Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Các thành phố của Trung Quốc trên bờ thảm họa

Трудовые мигранты в Китае

Китайские города на грани катастрофы


Debra Bruno

Nguồn: inosmi.ru

Kichbu posted on 12.02.2013



Trong lịch sử nhân loại, đây là cuộc di cư hàng loạt đông nhất: những người dân Trung Quốc di chuyển đến thành phố rất nhanh chóng tới mức đến  năm 2030, khoảng một phần tám dân số trên hành tinh sẽ sống ở thành phố Trung Quốc.



Vì làn sóng di cư to lớn của những người dân, ở các thành phố hình thành thuộc địa của cư dân khu ổ chuột đông đúc nhất thế giới. Ngay hiện tại, ở Trung Quốc có 220 triệu người lao động di cư. Những người lao động này sống mà không có "hukou" (hộ khẩu) - một loại giấy  cư trú đặc biệt, cho phép người Trung Quốc mua căn hộ hoặc gửi con đến các trường công lập. Nếu không có đăng ký cư trú, những công nhân này ở ngôi nhà của mình đã bị biến thành công dân hạng hai và sống trong các căn hộ chung cư bẩn thỉu ở vùng ngoại ô của thành phố - mùa đông không có lò sưởi ấm, còn mùa nóng - trong bầu không khí ngột ngạt. Những căn nhà này đông đúc, mọi người sống chật chội, họ chỉ có nhà sinh công cộng, bao quanh bởi đống rác rưỡi.


Một số người trong số họ ở thành phố sống trong các tầng hầm lớn, trong đó thuê một căn phòng không có hệ thống thông gió - ở đó không có đủ giường cho tất cả mọi người, và họ buộc phải ngủ theo lượt. Nhưng những người khác phải sống trong các khuôn viên  của nhà máy và xí nghiệp, trong các khu nhà cạnh nơi làm việc, chỉ phù hợp để ngủ qua đêm, hoặc trong các lán trại bên cạnh các công trường xây dựng. Mùa hè năm ngoái, tại một trong những quận đắt tiền của Pekin - bên cạnh những ngôi nhà xa xỉ mọc lên thành phố nhỏ lều bạt. Những công nhân xây dựng ngủ trong các lán màu xanh của quân đội, phơi áo quần trên những dây phơi căng dọc theo đường đi, còn vào các buổi tối họ chơi bóng bàn.



"Những người này luôn luôn bị áp đặt các nguyên tắc trò chơi ngày càng mới", - ông Tom Miller, tác giả của các cuốn sách "Một triệu người dân đô thị Trung Quốc: câu chuyện về cuộc di cư đông nhất trong lịch sử loài người" (China's Urban Million: The Story Bihind the Greatest in Human History) nói. Miller, biên tập viên của ấn phẩm hàng quý về các vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc China Economic Quarterly, ông sống ở Trung Quốc từ năm 2002, và trong thời gian đó đã ở tại 85 thành phố của Trung Quốc. Cuốn sách của ông mô tả thời gian tuyến tính của sự phát triển như vũ bão của dân số đô thị, và sự nhập cư như thế đã tác động đến cuộc sống của các đô thị như thế nào.



Ông cho rằng tác động này không thể được gọi là tích cực. Những thành phố, theo lời của ông - đó là "có quỹ mới biết được những gì." Không gian được phân bổ bất hợp lý, tồn tại rất nhiều vấn đề với giao thông đường phố, khắp nơi rác rưỡi, trên đương phố các hố sâu toang hoác mà những người đi bộ thường rơi vào. Thêm vào đó, các thành phố lại xấu xí.



Theo Miller, một phần lỗi nằm là do Liên Xô, khi nó bắt đầu xây dựng các tòa nhà đồ sộ và các đại lộ vô tận, mà ở đó con người cảm thấy mình như con bọ. Tại các thành phố của Trung Quốc cũng đang cố gắng xây dựng tất cả để "không thể tệ hơn" hơn Pekin với những tượng đài to lớn của nó tượng trưng cho quyền lực. Chẳng hạn, sự rộng lớn của quảng trường Thiên An Môn  với vô số bình chữa cháy của nó (để những người tham gia biểu tình chống đối không còn dám làm như thế nữa, nếu họ bỗng nhiên muốn tự thiêu, hoặc Nhà quốc hội tọa lạc trên diện tích 171.8 nghìn m2 và trong phòng của mình có thể chứa 10 nghìn người.



"Những người cộng sản, trái ngược với những người khác, không có khả năng cho những cảm giác nối tiếc" - Miller nnhận xét. Mà điều này có nghĩa rằng họ không coi là cần thiết để duy trì, nói rằng, các bức tường thành phố cổ. "Điều quan trọng đối với họ là xây dựng cho tương lai và xây dựng các thành phố, chủ yếu, trong tương lai sẽ trở thành các trung tâm sản xuất. Điều quan trọng nhất trong thành phố cộng sản - công năng".


Và các thành phố ở Trung Quốc được xây dựng với tính toán rằng mọi người sẽ sống ở chính nơi họ làm việc, và sẽ không bao giờ đi đâu cả. "Nhưng khi những thay đổi chế độ xảy ra, và chủ nghĩa tư bản đang đến, những người này bắt đầu thực hiện những việc mua bán khác nhau, họ phải di chuyển khắp thành phố, và mô hình (của thành phố) quen thuộc bỗng trở nên không hiệu quả", -  Miller nói. Những người thị dân trung lưu đang tăng lên ở Trung Quốc muốn nhìn ngắm các quầy hàng của "Gucci", mua BMW và đi ra khỏi thành phố trên những chiếc xe đạp hiện đại với một thiết bị truyền động cố định.


Còn các thành phố không thay đổi - chúng chỉ trở nên lớn hơn. Các thành phố như Trùng Khánh, mê hoặc hàng triệu nông dân đến  từ thôn quê, và đến năm 2010 dân số của chúng tăng lên từ 10 triệu đến 20 triệu người. Những nông dân này biến những khu nhà của nhà nước thành những ngôi nhà và các lô đất nhỏ, không cho các loại cây trồng đặc biệt thành của mình và sẽ di chuyển vào căn hộ thành phố.



"Đối với những người lao động không có những kỹ năng và kỹ xảo phù hợp để sống ở thành phố, sự di dời như vậy có thể trở thành một thảm họa - Miller nói. - Nếu tôi là nông dân, và định cư tại một tòa nhà cao tầng mới, ... sẽ không có chỗ để nuôi gà, và bản thân tôi không thể tìm được việc làm. Tôi không biết làm thế nào để sống trong thành phố. Và kết của việc di chuyển này là sự hình thành giai cấp công dân hạng hai, những người không có khả năng để hội nhập vào xã hội, sống và làm việc bình thường".
------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter