Các nhà bảo thủ già nua thống lĩnh trong ban lãnh đạo của CHND Trung Hoa
В руководстве КНР доминируют старые консерваторы
Nguồn: ntdtv.ru
Kichbu posted on 20.11.2012
Mặc cho những lời hứa của mình tiến hành cải cách và giải quyết tham nhũng, tân lãnh đạo của Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng tương lai Lý Khắc Cường chưa chắc có thể thực hiện được điều này - các nhà chính trị học tin tưởng. Bốn trong số bảy thành viên mới của Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc - nổi tiếng là những nhà bảo thủ.
Nhớ lại, thành phần ban lãnh đạo đảng mới cho 10 năm tiếp theo tại Trung Quốc đã được công bố tuần trước. Tham gia vào cơ quan lãnh đạo quan trọng nhất của đảng, Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị, ngoại trừ Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường,
còn có năm quan chức hơn 60
tuổi. Như
được
biết, bốn người họ là bạn chiến đấu trung thành của nguyên tổng bí thư Giang Trạch Dân và cho thấy sự không mong muốn chế
độ độc quyền của Đảng Cộng sản độc tài.
Lee Shantszyan bình luận chính trị
"Vấn đề chính trị trong nội bộ Đảng Cộng sản không thể được giải quyết bằng một hoặc hai người. Vấn đề liên quan đến thực tế rằng bản thân hệ thống tồi tệ… Bởi vậy, trong khuôn khổ của hệ thống này, nếu ai đó muốn Trung Quốc trở nên cởi mở, thì nó sẽ không đạt được bất cứ điều gì. Điều này có nghĩa rằng hệ thống sẽ tiếp tục là như vậy cho đến khi nó hoàn toàn chưa sụp đổ" .
Nhà chính trị học Man Yuanpey cũng cho rằng ở Trung Quốc bản thân hệ thống chính trị sẽ không bao giờ cho phép tiến hành những cuộc cải.
Man Yuanpey, nhà chính trị học
"Chính trị ở Trung Quốc trải qua những thời kỳ rất ảm đạm. Các quan chức đang lão hóa bổ nhiệm những người mới, và ra đi họ chọ cho mình những người kế vị. Trong khuôn khổ của hệ thống này, bởi vì nó bảo thủ, họ không muốn những thay đổi. Được lựa chọn sẽ là người bảo vệ sự cai trị độc tài. Những người cho dù ít nhiều cở mở hơn, hoặc có điểm riêng của mình, sẽ được loại bỏ. Vì vậy, tình hình bây giờ là vô vọng. "
Trong những năm 80s của thế kỷ trước, cựu lãnh đạo đảng cộng sản Đặng Tiểu Bình bắt đầu chính sách cải cách và mở cửa. Tuy nhiên, vào năm
1989, nhân dân yêu cầu những cải cách chính trị to lớn,
Đặng đã ra lệnh đàn áp các cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn bằng xe tăng. Còn các quan chức người ủng hộ những đòi hỏi của nhân dân, như cựu thủ tướng Triệu Tử Dương, trở thành những người phát vãng.
Trong mười năm trở lại đây, thủ tướng chính phủ
Ôn Gia Bảo
đang chuẩn bị bải nhiệm cũng chủ trương cải cách – trong bối cảnh chế độ cộng sản phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị. Tuy nhiên, vẫn không có những biến đổi nào xảy ra. Hơn nữa,
theo ghi nhận của các nhà bình luận, tình hình đang trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét