Trung Quốc cần Vịnh Aden để làm gì?
Зачем Китаю Аденский залив?
Catherina Zubritskaya
Nguồn: mir-politika.ru
Kichbu posted on 12.11.2012
Xem thêm:
Trung Quốc là cường quốc lục địa khổng
lồ, nhưng nó cũng quản lý một bờ biển dài trải dài hơn 18 nghìn km, diện tích
vùng biển của đất nước là khoảng 3 triệu km2. Mặc dù vậy, cách đây không lâu, trọng tâm chú
ý của Trung Quốc chỉ hướng vào trong nước.
Lý do của điều này
ở chỗ, theo truyền thống, mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc không xuất
phát từ biển mà từ đất liền: từ phía các đối thủ cạnh tranh trong
nước và người dân du mục. Vị trí địa lý của Trung Quốc đã dẫn đến xuất
hiện một nền kinh tế nông nghiệp khép kín, với một cấu trúc phân cấp quyền lực
mạnh mẽ. Trong lịch sử, phần lớn thương mại của Trung Quốc với thế giới bên
ngoài được thực hiện bởi đường trên bộ hoặc thậm chí trên biển, nhưng với sự
giúp đỡ của các thương nhân Ả Rập và nước ngoài khác.
Theo báo cáo của
cơ quan phân tích "Stratfor" của Mỹ, "Trung Quốc quyết định tập
trung vào sự ổn định của biên giới đất liền của mình, chứ không phải những lợi
ích tiềm năng mà thương mại trên biển và các nghiên cứu hứa hẹn".
Trong suốt nhiều
thế kỷ, chính sách tập trung này trên đất liền là điển hình của Trung Quốc và
nhà nước mới - CHND Trung Hoa. Dưới thời Mao Trạch Đông, trọng tâm chú ý của
Trung Quốc vẫn còn tập trung vào các vấn đề trong nước, sự yếu kém của Hải quân Trung Quốc là yếu tố kìm hãm chủ yếu để khai thác các
vùng biển, và do đó các như cầu biển của Trung Quốc là không
xác định được. Sự phát triển hải quân của Trung Quốc tiếp tục mang tính phòng
thủ, tập trung vào việc bảo vệ bờ biển của họ chống xâm lược. Đặng Tiểu Bình mong
muốn phát triển kinh tế các cùng ven biển Đông Trung Quốc và Nam-Trung Quốc (Biển
Đông-Việt Nam).
Chi phi quân sự của Trung Quốc như trước tập trung vào quân đội, còn hải quân
được giao vai trò chủ yếu phòng thủ. Phần lớn các nguyên tắc chính sách của Đặng
Tiểu Bình là chủ đạo trong hai thập kỷ gần đây. Nguyên tắc cơ bản được tiến
hành bởi Trung Quốc vẫn còn là chiến
lược tránh đối đầu trực tiếp. Hải quân Trung Quốc không có khả năng thách thức vai
trò chiếm ưu thế trên biển của Mỹ, ngoài ra, Trung Quốc cho thấy không có mong
muốn mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực bằng vũ lực: công cụ ưu tiên cho hiện
thực hóa các kế hoạch của mình đối với Trung Quốc luôn luôn là kinh tế.
Từ những năm 1990s,
với việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với các nước khác đã
bắt đầu xảy ra việc xem xét lại
chính sách này. Để đảm bảo cho các lợi ích kinh tế của mình và
tăng cường ảnh hưởng, Trung Quốc đã bắt đầu cần thiết đưa các chiến lược hải
quân tích cực đi vào cuộc sống. Sự cần thiết
bảo vệ hiệu quả các lợi ích kinh tế của mình đã buộc Trung Quốc hiện đại
hóa Quân đội Giải phóng Trung Hoa. Các
nhà quan sát quân sự thống nhất ý kiến rằng 10 năm qua đã trở thành thế kỷ
hoàng kim cho việc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Trong năm 2012, ngân sách
quốc phòng của Trung Quốc tăng 11,2% và
đạt 670,274 tỷ nhân dân tệ /USD 106,4 tỷ. Ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh
chóng đã cho phép Pekin
đầu tư nhất quán và liên tục vào nghiên cứu và chế tạo trong lĩnh vực vũ khí.
Kết quả của nhiều
năm nỗ lực trong lĩnh vực quân sự của Bắc Kinh là việc triển khai các
loại vũ khí mới, bao gồm cả tên lửa đạn đạo, tàu ngầm, máy bay tiêm
kích thế hệ mới và tàu sân bay. Triển khai tiềm năng hải quân của Trung Quốc
hiện tại chủ yếu trong hai khu vực: ở biển Nam- Trung Hoa (biển Đông), mà nó
trong những năm gần đây đã trở thành một trong điểm thường xuyên bất ổn định
trong khu vực Đông Á, và ở Vịnh Aden
không xa bờ biển Somalia, nơi tàu bè
Trung Quốc tham gia một phần trong việc hộ tống quốc tế các tàu thương
mại.
Somalia nằm không
xa tuyến đường thương mại hàng hải lớn thứ hai về mật độ tàu thuyền trên
thế giới, theo đó hàng năm lên đến 23 nghìn tàu, bao gồm 7% tàu chở
dầu và 26% tất cả tàu vận chuyển container đi qua. Sự hiện diện của lực lượng
quốc tế trong khu vực trong những năm gần đây tất nhiên rất quan trọng: ở đây
có đến 40 tàu hải quân của ít nhất 20
quốc gia hoạt động. Hoạt động điều phối quốc tế chống hải tặc đã trở thành hiện
tượng rất đáng chú ý của thế giới hiện đại, bởi vì tàu thuyền của các nước tham
gia vào đây. Hải quân của các nước trong những điều kiện bình thường rất hiếm
khi hợp tác với nhau, bao gồm của cả Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Iran, Pakistan,
Ấn Độ và Hoa Kỳ. Theo đại diện của Bộ Quốc phòng CHND Trung Hoa Geng Yanshen
gần đây cho biết, kể từ tháng Mười hai năm 2008, Trung Quốc hộ tống tổng cộng
4734 tàu ở Vịnh Aden và vùng biển ngoài khơi bờ biển Somalia. Theo lời của Geng
Yanshen, Trung Quốc đã phái tổng cộng 31 tàu quân sự để hộ tống tàu trong khu
vực. Đồng thời, các chuyên gia Trung Quốc tích cực nhấn mạnh rằng Trung Quốc
tham gia trong các đoàn tàu hộ tống trong bất luận trường hợp nào không nên xem
như là ví dụ xa rời chính sách phòng thủ. Như các nhân vật chính thức đã tích
cực tuyên bố rằng Trung Quốc không có ý định thiết lập căn cứ hải quân bên
ngoài lãnh thổ của mình. Mặc dù cuối năm 2011 đã xuất hiện thông tin rằng các tàu
của Hải quân CHND Trung Hoa thực hiện sứ mệnh bảo vệ vận chuyển quốc tế chống
cướp biển ở Vịnh Aden, sẽ yêu cầu Seychelles và các quốc gia khác được ghé vào
các cảng của họ để tiếp nhiên liệu và bổ sung các nguồn dự trữ và sửa chữa, các
chuyên gia quân sự của Trung Quốc nhấn mạnh rằng hành động này "trong bất
kỳ trường hợp nào không có nghĩa rằng Hải quân của CHND Trung Hoa có ý định xây
dựng tại các vị trí này các căn cứ quân sự".
Lần mới đây, vào
tháng Chín, bản thân bộ trưởng Bộ Quốc phòng CHND Trung Hoa Liang Guanglie đã
bác bỏ khả năng xây dựng các căn cứ hải quân: "Ngay từ đầu thực hiện sứ
mệnh của mình hộ tống tàu ở Vịnh Aden và ngoài khơi Somalia vào cuối năm 2008, Hải
quân Trung Quốc đã tiến hành cung cấp hậu cần từ cảng Djibouti , Oman và Yemen.
Theo sự cần thiết cho các tàu hộ tống, chúng tôi, có thể, sẽ xem xét vấn đề về
nguồn cung cấp hậu cần kỹ thuật hoặc neo đậu một thời gian ngắn tại các cảng tương
ứng của các nước khác. Tuy vậy, việc cung cấp hậu cần không có liên quan nào đến
việc thành lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài".
Tuy nhiên, thậm
chí nếu tránh vấn đề xây dựng căn cứ hải quân, điều đáng chú ý là tại Vịnh
Aden, Trung Quốc duy trì một đoàn tàu
chiến đủ mạnh mẽ. Nhớ lại rằng Hải quân CHND Trung Hoa đã
phái đến vùng Vịnh Aden và vùng lãnh hải của Somalia 31chiếc tàu. Trong đội hình
hải quân trở về Trung Quốc vào tháng Chín, bao gồm khu trục tên lửa "Thanh
Đảo", một chiến hạm tên lửa "Yên Đài" và tàu hỗ trợ
"Veyshanhu". Các chuyên gia đưa ra ý kiến xác đáng rằng việc tăng
cường đội tàu chiến của Hải quân CHND Trung Hoa tại Vịnh Aden theo đuổi những
mục đích chiến lược quy mô lớn hơn là chỉ đơn thuần thực hiện các nghị quyết
của Liên Hiệp Quốc về đảm bảo an ninh hàng hải, rằng như vậy Hải quân CHND
Trung Hoa có được kinh nghiệm mới trong việc tổ chức và tiến hành các hoạt động
hàng hải chiến lược cách xa các cơ sở hậu cần.
Việc đảm bảo các
lợi ích kinh tế của riêng mình là nguyên nhân khác, có thể, quan trọng hơn.
Trung Quốc là đối thủ chính yếu trong việc thực hiện một loạt các dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng ở Châu Phi. Theo
các thông tin của hãng Tân Hoa Xã của Trung Quốc, thương mại hai chiều giữa
Trung Quốc và châu Phi tăng từ 5 tỷ USD trong năm 1995 đến 150 tỷ USD trong năm
2010 và đạt mức cao kỷ lục 166 tỷ USD trong năm 2011. Tổng vốn đầu tư của CHND
Trung Hoa tại châu Phi đã vượt quá 40 tỷ USD, trong đó 14,7 tỷ USD đầu tư trực tiếp. Trong năm 2011, Trung Quốc
đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất ở châu Phi, và châu Phi đứng thứ tư
trong danh sách các đối tượng chính đầu tư của Trung Quốc. Trung Quốc hỗ trợ
châu Phi xây dựng trường học, bệnh viện, đường giao thông, cũng như đào tạo của
các chuyên gia địa phương và trong nhiều lĩnh vực khác.
Không nên quên
rằng những lợi ích thực dụng - đảm bảo
an ninh của các tuyến đường thương mại - có thể đưa đất nước
tiến xa hơn nhiều so với những kế hoạch ban đầu. Chính những lợi ích thương mại
đã biến Vương quốc Anh vào thời của mình không đơn giản trở thành cường quốc
biển lớn, mà là "chúa tể của biển". Ngay từ thế kỷ 16 Vương quốc Anh
như một quốc gia biển chưa vươn ra ngoài phạm vi tây-bắc châu Âu. Tuy nhiên, ngay
trong thế kỷ 17, sự hiện diện của tàu thuyền của Anh từ miền bắc nước Nga đến
Địa Trung Hải, và ở một số vùng riêng lẻ của Mỹ, châu Phi và châu Á, đã trở
thành khá phổ biến. Thông qua lăng kính này có thể xem các sự kiện Vịnh Aden: để
có được kinh nghiệm tiến hành các hoạt động xa bờ biển của mình, thử nghiệm các
đơn vị vũ khí mới của Hải quân, bảo vệ các lợi ích của mình ngày càng tăng ở châu Phi,
Trung Quốc, có thể, đang ở trên con đường, mà trong tương lai sẽ buộc nó xem
xét lại từng phần chiến lược hàng hải của mình và chuyển sang từ các chiến lược phòng thủ thuần
túy sang những hành động lượng ngắm tích
cực hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét