Nguồn:
tintuchangngayonline.com
Kichbu
posted on 25.02.2013
Không
phải đến bây giờ khi vấn đề bauxite Tây Nguyên bắt đầu đổ bể, ngay từ năm 2009,
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã 3 lần gửi thư can gián đến Thủ tướng, Ban chấp hành
trung ương đảng, Bộ Chính trị, Chính phủ và Quốc hội. Xin giới thiệu lại toàn
bộ nội dung 3 bức thư này để thấy rằng ngay từ đầu, chủ trương khai thác
bauxite Tây Nguyên đã được tiến hành một cách vộị vã, bất chấp mọi lời cảnh báo
từ các nhà khoa học, các bậc nhân sĩ trí thức tên tuổi và cả những lời can gián
quyết liệt từ một vị khai quốc công thần như tướng Giáp.
- Bức thư thứ nhất:
“Hà
Nội ngày 5 tháng 1 năm 2009
Kính
gửi: Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
Thời
gian vừa qua báo chí đăng nhiều bài và ý kiến của các nhà khoa học và hoạt động
xã hội cảnh báo nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội của
các dự án khai thác bô-xít trên Tây Nguyên.
Đầu
tháng 11-2008 một số nhà khoa học và quản lý có tên tuổi đã gửi kiến nghị đến
lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề nghị cho dừng các dự án này để nghiên cứu, xem xét
lại, cân nhắc lợi hại một cách toàn diện.
Tuy
nhiên, các dự án này vẫn đang được triển khai, trong tháng 12-2008 đã có hàng
trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ
lên tới vài nghìn tại một dự án).
Cần
nhắc lại rằng, đầu những năm 1980 Chính phủ đã đưa chương trình khảo sát khai
thác bô-xít trên Tây Nguyên vào chương trình hợp tác đa biên với khối COMECON.
Tôi được phân công trực tiếp theo dõi chỉ đạo chương trình này. Sau khảo sát
đánh giá hiệu quả tổng hợp của các chuyên gia Liên Xô, khối COMECON đã khuyến
nghị Chính phủ ta không nên khai thác bô-xít trên Tây Nguyên do những nguy cơ
gây tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được đối
với dân cư chẳng những tại chỗ mà còn cả dân cư và vùng đồng bằng Nam Trung Bộ.
Chính phủ khi đó đã quyết định không khai thác bô-xít mà gìn giữ thảm rừng và phát
triển cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè…) trên Tây Nguyên.
Ý
kiến phản biện của các nhà khoa học nước ta vừa qua phân tích trên nhiều phương
diện, trong các điều kiện kinh tế kỹ thuật hiện nay cũng đi tới kết luận như
các nhà khoa học Liên Xô cách đây 20 năm. Với những cảnh báo nghiêm trọng như
vậy, chúng ta cần xem xét các dự án này một cách khách quan – cần đánh giá
lại quy hoạch khai thác bô-xít trên Tây Nguyên đến 2025.
Về
quy mô, quy hoạch khai thác bô-xít Tây Nguyên từ nay đến 2025 là một kế hoạch
lớn, giá trị ước tới gần 20 tỷ đô-la Mỹ, sẽ tác động sâu sắc nhiều mặt còn hơn
cả các công trình kinh tế lớn đã có ở nước ta.
Vì
vậy nên mời thêm các tư vấn chuyên ngành quốc tế có nhiều kinh nghiệm phối hợp
với các nhà khoa học và nhà quản lý của nước ta cùng thẩm định cho khách quan,
sau đó báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội xem xét, cân nhắc kỹ càng, không thể
chỉ đưa vào đề xuất của các Bộ hay tập đoàn kinh tế.
Vừa
qua đồng chí Thủ tướng đã quyết định bác dự án nhà máy thép lớn của Hàn Quốc
tại vịnh Vân Phong, khẳng định quyết tâm của Chính phủ phát triển kinh tế bền
vững, được đông đảo nhân dân và các nhà khoa học đồng tình, ủng hộ.
Việc
xác định một chiến lược phát triển Tây Nguyên bền vững là vấn đề rất hệ trọng
đối với cả nước về kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Tôi đề nghị Thủ
tướng cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên và báo cáo Bộ
chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi
quyết định.
Chúc
đồng chí mạnh khỏe,
Võ
Nguyên Giáp”
- Bức thư thứ hai:
“Tôi
được biết, hôm nay có cuộc Hội thảo về vấn đề bô-xít ở Tây Nguyên do đồng chí
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì.
Tôi
cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi đã từng nghiên
cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời.
Tại
cuộc Hội thảo quan trọng này, tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các
nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc thảo luận một cách
khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ
trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho là không nên khai
thác.
Vì
đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai
thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh
quốc phòng.
Xin
chúc các đồng chí mạnh khoẻ.
Hà
Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2009
Đại tướng Võ Nguyên Giáp”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp”
Đây
là bức điện thư gửi hội thảo bauxite Tây Nguyên. Bức điện thư này được Phó Thủ
tướng Hoàng Trung Hải đọc tại hội thảo ngày 9/4/2009.
- Bức thư thứ ba:
“Kính
gửi : Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị,
Đồng
kính gửi : Quốc hội và Chính phủ
Thời
gian qua, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng và điện gửi cuộc Hội thảo khoa
học về vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Vừa rồi, Văn phòng Trung ương theo
chỉ đạo của đồng chí Thường trực Ban bí thư đã gửi cho tôi thông báo kết luận
của Bộ Chính trị. Tôi đã đọc kỹ bản kết luận, xin có kiến nghị tiếp với Bộ
Chính trị và lần này kiến nghị đến Ban Chấp hành Trung ương, đến Quốc hội và
Chính phủ :
1.
Tôi hoan nghênh Bộ Chính trị đã lắng nghe ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh
đạo cấp cao của Đảng và các nhà khoa học, đã chủ trương rà soát, điều chỉnh quy
hoạch, nêu lên một số yêu cầu quan trọng như : Bảo đảm hiệu quả kinh tế, xã
hội, sử dụng thiết bị và công nghệ hiện đại của thế giới, giải quyết nguồn
điện, nguồn nước ; đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh quốc phòng cả trước mắt
và lâu dài, đến môi trường sinh thái, môi trường văn hoá, chưa chủ trương bán
cổ phần cho tập thể và cá nhân người nước ngoài v.v… Và Bộ Chính trị đã thấy
tầm quan trọng của chủ trương khai thác bô xít ở Tây Nguyên nên quyết định báo
cáo Trung ương và Quốc hội.
2.
Tuy nhiên kết luận của Bộ Chính trị nói chung là vẫn tiếp tục tiến hành khai
thác bô xít ở Tây Nguyên. Trước mắt làm thí điểm ở Tân Rai – Lâm Đồng, xem xét
đánh giá lại Dự án Nhân Cơ Đắc Nông, rồi từng bước triển khai theo quy hoạch.
Vì
vậy, tôi xin kiến nghị cụ thể như sau :
Chủ
trương khai thác chế biến bô xít ở Tây Nguyên là một vấn đề hết sức hệ trọng sẽ
có tác động lớn đến môi trường sinh thái, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phòng và đến phát triển ổn định, bền vững của đất nước. Nhiều vấn đề mà Bộ
Chính trị nêu lên cho đến nay chưa được nghiên cứu phân tích đánh giá toàn diện
đầy đủ và chưa có phương án giải quyết rõ ràng, còn nhiều vấn đề bất cập. Do đó,
tôi đề nghị dừng các dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, kể cả khai thác
thí điểm. Nên giao cho Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tập
hợp những cán bộ khoa học có liên quan tiến hành một chương trình khoa học
nghiên cứu phát triển tổng thể kinh tế – xã hội ở Tây Nguyên, có tính đến
quan hệ với vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, trong đó tập trung nghiên cứu
vấn đề bô xít Tây Nguyên một cách đầy đủ, toàn diện những vấn đề mà Bộ Chính
trị đã nêu lên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ấy, Trung ương, Quốc hội mới
cân nhắc có nên khai thác hay không nên khai thác. Tôi thiên về chủ trương hiện
nay không nên khai thác, chờ khi khoa học phát triển, có công nghệ mới hiện đại
hơn sẽ tiết kiệm tài nguyên, hiệu quả cao hơn, an toàn hơn. Hiện nay chưa khai
thác bô xít ở Tây Nguyên, dành tài nguyên đó cho thế hệ mai sau và không khai
thác bô xít thì chúng ta vẫn tiến hành được công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Tôi
đề nghị Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội hãy nêu cao trách nhiệm to lớn của
toàn Đảng, toàn dân thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách dân chủ, khoa học.
Chỉ quyết định khi đã biết được kết quả nghiên cứu phân tích đầy đủ, toàn diện
các vấn đề đặt ra, lắng nghe ý kiến rộng rãi của đông đảo các nhà khoa học, của
cán bộ và nhân dân hơn nữa. Làm như vậy là để tránh được quyết định sai lầm,
gây nên tai hoạ lớn cho đất nước.
Mong
Trung ương và Quốc hội phát huy dân chủ, bàn bạc kỹ lưỡng, có quyết định đúng
đắn.
Xin
chúc các đồng chí mạnh khoẻ.
Chào
thân ái,
Võ Nguyên Giáp”