trong các vấn đề thế giới, Tập phải đối mặt với sự căng thẳng nội bộ đang làm cho Trung Quốc ngày càng mỏng manh hơn chúng ta từng nghĩ về nó. Mô hình định hướng xuất khẩu của nền kinh tế Trung Quốc đã đạt đến giới hạn của mình, và việc chuyển đến thúc đẩy tiêu dùng trong nước, kích thích cọ xát nội bộ. Việc loại trừ các cuộc nổi loạn bằng con đường đàn áp hiện nay phức tạp hơn trong quá khứ, theo mức độ quá trình đô thị hóa, các cuộc cải cách kinh tế và những thay đổi xã hội đang diễn ra ở một đất nước 1,3 tỷ người nhanh chóng như thế nào. Xung đột sắc tộc ở vùng sâu vùng xa cũng sẽ là một thách thức đối với sự kiểm soát chính trị của Tập.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc còn là một nguyên nhân cho mối quan ngại - đặc biệt là đối với Hoa Kỳ. Lịch sử dạy chúng ta rằng các cường quốc đang lên tất yếu cạnh tranh với các cường quốc hàng đầu hiện nay và cuộc xung đột này thường dẫn đến chiến tranh.

Hiện nay, sự mất cân bằng thương mại song phương lớn làm trầm trọng thêm căng thẳng Mỹ-Trung mà có thể làm suy giảm một cách an toàn, chỉ cần thay đổi hành vi của cả hai phía - hoặc, không an toàn,  thông qua điều chỉnh nguy hiểm do khủng hoảng điều khiển.

Trước hết, những tham vọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc - đặc biệt là ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu) và liên quan đến biên giới với Ấn Độ  - và những nỗ lực của nó mở rộng ảnh hưởng của mình ở các nước láng giềng sẽ buộc Hoa Kỳ tìm con đường tối ưu giữa giữa hai sự rủi ro toàn diện. Thứ nhất, sự đối kháng có thể xảy ra trực tiếp hoặc Hoa Kỳ bị lôi kéo vào các cuộc xung đột giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.


Một rủi ro khác nằm ở chỗ rằng Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines, Thái Lan hoặc Myanmar có thể rơi vào quỹ đạo chiến lược của Trung Quốc. Nhiều nước trong số những  quốc gia này sẽ xem Hoa Kỳ như là một đối trọng chiến lược với Trung Quốc, nếu nó cố gắng khẳng định sự thống trị của mình trong khu vực. Nhưng một số có thể kết luận rằng an toàn hơn cả là giữ  gần gũi với Trung Quốc hơn là tránh xa nó, bởi vì nền kinh tế của họ quá phụ thuộc vào thương mại của Trung Quốc.


Như những sự kiện gần đây ở Biển Đông và Nam Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc đôi khi thực hiện các mưu đồ tác động bằng sức mạnh đối với các nước láng giềng của mình. Hoa Kỳ buộc sẽ bảo vệ các đồng minh và lợi ích của mình, đánh bật đối thủ, nhưng bằng các hành động được modul hóa để hạn chế sự lo ngại của Trung Quốc.

Một trong những biện pháp thực hiện điều này nằm ở nhận thức những động cơ của Trung Quốc. Mong muốn của Trung Quốc vươn tới sự thống trị chính trị và kinh tế ở Đông Á và tăng cường khả năng quân sự của nó là không thể tránh khỏi. Nhưng thế giới có thể tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ mạnh mẽ hơn, giàu có hơn và ảnh hưởng nhiều hơn trong các vấn đề quốc tế so với Trung Quốc, và thậm chí cả vào năm 2030. Đây là lập luận chống lại phản ứng quá thái của Mỹ hiện có thể gây nên một loại xoắn ốc đi xuống trong các quan hệ song phương như từng đã xảy ra giữa Anh và Đức trước những đụng độ của nửa đầu của thế kỷ 20.

Có lẽ cách tốt nhất để tránh đối đầu là hợp tác về các mối đe dọa chung bên ngoài, chẳng hạn như, phổ biến vũ khí hạt nhân, biến đổi khí hậu toàn cầu, và chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Nhưng thành tựu của năm 2030 mà không có một cuộc đối đầu nghiêm trọng sẽ là một thành tựu lớn. Trong khi Hoa Kỳ sẽ giữ được địa vị thống lĩnh về sức mạnh quân sự, ít nhất cho đến 15-20 năm nữa, cuộc chiến tranh không đối xứng có thể làm suy yếu ưu thế của Hoa Kỳ, nếu Trung Quốc sẽ tham gia các cuộc tấn công điện tử chống các hệ thống điện tử và vệ tinh của Mỹ, cùng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng.

Để đối phó với những khả năng của Trung Quốc đưa đến các đầu đạn ở khoảng cách hàng trăm km cách xa biên giới của mình, Hoa Kỳ (như tôi nói trong suốt 25 năm qua) cần chế tạo máy bay ném bom tầm xa có khả năng xuyên qua các hệ thống bảo vệ phức tạp và mang đến hỏa lực to lớn. Tùy theo mức độ các lợi ích an ninh của Hoa Kỳ chuyển sang Thái Bình Dương như thế nào, người Mỹ tính toán đến những căn cứ tiền tiêu trên mặt đất dễ bị tổn thương và hạm đội tàu sân bay không quân chiến thuật của hải quân có bán kính chiến đấu từ 300-500 dặm (482-805 km). Tuy nhiên, máy bay ném bom tầm xa về kinh tế sẽ hiệu quả hơn so các máy bay hoạt động bên ngoài khu vực phòng thủ tên lửa với tên lửa hành trình, và, khác với các máy bay ném bom chiến thuật tầm ngắn, các căn cứ của nó không thể bị tổn thương đối với các cuộc tấn công.

Tuy nhiên, thách thức quan trọng nhất đối với Mỹ ngay bây giờ là đưa nền kinh tế Mỹ và quản lý nó đi vào trật tự. Tôi cho rằng Mỹ sẽ làm được điều đó. Tuy nhiên, cho đến nay khi điều đó còn chưa xảy ra, bằng cách như vậy, tạo cho tổng thống Barack Obama một cơ sở vững chắc để lôi kéo Tập vào các vấn đề đòi hỏi sự anh minh quốc gia quốc tế, những khả năng xuất hiện các vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển.


Harold Brown - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, thành viên của Hội đồng tư vấn về chính sách quốc phòng trực thuộc bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta. Ông là  ngườibảo trợ danh dự của Rand Corporation  và tác giả với sự tham gia của Joyce Winslow của các cuốn sách "Những bài học của sáu mươi năm đảm bảo an ninh của Hoa Kỳ" (Star Spangled Security, Lessons Learned Over Six Decades Safeguarding America).


---
Đọc thêm:


8 nhận xét:

  1. Bản dịch chưa được biên tập. Các bạn đọc tham khảo..:)

    Trả lờiXóa
  2. Kickbu! sao ko chỉnh lại mà để cả gần 200 ô vuông trang nổi lên thế.
    Trông hoa cả mắt đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kichbu đang lúng túng với nó đơi Huhu..:)

      Xóa
    2. Lỗi này do Admin không để ý..:)

      Xóa
    3. Nếu ko ngại hoặc phiền hà gì thì để BT chỉnh lại cho

      Xóa
    4. Không có PW bác chỉnh thế nào..:)

      Xóa
    5. Dĩ nhiên là phải có pw mới vào chỉnh được.

      Xóa

Steps


Flag Counter