Lời nói suông không lọt được tai dân!
Thứ Sáu, 16/11/2012 – 07:45Lê Chân Nhân
Nguồn: anhbasam.wordpress.com và dantri.com.vn
Kichbu posted on 16.11.2012
Bài liên quan:
(Dân trí) – Lời nói không đi đôi với
việc làm không có cơ hội để tồn tại. Hãy hành động và tạo ra giá trị. Người làm
lãnh đạo chỉ thực sự có giá trị khi chính họ tạo ra được giá trị cho đất nước.
Chí ít, hành động từ chức cũng là một giá trị.
Người
dân quan tâm theo dõi kỳ họp của Quốc hội, đặt biệt là những phiên chất vấn,
chứng tỏ chất lượng của dân trí và nhận thức về dân chủ ngày càng cao. Không
khí chính trị của đất nước thực sự lành mạnh một khi có sự tham gia một cách tự
giác và tự do của dân chúng. Sự tham gia đó được thể hiện bằng cách thông qua
đại diện của dân trước nghị trường và đặc biệt là ý kiến đóng góp, phản biện
của dân thông qua dư luận, báo chí.
Đại
biểu Dương Trung Quốc đặt ra một vấn đề dân rất ưng bụng, đó là đừng nói lời
xin lỗi nữa, mà hãy có hành động cụ thể hơn, hãy từ chức nếu như làm không được
việc. Quá đúng, từ trước đến nay, lời xin lỗi được đưa ra rất nhiều, có khi bị
lạm dụng. Ban đầu dân còn chia sẻ, nhưng nghe hoài cũng nhàm tai. Lời xin lỗi
phải đi liền với sửa đổi, phục vụ nhân dân tốt hơn, đem lại lợi ích thiết thực
cho xã hội, tạo ra thành quả cho đất nước. Nếu không thì xin lỗi chẳng có ý
nghĩa gì.
Dư
luận đánh giá cao phát biểu chất vấn của đại biểu Dương Trung Quốc. Vấn đề ông
Quốc đặt ra nghiêm túc, đúng tâm tư nguyện vọng của dân. Sự quyết liệt đoạn
tuyệt với lời xin lỗi là để hướng đến hành động và trách nhiệm trước pháp luật.
Những người đang giữ các cương vị lãnh đạo trong hệ thống chính quyền chắc chắn
chia sẻ được với điều mà vị đại biểu này đặt ra, để sắp tới, sẽ không còn những
lời xin lỗi chung chung. Dân chúng đón nhận một luồng sinh khí mới từ bộ máy
công quyền, đó là chỉ có những con người sẵn sàng hành động và dám chịu trách
nhiệm.
Lịch
sử ghi lại nhiều vị quan cởi ấn từ quan, Chu Văn
An, Nguyễn Trãi là những bậc hiền tài có nhân cách như vậy. Dâng “Thất trảm sớ”
can vua chém đầu nịnh thần không được là từ quan, tự thấy mình không đủ sức
gánh vác việc nước là từ quan. Với những con người này, làm quan là trọng
trách, là hy sinh, không phải vì danh lợi. Là nhà sử học, đại biểu Dương Trung
Quốc đưa dẫn chứng: “Đảng ta từng có một vị Tổng bí thư, người có công lớn
trong Cách mạng Tháng 8-1945, sau khi nhận trách nhiệm chính trị về những sai
lầm trong Cải cách ruộng đất 1956 đã từ chức và tiếp tục phấn đấu để rồi ba
thập kỷ sau trở lại với cương vị Tổng bí thư, kịp góp phần khởi động công cuộc
Đổi mới trước khi từ trần”.
Những
nhân cách lớn đó là những tấm gương sáng cho hôm nay.
Tiếc
rằng, trên thực tế vẫn diễn ra “văn hóa chạy chức” nhiều hơn văn hóa từ chức.
Nhiều diễn đàn, hội thảo nêu tệ nạn này nhưng chưa hạn chế được. Đặt vấn đề về
văn hóa từ chức lúc này tuy muộn mằn nhưng còn hơn không, bởi vì lời nói suông
không lọt được tai dân. Với thời đại thông tin ngày nay, con người dễ dàng xác định
chân giá trị của cuộc sống. Mọi lời nói không đi đôi với việc làm không có cơ
hội để tồn tại dù cho nó được biện minh hay che chắn như thế nào. Cho nên, hãy
hành động và tạo ra giá trị. Người làm lãnh đạo chỉ thực sự có giá trị khi
chính họ tạo ra được giá trị cho đất nước. Chí ít, hành động từ chức cũng là
một giá trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét