Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Chiến lược “trở lại châu Á": những mục đích thực sự của Mỹ như thế nào?



Президент СЩА Барак Обама

Стратегия «возвращения в Азию»: каковы реальные цели Америки?




Peng Nian

Nguồn: inosmi.ru

Kichbu posted on 06.02.2013





Bắt đầu từ thời điểm khi Hoa Kỳ vào năm 2010 đã tuyên bố về chiến lược "trở lại châu Á", các nhà phân tích đã cho rằng ý nghĩa của sáng kiến ​​nàynằm chính trong việc hạn chế sự phát triển của Trung Quốc. Tuy nhiên, tác giả của bài viết này tin chắc rằng, mặc dù rằng chiến lược "trở lại Châu Á" bây giờ nhằm, trước hết, chống lại Trung Quốc, những mục đích thực sự của nó - duy trì sự cân bằng các lực lượng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tạo ra tình huống trong đó không có gì sẽ đe dọa được vai trò thống lĩnh của Hoa Kỳ.


Thứ nhất, nên hiểu rằng chính ý tưởng cân bằng các lực lượng địa chính trị của bắt rễ sâu xa trong văn hóa phương Tây. Các nhà nghiên cứu phương Tây đã xây dựng ý tưởng này, dựa trên kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh trong thời gian gần đây nhất của lịch sử châu Âu, và trong suốt một số thế kỷ qua, nó đóng một vai trò quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của các quốc gia phương Tây. Chính sự áp dụng thành công các ý tưởng cân bằng địa chính trị  trong chính sách đối ngoại đã cho phép Hoa Kỳ thiết lập và duy trì vị thế siêu cường thế giới của mình sau Chiến tranh thế giới thứ II. Chẳng hạn, đ duy trì sự cân bằng quyền lực Châu Âu, Hoa Kỳ đã tăng cường liên minh của mình với Anh, bằng cách đó, cân bằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Pháp và Đức.



Để ngăn chặn sự mất cân bằng trong việc phân bố các lực lượng trên thế giới tất yếu do sự gia tăng ảnh hưởng của Liên Xô, Mỹ đã thành lập khối NATO ở Châu Âu. Hơn nữa, vào thời điểm khi quan hệ Trung-Xô lâm vào khủng hoảng, Hoa Kỳ bắt đầu tích cực lôi kéo cả Trung Quốc vào khối chống Liên Xô. Tất cả điều này đã trở thành sự đối trọng có hiệu quả đối với Liên Xô. Đến lượt mình, để duy trì sự cân bằng quyền lực ở Đông Á, Mỹ bằng mọi biện pháp hỗ trợ sự phát triển của Nhật Bản và Hàn Quốc, và điều này đã trở thành sự đối trọng hiệu quả đối với cả ngay Trung Quốc.


Vào đầu thế kỷ XXI, khi trong cấu trúc của các mối quan hệ quốc tế nhận thấy xu hướng đa cực, Mỹ một lần nữa trở lại chính sách kiềm chế và tạo ra những đối trọng để duy trì vị thế của một siêu cường. Có thể lấy quan niệm của chiến lược toàn cầu, được một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ Zbigniew Brzezinski trình bày trong cuốn sách của mình "Bàn cờ vĩ đại”, hoặc ý tưởng "ngăn chặn từ xa" được thể hiện bởi tác giả của học thuyết của "chủ nghĩa hiện thực xâm lược" John Mirshaymerom trong cuốn sách của ông "Chiến lược của cường quốc lớn” làm ví dụ - tất cả họ đều như nhau biện minh cho chính sách hình thành những đối trọng chính trị để bảo vệ sự bá chủ của Mỹ.



Việc chính quyền Obama đã buộc phải thực hiện đường lối "khôi phục lại sự cân bằng địa chiến lược trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương” cho thấy rằng Mỹ thực chất đã  công nhận một thực tế mất cân bằng trong sự phân chia quyền lực ở khu vực. Sự mất cân bằng địa chính trị thúc đẩy hình thành các nước mạnh trong khu vực, mà cuối cùng chúng có thể trở thành một mối đe dọa đối với sự bá chủ của Mỹ, bởi vậy Mỹ quyết định một lần nữa can thiệp vào công việc của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, chấm dứt tình trạng này và khôi phục lại sự cân bằng  địa chiến lược khu vực, bảo vệ theo cách này vị trí lãnh đạo thế giới của mình.

 Президент США Барак Обама и государственный секретарь США Хиллари Клинтон во время визита в Мьянму



 Nếu Mỹ đặt ra cho mình mục tiêu khôi phục lại sự cân bằng địa chiến lược trong khu vực, thì Mỹ , về thực chất, chỉ có hai phương pháp. Thứ nhất - tăng sức mạnh của riêng mình. Thứ hai - làm suy yếu các đối thủ. Mỹ thường xuyên đưa quân đến khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, bố trí các loại vũ khí hiện đại nhất ở đó. Tất cả điều này – phương pháp tăng sức mạnh quân sự của mình và, do đó, tạo ra sự cân bằng các lực lượng quân sự trong khu vực. Ở cấp độ kinh tế, Mỹ bằng mọi cách phát triển Tổ chức Hợp tác xuyên Thái Bình Dương và điều này cho phép Hoa Kỳ gia tăng ảnh hưởng kinh tế của mình trong khu vực và, do đó, duy trì cả sự cân bằng kinh tế ở đây.



