Huanqiu: Nga quay trở lại Cam Ranh
Huanqiu: возвращение России в Камрань
Li Jian
Nguồn: inosmi.ru
Nguồn: inosmi.ru
Kichbu posted on 30.11.2012
Cách đây không
lâu, thủ tướng Nga Dmitry Medvedev trong chuyến thăm Việt Nam của ông đã nói
với các phương tiện truyền thông rằng Nga và Việt Nam tại thời điểm hiện nay
đang thảo luận xây dựng một điểm hậu cần quân sự của Nga tại vịnh Cam Ranh. Hợp tác quân sự của hai nước trong những năm gần
đây phát triển nhanh chóng, mỗi bên được nhận được gì mình cần, và cả những kế hoạch chiến lược của hai bên rõ ràng.
Đối với Nga, Kam Ranh
là căn cứ hải quân ở nước ngoài quan trọng nhất và là tiền đồn chiến lược của
Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nó chưa bao giờ mất đi giá trị của mình,
và chỉ để gác lại một thời gian do các vấn đề kinh tế. Bây giờ Nga có nguyên
nhân xác đáng để trở lại Cam Ranh.
Trước hết, phía
Nga bằng cách đó sẽ tuyên bố về những tham vọng của mình. Vladimir Putin, bây
giờ là nhân vật chủ yếu trong chính trị Nga, đã làm hồi sinh đất nước như nhiệm
vụ cá nhân của ông, trong chiến lược và chính sách đối ngoại ông thực hiến
đường lối cứng rắn, và vì tại thời điểm hiện nay nền kinh tế Nga được phục hồi,
và sức mạnh của quốc gia đang tăng lên,
lẽ tự nhiên nảy sinh hy vọng lấy lại uy tín một thời của nó. Một lý do
khác nữa là sự mở rộng không gian chiến lược của đất nước. Trong bối cảnh hồi
sinh nhanh chóng sức mạnh tổng thể của quốc gia, Nga mong muốn tìm kiếm cơ hội để
mở rộng lực lượng của mình. Và lần này quay trở lại Cam Ranh - một trong những
bước đi quan trọng trong quá trình tổng thể trở lại của Nga về khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương. Có thể giả định rằng Nga sẽ tiếp tục theo đuổi một đường lối
cứng rắn trong vấn đề quần đảo Kuril, bảo vệ lối ra phía bắc Thái Bình Dương của mình. Đồng thời, căn
cứ phía nam Cam Ranh sẽ khôi phục phạm vi ảnh hưởng trước đây của Liên Xô ở
Đông Nam Á.
Cánh đồng lúa ở miền Trung Việt Nam
Phía Việt Nam để để bảo vệ và thu được
các lợi ích kinh tế lớn từ biển Nam Trung Hoa (Biển Đông-Việt Nam) đang tiến
hành các thủ đoạn nhỏ nhặt như tích cực khuyến khích sự can thiệp của các nước
khác vào các vấn đề khu vực, thu hút sức mạnh của các lực lượng nước ngoài, phá
hoại trật tự hiện có, phô trương các mối quan hệ quân sự được củng cố trong
những năm gần đây với các cường quốc lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga. Bắt
đầu từ năm ngoái, quan hệ của Hoa Kỳ và Việt Nam trong lĩnh vực quân sự đã vượt
qua thời kỳ nguội lạnh và thậm chí đã hồi sinh. Phía Việt Nam ngay lập
tức cho hiểu rằng có kế hoạch cho thuê vịnh
Cam Ranh, và thậm trong năm nay đã mời bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến
thăm căn cứ. Việt Nam
đã thành công trong việc cân bằng giữa Hoa Kỳ và Nga, và thu lợi đáng kể từ tình hình này. Và hợp tác ngày
càng mở với Mỹ giống như cố gắng để thảo luận với con hổ về việc làm thế nào
để có được bộ lông của nó. Bất kỳ sự xích lại hơn nữa ở đây sẽ gây nhiều tác hại.
Điều quan trọng là chớ khiến Trung Quốc phải bất an, nhưng Việt Nam một lần nữa
cầu viện sự giúp đỡ của nước ngoài, vì điều đó Nga, khỏi bàn cãi, tiếp cận như
không ai khác, thêm vào đó tuyên bố đã được đưa ra vào đúng thời điểm cần thiết.
Việc Nga trở lại
Cam Ranh tiếp tục làm phức tạp hơn tình hình ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Bất kể cho dù đó là liên minh
Philippines-Mỹ hoặc hợp tác quân sự giữa Nga và Việt Nam, tất cả điều này khó
nhận thấy làm cho yếu tố ảnh hưởng các xung đột ở biển Nam Trung Hoa có ý nghĩa
hơn, và cũng làm tăng các chi phí của Trung Quốc để bảo vệ lợi ích riêng của
mình trong khu vực. Ngoài ra, nguy cơ của sự không chắc chắn đối với an ninh
quân sự trên biển tăng lên.
Việc Nga trở lại
Cam Ranh dẫn đến cũng chính điều đó. Một mặt, bất kể sự hiện diện nước ngoài,
lực lượng lớn thứ nhất ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) vẫn là Trung Quốc. Nga
và Mỹ tiếp tục sự kình địch lâu đời ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và sự cạnh
tranh của họ có thể tạo ra cơ hội chiến lược có giá trị. Mặt khác, khu vực này
không có không gian to lớn, và sự can thiệp của bất kỳ lực lượng bên ngoài sẽ
tạo ra những khó khăn khác nhau. Bởi ở đây xuất hiện ảnh hưởng của tất cả các
nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tham gia của thêm một nước lớn - Nga -
hoàn toàn không có nghĩa là mối đe dọa của sự can thiệp hơn nữa. Cuối cùng,
điều này đối với CHND Trung Hoa sẽ chỉ tạo ra không gian chính sách đối với
Trung Quốc ở cấp độ của các cường quốc lớn.
Tác giả - nhà
khoa học của Viện nghiên cứu khoa học hải quân CHND Trung Hoa.
---
Đọc thêm:
- Trung Quốc tranh thủ tình cảm của láng giềng (TVN). - Trung Quốc bắt đầu lo lắng vì UAV X-47B trên tàu sân bay Mỹ (GDVN). - Andreas Lorenz: Xung đột biển đảo ở châu Á (Phan Ba – Căng thẳng Biển Đông trở thành Palestine? (BBC).- Đảng đối lập Nhật Bản quyết bảo vệ đảo tranh chấp (VOV). - Nhật Bản ‘tiến quân’ vào Đông Nam Á (TP) – Việt Nam – Miến Điện trên bàn cờ Hoa Kỳ và Trung Quốc (Bảo Mai). – Đài Loan chuẩn bị «thủy lôi thông minh» nếu Trung Quốc xâm - Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc khởi công dự án ở “Tam Sa” (DT). – Trung Quốc tự cho quyền chặn bắt và trục xuất tàu nước khác ở Biển Đông (DT).- Philippines lại tố cáo Trung Quốc bội ước về bãi cạn Scarborough (Petrotimes).- Bà Clinton: chính sách chuyển trọng tâm Châu Á không nhắm vào Trung Quốc (VOA).- Cuộc chiến hộ chiếu ở châu Á (TVN). – Chuyên gia David Brown: “Chưa thấy nước nào hành xử như TQ” (PLTP).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét