Tại sao Obama tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN?
Обама: участие в саммите АСЕАН
Аlexander Sirotin
Nguồn: svobodanews.ru
Chuyến thăm
nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Obama sau khi đắc cử nhiệm kỳ thứ hai sẽ là
một chuyến đi đến ba nước châu Á - Myanmar, Thái Lan và Campuchia. Chuyến đi này sẽ bắt đầu vào ngày 17 tháng Mười
một và sẽ kết thúc vào ngày 20. Nhiệm vụ chính thức của chuyến đi,
theo thông báo từ Nhà Trắng, - để tăng
cường các mối quan hệ Mỹ-Á. Tại thủ đô của Campuchia, Phnom Penh, tổng
thống Hoa Kỳ sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hàng năm của các nước Đông- Nam Á
(ASEAN). Các nhà chính trị học
mong đợi điều gì từ sự tham gia của Obama tại cuộc họp của các nước ASEAN?
Tại Myanmar,
Barack Obama sẽ gặp gỡ với tổng thống của đất nước này, cũng như với nhà lãnh
đạo của phe đối lập, người được giải Nobel hòa bình, bà Aung San Suu Kyi, để bằng
cách đó hỗ trợ cho sự phát triển của nền dân chủ trong nước. Gặp gỡ với thủ
tướng Thái Lan cho thấy ý định của Hoa Kỳ tiếp tục là một đồng minh trung thành
của đất nước này. Tại hội nghị thượng đỉnh, và trong các cuộc gặp gỡ song
phương sẽ thảo luận về các vấn đề phát triển kinh tế khu vực, thương mại, hợp
tác trong lĩnh vực an ninh, năng lượng, nhân quyền và vân vân…
Có thể mong đợi điều
gì từ chuyến thăm này? Chính sách đối ngoại và những ưu tiên nước ngoài của Hoa Kỳ trong bốn
năm tiếp theo liệu trở nên rõ ràng hơn ? Matthew Goodman, chuyên
gia kinh tế quốc tế từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế , cựu chuyên
viên cao của chính quyền Obama, và trước đó - cố vấn của Bộ Ngoại giao về các
vấn đề kinh tế, trả lời câu hỏi này:
- Mục đích của
chuyến đi - tham gia hội nghị thượng đỉnh ASEAN hàng năm. Lần đầu tiên, tổng
thống Obama tham gia hội nghị thượng đỉnh như thế vào năm ngoái tại Indonesia, trên đảo Bali.
Nhà Trắng quyết định tham gia vào diễn đàn này, bởi vì thấy ở đó cơ hội quan
trọng để thảo luận về các vấn đề an ninh, chính trị và kinh tế khu vực chung và
cũng như song phương. Thêm vào đó, Hoa Kỳ mong muốn bằng sự có mặt của mình
nhấn mạnh sự quan tâm riêng trong sự ổn định và phát triển của khu vực châu
Á-Thái Bình Dương mà Mỹ thuộc về nó. Đó là lý do tại sao tổng thống Obama đã
chấp nhận lời mời của ASEAN đến tham dự hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô của
Campuchia. Tổng thống đã quyết định đến không chỉ Campuchia, mà còn Thái Lan và
Myanmar.
Và tại Phnom Penh,
ông tận sẽ dụng cơ hội để gặp gỡ với các nhà lãnh đạo của Nga và Trung Quốc.
Thực tế rằng chuyến đi nước ngoài đầu tiên của tổng thống Obama sau khi tái đắc
cử là một chuyến đi thăm các nước Đông Nam Á, cho thấy những ưu tiên chính sách
đối ngoại của chính quyền Obama như thế nào. Tôi nghĩ, ông ấy sẽ có cơ hội bày
tỏ những ý kiến về các vấn đề khu vực châu Á và cũng sẽ đề cập đến các khía
cạnh rộng lớn hơn của chính sách đối ngoại.
- Sức mạnh
quân sự của Trung Quốc đang làm các nước trong khu vực bất an. Hơn nữa, Washington
hiện có những mối quan hệ phức tạp với Pekin.
Ông có hy vọng rằng cuộc gặp gỡ song phương Mỹ-Trung Quốc sẽ đề cập
những vấn đề gay cấn?
- Tôi nghĩ, trước
hết, Tổng thống Obama sẽ gặp thủ tướng CHND Trung Hoa Ôn Gia Bảo. Tôi mong
rằng, trong thời gian trò chuyện với ông ấy, tổng thống Obama sẽ bày tỏ ý định
tiếp tục chính sách, mà ông đã tiến hành liên quan đến Trung Quốc trong nhiệm
kỳ tổng thống đầu tiên của mình. Bản chất của chính sách này là để tìm sự đồng
thuận và hợp tác trong những vấn đề quan tâm chung và hai bên cùng có lợi, và
các vấn đề có bất đồng, cố gắng giảm căng thẳng và tìm kiếm những thỏa hiệp. Đó
trước hết là thương mại và cũng như an ninh. Chắc gì tổng thống Obama sẽ né
tránh thảo luận về các vấn đề nhạy cảm. Barack Obama luôn cho rằng Hoa Kỳ và
Trung Quốc cần tìm kiếm sự hợp tác ở đâu nếu có thể. Về phía mình, các nước khu
vực mong muốn minh bạch và chắc chắn hơn trong ý định của Trung Quốc và sẵn
sàng của Hoa Kỳ bảo vệ lợi ích của các đồng minh như Nhật Bản và Australia.
Đồng thời, không ai muốn một cuộc đối đầu với Trung Quốc. Tất cả mọi người đều
hiểu rằng phải sống bên cạnh Trung Quốc mạnh cả về phương diện kinh tế, cả về
phương diện quân sự, và rằng toàn bộ khu vực, bao gồm cả Hoa Kỳ, về kinh tế phụ
thuộc vào Trung Quốc, tuy thế, cũng như nền kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc
vào Mỹ và các nước khác trong khu vực. Các nước ASEAN cần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ,
nhưng không muốn bị buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Tại Hội nghị
thượng đỉnh tại Phnom Penh thế này hay khác vấn đề biển Nam -Trung Hoa (Biển
Đông) sẽ được đưa ra, nơi mà lợi ích của Trung Quốc với lợi ích của Việt Nam,
Philippines, và vân vân đang xung đột. Washington
khẳng định rằng tất cả các bên - Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines - đã tuân thủ các quy
định quốc tế, chẳng hạn như tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các cuộc xung
đột và những điều tương tự như vậy.
- Có
thể hy vọng điều gì từ cuộc gặp gỡ của tổng thống Obama và đại diện của Nga?
- Tôi mong đợi
rằng tổng thống sẽ cho hiểu Hoa Kỳ đang quan tâm đến mối quan hệ có tính xây
dựng với Nga như thế nào. Tôi không chắc chắn rằng Barack Obama sẽ trở lại với
từ "quá tải", nhưng, tôi nghĩ, ông ấy sẽ thể hiện sự quan tâm đến các
giải pháp chung giải quyết một loạt các vấn
đề quốc tế và song phương quan trọng nhất, bao gồm cả quan điểm của Moscow tại
Liên Hợp Quốc về Iran và Syria. Tôi nghĩ, về những vấn đề này, ông Obama sẽ tìm
kiếm sự ủng hộ từ Nga. Nói thêm, trong năm tới Chủ tịch của G-20 sẽ là Nga, và tổng thống Obama, tôi nghĩ rằng, sẽ
tích cực tìm kiếm sự hợp tác của Nga trong nỗ lực để ổn định nền kinh tế thế
giới - như Matthew Goodman đề xuất.
Các nhà quan sát
chính trị Mỹ đồng ý rằng chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Phnom Penh ở mức
độ nhất định là chuyến đi lịch sử, bởi vì Barack Obama sẽ trở thành tổng thống
đầu tiên trong lịch sử của Hoa Kỳ thăm Campuchia và Myanmar.
Tin cập nhật:
- Mỹ
lo ngại về lá chắn hạt nhân Trung Quốc (Petrotimes).
- Trung
Quốc quyết tâm hiện đại hóa quân đội (VNE).
---
Cập nhật ngày 17.11.2012
- Mỹ – ASEAN tăng cường hợp tác quân sự (NLĐ). – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói tới những lợi ích của chiến lược ‘trục xoáy Á châu’ (VOA). – Đông Nam Á chưa thể hình thành một chiến lược khu vực (VOA). – Mỹ-ASEAN thảo luận tăng cường quan hệ quân sự (VOA). – Philippines-Mỹ sẽ tiến hành nhiều cuộc tập trận chung (TTXVN).- Ngoại trưởng Clinton thăm Singapore để hội ý về cách tiếp cận hồ sơ Biển Đông (RFI). – Bà Clinton công du để ‘chia tay châu Á’ (BBC).- Chính sách đối ngoại của ông Obama nhiệm kỳ hai tập trung vào châu Á (RFI). – TT Obama lên đường công du Đông Nam Á vào thứ Bảy (VOA). – TT Obama sẽ nêu vấn đề nhân quyền trong chuyến công du Đông Nam Á (VOA). – Hoa Kỳ gắn thêm Miến Điện vào tiến trình trở lại Đông Nam Á về mặt quân sự (RFI). – Obama và chuyến đi lịch sử tới Miến Điện (BBC). - Australia tìm cách đạt thế quân bình ngoại giao với Mỹ, Trung Quốc (VOA).
---
Cập nhật ngày 17.11.2012
- Mỹ – ASEAN tăng cường hợp tác quân sự (NLĐ). – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói tới những lợi ích của chiến lược ‘trục xoáy Á châu’ (VOA). – Đông Nam Á chưa thể hình thành một chiến lược khu vực (VOA). – Mỹ-ASEAN thảo luận tăng cường quan hệ quân sự (VOA). – Philippines-Mỹ sẽ tiến hành nhiều cuộc tập trận chung (TTXVN).- Ngoại trưởng Clinton thăm Singapore để hội ý về cách tiếp cận hồ sơ Biển Đông (RFI). – Bà Clinton công du để ‘chia tay châu Á’ (BBC).- Chính sách đối ngoại của ông Obama nhiệm kỳ hai tập trung vào châu Á (RFI). – TT Obama lên đường công du Đông Nam Á vào thứ Bảy (VOA). – TT Obama sẽ nêu vấn đề nhân quyền trong chuyến công du Đông Nam Á (VOA). – Hoa Kỳ gắn thêm Miến Điện vào tiến trình trở lại Đông Nam Á về mặt quân sự (RFI). – Obama và chuyến đi lịch sử tới Miến Điện (BBC). - Australia tìm cách đạt thế quân bình ngoại giao với Mỹ, Trung Quốc (VOA).
Lâu lắm rồi mới lại ghé qua, xin lỗi về sự trễ nải này bạn nhé!
Trả lờiXóaĐược bác thanhvdgt1 ghé thăm là Kichbu vui lắm. Cám ơn bác..:)
XóaPR muộn thế ?
Trả lờiXóaỞ đây mới mười rưỡi đêm.Tý nữa đọc kỹ hơn.
Cái lão Ô-bá-mà này coi thường đảng và nhà nước ta quá nhở, đến Cam-bốt, Miến Điện mà không đến thăm hữu nghị và chào xã giao lãnh đạo nước ta.
Mình đề nghị các đồng chí lãnh đạo ứ thèm sang thăm Mỹ, ứ cho con sang Mỹ học cách giãy chết nữa.
Mặc kệ cho nó giãy chết luôn.
Em chào bác Vực Quành Quảng Bình. Em gọi điện cho bác nhiều lần mà không nghe trả lời. Cách đây hai tháng Kichbu có đến Vực Quàng. Thiếu bác, nên buồn hơn.
Trả lờiXóaBác cố gắng giữ sức khỏe và liên lạc với mọi người, bác Liên nhé.
1- O ba ma đến VN để làm gì? đến Thái vì đồng minh, thủ tướng đẹp như hoa hậu, đến Cam pu chia để gặp "ôn dịch Gia bảo", gặp Nga... ông Dũng ở đó mà ô ba ma đâu có thèm gặp, nói chi đến Hà Nội.
Trả lờiXóa2- Đồng chí Vực Quành xuất hiện ở đây vui quá hè.
Bác Vực Quành chộ chưa...:)
Xóa