Sự suy yếu của các đối thủ đạt được, chủ yếu, thông qua việc hình thành các liên minh, mà chúng hạn chế những khả năng phát triển của các đối thủ cạnh tranh, đồng thời mở rộng các cơ hội tương tự cho các nước đồng minh. Như vậy, sự mất cân bằng địa chính trị sẽ kết thúc, và cán cân lực lượng sẽ được phục hồi. Chính sách xây dựng các liên minh được hiện thực hóa bởi Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ở ba cấp độ. Cấp độ đầu tiên - Mỹ-Nhật- Ấn Độ, Mỹ-Ấn-Úc, cũng như các liên minh Mỹ-Nhật và Mỹ-Hàn Quốc. Những mối quan hệ và liên minh này – là "nền móng" của sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Cấp độ thứ hai, đóng một vai trò hỗ trợ, là các quan hệ liên minh với Philippines, Thái Lan, Úc và Singapore. Quan hệ với Việt Nam, Myanmar, Campuchia và các nước tương tự khác là cấp độ thứ ba có giá trị tiềm năng đối với Hoa Kỳ.



Tại thời điểm này, Mỹ đã thực hiện một loạt các hành động ở hai cấp độ đầu tiên và đạt được thành công đáng kể. Chẳng hạn, cuộc xung đột xung quanh quần đảo Điếu Ngư chỉ củng cố tình hữu nghị Mỹ-Nhật. Đồng thời, Mỹ đứng về phía Philippines và Việt Nam là những nước đang tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc đối với một loạt các đảo ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông-Việt Nam – Kichbu). Tất cả điều này -  những ví dụ cho thấy Hoa Kỳ can thiệp vào chính trị của khu vực và đồng thời, là các biện pháp để khôi phục lại sự cân bằng quyền lực trong khu vực này.



Trong tương lai, chiến lược "trở lại châu Á" sẽ, trước hết, nhằm vào hoạt động với các quốc gia như Myanmar và Campuchia, có nghĩa là, với những quốc gia luôn luôn gần gũi với Trung Quốc. Mỹ sẽ dần dần gia tăng sự tham gia thực sự của mình vào các vấn đề của khu vực, tăng cường các mối liên hệ với các đối tác mới của mình. Tất cả điều này có thể làm hạn chế không gian chuyển quân đối với Trung Quốc. Các quốc gia khác trong khu vực, ngược lại, sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát triển, và tăng vai trò của mình trong hệ thống phân chia quyền lực ở Châu Á- Thái Bình Dương, và điều này sẽ làm cho tình hình chính trị trong khu vực trở nên cân bằng hơn. Ngoài ra, tăng cường quan hệ của Mỹ với các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ tập hợp các cấp độ thành một khối của chiến  lược “trở lại Châu Á”, bằng cách đó, tạo ra trong khu vực cấu trúc phức tạp ảnh hưởng dạng mạng lưới của Mỹ và điều này sẽ trở thành sự phù trợ lớn hơn  cho Hoa Kỳ trong việc xây dựng lại sự cân bằng địa chính trị đã bị phá vỡ bởi một Trung Quốc đang trỗi dậy.



Chính sách của Mỹ xây dựng các liên minh cũng sẽ được phát triển cùng lúc ở một số cấp độ. Về bình diện kinh tế, Mỹ sẽ cố gắng tước bỏ các ưu thế kinh tế hiện nay của  Trung Quốc, và trở thành nước thứ nhất chiếm giữ vị thế lãnh đạo trong khu vực nhờ thúc đẩy Tổ chức hợp tác xuyên Thái Bình Dương. Trong chính sách đối ngoại, Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với các đồng minh cũ, và phát triển các mối quan hệ với các đối tác mới và tìm kiếm tiếng nói chung với các nước đang nghi ngờ. Về quân sự, Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận chung, tạo ra một hội đồng an ninh khu vực và v.v… Mục tiêu của tất cả các hoạt động này chỉ là một: để hạn chế tiềm năng phát triển của Trung Quốc, đồng thời nó tạo điều kiện để các đồng minh của mình nhanh chóng phát triển, và bằng cách đó, chấm dứt sự mất cân bằng trong việc phân bố các lực lượng trong khu vực. Nói cách khác, để khôi phục sự cân bằng địa chính trị.



Tuy nhiên, nếu giả định rằng mục tiêu cuối cùng của chiến lược "trở lại châu Á" là kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, thì, trong trường hợp thành công, hoàn toàn có thể tạo ra tình huống khi Trung Quốc, mất đi khả năng phát triển an toàn, sẽ trở thành nguồn gốc của những biến động to lớn. Hơn nữa, ngay cả khi không tính đến Trung Quốc, thì cũng có những mối đe dọa khác đối với vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực. Một mối đe dọa như vậy, chẳng hạn, có thể là Ấn Độ đang đứng trên đôi chân của mình và có khả năng lại phá vỡ sự cán cân lực lượng ở khu vực, và cuối cùng, tạo ra sự nghi ngờ về vị trí thống lĩnh khu vực của Mỹ.



Tổng kết lại những điều nêu trên. Mặc dù bây giờ chiến lược "trở lại châu Á"  nhằm, trước tiên, chống Trung Quốc, sẽ là sai lầm để khẳng định rằng "kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc”, hoặc, hơn thế, "làm cho Trung Quốc thất bại hoàn toàn” là những mục tiêu cuối cùng của nó  đơn giản chỉ bởi vì Trung Quốc, tham gia vào tình hình cực kỳ mất ổn định, có thể thậm chí còn trở thành mối đe dọa cán cân lực lượng trong khu vực lớn hơn  bây giờ.



-----


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter