Как Америку к миру принудили
Alexei
Chichkin
Nguồn: topwar.ru
Kichbu posted on 06.02.2013
Ngày 27 tháng Một năm 1973 tại Paris đã ký Hiệp định “Về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam”
Sự thất bại chưa từng có của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam kéo dài gần mười năm và nói chung ở Đông Dương cho đến nay được tranh luận bởi các nhà sử học, chuyên gia, và các nhà báo. Và điều này không có gì đáng ngạc nhiên: Mỹ tổn thất về nhân lực vượt quá 58 nghìn người. Thêm vào đó, cả việc sử dụng bom napalm, vũ khí sinh học, tàn sát thường dân và các cuộc ném bom thường xuyên ở mọi nơi và mọi lúc cũng không giúp gì được cho người Mỹ ở cả Việt Nam, Campuchia và Lào.
Theo
các tài liệu của Pentagon, bộ ngoại giao, cũng như của bộ quốc phòng và ngoại
giao của các nước Anh, Úc, Đài Loan, bán
đảo Đông Dương từ giữa những năm 1960s đã trở thành một bàn đạp quan trọng cho
sự bành trướng chính trị-quân sự và kinh tế của Mỹ vào các nước XHCN. Bắt đầu
phong trào này được dự định chính từ Đông-Nam Á, bởi vì cho rằng một cuộc đối
đầu của CHND Trung Hoa với Liên bang Xô Viết, cũng như sự vắng mặt của Trung
Quốc và Bắc Việt Nam trong Hiệp ước
Warsaw và Hội đồng tương trợ kinh tế làm cho này khu vực này dễ bị tổn thương
và yếu hơn từ gốc độ ổn định kinh tế và quân sự và an ninh chính trị. Ngoài ra,
Hoa Kỳ đã có ý định chiếm các nguồn dầu
mỏ lớn ở các vùng biển tiếp giáp với Đông Dương. (Tiện thể nói thêm, cho đến
nay, tất cả các nước trong khu vực đang tranh chấp quyền sở hữu quốc gia đối
với các nguồn tài nguyên này).
Cơ sở cho việc thực hiện chính sách nêu trên được hình thành vào đầu và giữa những năm 1960s, khi Mỹ mở rộng mạng lưới các căn cứ quân sự của mình ở Thái Lan, Philippines, và một phần, Đài Loan. Ngoài ra, một yếu tố tạo điều kiện rất thuận lợi để thực hiện các kế hoạch xâm lược, người Mỹ xem đó là cuộc đảo chính thân cộng sản-thân Mao bất thành ở Indonesia - ở quốc gia lớn nhất trong khu vực - và sự “giao trả” thực tế đảng cộng sản Indonesia (cũng lớn nhất trong khu vực) bởi Pekin cho các chính quyền vào mùa thu năm 1965.
Cơ sở cho việc thực hiện chính sách nêu trên được hình thành vào đầu và giữa những năm 1960s, khi Mỹ mở rộng mạng lưới các căn cứ quân sự của mình ở Thái Lan, Philippines, và một phần, Đài Loan. Ngoài ra, một yếu tố tạo điều kiện rất thuận lợi để thực hiện các kế hoạch xâm lược, người Mỹ xem đó là cuộc đảo chính thân cộng sản-thân Mao bất thành ở Indonesia - ở quốc gia lớn nhất trong khu vực - và sự “giao trả” thực tế đảng cộng sản Indonesia (cũng lớn nhất trong khu vực) bởi Pekin cho các chính quyền vào mùa thu năm 1965.
Trong
những năm đó, nhớ lại, Bắc Kinh, mong muốn sau khi tuyệt giao với Liên bang Xô
Viết thành lập trong khu vực này “cộng đồng các nước XHCN” của mình, kích động
những người cộng sản Indonesia
cướp chính quyền. Nhưng đa số người dân ủng hộ chính phủ, và kế hoạch đảo chính
bị thất bại. Điều này đã biến thành cuộc đàn áp những người cộng sản và những
người ủng hộ họ (hơn 300 nghìn người bị đàn áp, bao gồm hầu hết toàn bộ ban
lãnh đạo đảng CS Indonesia) và tạm thời
cắt đứt quan hệ ngoại giao của Jakarta
với Bắc Kinh. Nhưng, cả Trung Quốc, lẫn Liên bang Xô Viết đã không bảo vệ những
người cộng sản Indonesia
thoát khỏi các cuộc thanh trừng.
Ngay
sau đó, vào mùa xuân năm 1966, giới quân nhân có tinh thần dân tộc chủ nghĩa đã
lên nắm chính quyền ở Indonesia.
Nhưng ban lãnh đạo mới của đất nước, mặc dù cũng đã phát triển quan hệ với Hoa
Kỳ, từ chối các yêu cầu của Washington xây
dựng các căn cứ quân sự ở Indonesia,
thậm chí chỉ là tạm thời. Đồng thời, sự thất bại của cuộc đảo chính thân Pekin
ở nước ngày được người Mỹ giải thích theo nghĩa rằng từ nay CHND Trung Hoa sẽ
tiếp tục hạn chế đối trọng với Hoa Kỳ trong khu vực và, tương ứng, sẽ không cản
trở họ ở Đông Dương. Nhưng ở CHND Trung Hoa xem bán đảo này, tiếp giáp với
Trung Quốc, là một dạng “cửa ngỏ vào Thiên triều”, bởi vậy, người Mỹ không có ý
định “đầu hàng” Việt Nam, Campuchia và Lào. Khác với Indonesia, không có biên giới với
CHND Trung Hoa.
Cần
lưu ý rằng nhân dân Việt Nam
trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ đã chứng minh phẩm chất như không
khoan nhượng đối với những kẻ xâm lược và sự sẵn sàng cho bất kỳ sự hy sinh và
khó khăn nào vì thống nhất và độc lập.
Người Mỹ không tính rằng chính những phẩm chất này dẫn đến chiến thắng của nhân
dân Việt Nam trong các cuộc chiến tranh giải phóng: với quân chiếm đóng Nhật
Bản trong những năm 1941-1945, và sau đó - với thực dân Pháp trong 1946-1954
năm. Việt Nam
đã chiến đấu gần như không ngừng nghỉ trong suốt 15 năm (1941-1954), và không
chỉ đứng vững, mà còn chiến thắng.
Tất
nhiên, sự giúp đỡ đa dạng của đa số các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô, cho
người Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng nhất trong các cuộc chiến tranh chiến
thắng chống Nhật Bản, Pháp và Hoa Kỳ. Trong thời gian hội nghị tại đại sứ quán
Việt Nam ở LB Nga vào mùa xuân năm 2012, các đại diện của họ nói rằng sự thất
bại của những kẻ chiếm đống và xâm lược trên lãnh thổ Việt Nam cũng như
Campuchia và Lào liệu có thể xảy ra nếu không có sự giúp đỡ anh em, vô tư của
các nước xã hội chủ nghĩa, mà trước hết của Liên Xô, và cũng như của Trung
Quốc. Đồng thời đại sứ của Việt Nam tại LB Nga Phạm Xuân Sơn nhấn mạnh rằng
"các dân tộc Việt Nam, Campuchia và Lào sẽ không bao giờ quên sự hỗ trợ
phong phú mà các nước anh em và bè bạn dành cho trong những thời kỳ kháng chiến
chống sự xâm lược của Nhật Bản, Pháp, Mỹ. Trước hết, chúng tôi sẽ luôn luôn biết
ơn Liên Xô và Trung Quốc vì sự giúp đỡ vô giá này”. Người sáng lập và chủ tịch
đầu tiên của Việt Nam DCCH của Bắc Việt Nam (1945-1969) Hồ Chí Minh
(1890-1969) đã nhiều lần nêu lên ý kiến như vậy. Về vấn đề này, chúng tôi lưu ý
rằng, theo nhiều đánh giá khác nhau, số lượng các cố vấn quân sự, kinh tế và
các công dân khác của Liên Xô trong giai đoạn 1965-1973 hy sinh và mất tích tại
Việt Nam, Lào và Campuchia không ít hơn 200 người, của Trung Quốc – gần 1500,
trong đó có đến 900 người bị “bom rơi đạn lạc”
bởi người Mỹ ở các khu vực lân cận của CHND Trung Hoa với Đông Dương.
Tổng
số binh lính Mỹ tới khu vực phía đông Đông Dương, tức là ở Lào, Nam Việt Nam và
Campuchia, đến cuối những năm 1960s, theo số liệu chính thức, đã vượt quá 80
nghìn binh sĩ và sĩ quan.
Trong khi đó, những thất bại của quân đội Mỹ trong khu vực ngày càng xảy ra nhiều hơn và việc thiếu hiệu quả của các vụ đánh bom miền Bắc Việt Nam ngày càng tăng, mặc dù ngày càng ác liệt hơn, từ năm 1968 các phương tiện truyền thông Mỹ bắt đầu rất thường xuyên đưa tin. Lưu ý, đặc biệt, rằng "xã hội đã mất niềm tin vào chiến thắng quân sự của Mỹ tại Việt Nam. Các lực lượng cộng sản từ đó không suy giảm và tiếp tục cuộc đấu tranh. Những tính toán lo ngại Moscow và Bắc Kinh can thiệp vào chiến tranh đã không biện minh được”.
Trong khi đó, những thất bại của quân đội Mỹ trong khu vực ngày càng xảy ra nhiều hơn và việc thiếu hiệu quả của các vụ đánh bom miền Bắc Việt Nam ngày càng tăng, mặc dù ngày càng ác liệt hơn, từ năm 1968 các phương tiện truyền thông Mỹ bắt đầu rất thường xuyên đưa tin. Lưu ý, đặc biệt, rằng "xã hội đã mất niềm tin vào chiến thắng quân sự của Mỹ tại Việt Nam. Các lực lượng cộng sản từ đó không suy giảm và tiếp tục cuộc đấu tranh. Những tính toán lo ngại Moscow và Bắc Kinh can thiệp vào chiến tranh đã không biện minh được”.
Phong
trào chống chiến tranh của quần chúng
nhân dân đã lan rộng tại Hoa Kỳ. Không hiếm khi trong thời gian biểu tình tại Washington, các cựu binh
chiến tranh ở đã ném huân huy chương của mình vào các tòa nhà chính phủ. Yếu tố
chống chiến tranh cũng ảnh hưởng đến thỏa thuận sau này Mỹ đối với cuộc đàm
phán ở Paris và sau đó rút quân đội Mỹ ra khỏi
Việt Nam.
Trong
khi đó, người đứng đầu lực lượng Mỹ tại Việt Nam, tướng William Westmoreland,
vào tháng Hai năm 1968 đã yêu cầu bổ sung thêm 206.000 binh sĩ để mở rộng hoạt
động. Nhưng, trong bối cảnh phát triển tình cảm chống chiến tranh ở Mỹ và tình
hình chính trị quân sự ở Đông Nam Á, yêu cầu này đã không được đáp ứng. Tổng
thống Lyndon Johnson đồng ý chỉ gửi một số lượng nhỏ 15.000 binh sĩ, và ngày 31
tháng Ba, với thông điệp trên truyền hình gửi cho dân tộc, trong đó L. Jhonson tuyên bố về việc chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam
(VNDCCH) và ý định bắt đầu hội đàm hòa bình.
Ngay
cả các cuộc hội đàm của L. Johnson với chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của Liên Xô
A.N. Kosygin vào tháng Sáu năm 1967 ở Glassboro (Hoa Kỳ) cũng đã tác động đến
quan điểm của Washington. Kosygin khẳng định rằng Moscow
sẽ tăng cường viện trợ cho Việt Nam
và sớm đạt được hành động đồng bộ với CHND Trung Hoa về vấn đề này. Phía Trung
Quốc trong các cuộc hội đàm ở Bắc Kinh với Henry Kissinger vào năm 1971 nói
rằng sẽ cắt giảm viện trợ cho những người du kích cộng sản trong các nước khác
ở Đông Nam Á, nếu Hoa Kỳ giảm sự hiện diện quân sự của mình tại Đài Loan và
ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Bắc và Nam Việt Nam.
Những
yếu tố này không thể không ảnh hưởng đến chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, Campuchia
và Lào. Và vào tháng Mười một năm 1968, Richard Nixon đã giành chiến thắng
trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với khẩu hiệu "kết thúc chiến tranh
trong hòa bình danh dự". Hoa Kỳ bắt đầu dần dần rút quân từ Nam Việt Nam
thân Mỹ vào tháng Bảy năm 1969 và tháng Tám năm 1970 từ Campuchia. Ngoài ra, từ
mùa xuân năm 1971, không quân và lính dù Hoa Kỳ đã chấm dứt các hoạt động của
mình tại Lào. Có thể nói rằng để trả thù cho những thất bại của mình, người Mỹ
đã tiến hành vào đầu tháng Một các vụ đánh bom mới ra Bắc Việt Nam («Chiến dịch
Linebacker II»), và có lẽ là mạnh nhất kể từ năm 1965. Nhưng ngay cả vào thời
gian này tổn thất của Không quân Hoa Kỳ đã vượt quá những tính toán người Mỹ.
Và sau đó bắt đầu vòng mới của các cuộc
đàm phán Paris, và kết thúc bằng việc ký hiệp định hòa bình vào ngày 27 tháng
Một.
Hiệp định được ký kết bởi các bộ trưởng ngoại giao của VNDCCH, Cộng hòa Việt Nam, Hoa Kỳ và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Việt Nam (MTGPMN). Văn kiện đã tính đến việc rút quân hoàn toàn của Hoa Kỳ và các căn cứ quân sự họ ở Nam Việt Nam vào năm 1973, và được thực hiện cho đến mùa xuân năm 1974.
Hiệp định được ký kết bởi các bộ trưởng ngoại giao của VNDCCH, Cộng hòa Việt Nam, Hoa Kỳ và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Việt Nam (MTGPMN). Văn kiện đã tính đến việc rút quân hoàn toàn của Hoa Kỳ và các căn cứ quân sự họ ở Nam Việt Nam vào năm 1973, và được thực hiện cho đến mùa xuân năm 1974.
Các
cuộc đàm phán được tiến hành ở chính Paris do
Pháp là một nước trung gian trong việc tổ chức vào cuối những năm 1960 các cuộc
tiếp xúc chính thức đầu tiên với Hoa Kỳ với VNDCCH và phong trào giải phóng
Miền Nam Việt Nam.
Nhưng
có lẽ quan trọng hơn, từ giữa những năm 1960, ban lãnh đạo Pháp do Charles de
Gaulle đứng đầu trong những năm 1960 đến giữa những năm 1970, và sau đó Georges
Pompidou đã kịch liệt phản đối chống lại sự xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và Đông
Dương.
Điều
gì, đầu tiên, liên quan đến chiến lược của de Gaulle nhằm tăng cường vị thế
quốc tế của Pháp và chống chủ nghĩa toàn cầu mới của Mỹ. Và thứ hai, với việc
rằng hầu như toàn bộ Đông Dương trước giữa những năm 1950s nằm dưới sự kiểm
soát của Pháp, bởi vậy ở đó ảnh hưởng ngôn ngữ và văn hóa Pháp đã và vẫn còn
cho đến hôm nay.
Hơn nữa, từ cuối những năm 1960s, Pháp thông qua Liên Xô hay Trung Quốc định kỳ gửi hàng hóa không chỉ dân sự, mà còn cho các mục đích quân sự cho VNDCCH, Campuchia và Lào. Và, ví dụ, Charles de Gaulle và Georges Pompidou đã không hủy bỏ chuyến thăm của họ tới những nước này ngay cả trong những thời kỳ đánh bom tàn bạo nhất của Mỹ. Thêm vào đó, Pháp vào những năm 1960-1970s đã tiến hành các cuộc diễn tập quân sự ở khu vực các đảo Thái Bình Dương của mình, và chúng nằm, nhắc lại, không xa các đảo trên Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Tất cả điều này thực tế có nghĩa rằng Paris tham gia đối đầu với Hoa Kỳ ở Đông Dương và đồng thời trở thành đồng minh trên thực tế của Liên Xô và Trung Quốc, cung cấp số lượng lớn các viện trợ quân sự và kinh tế quốc tế cho Việt Nam, Lào và Campuchia để đấu tranh chống Mỹ xâm lược.
Hơn nữa, từ cuối những năm 1960s, Pháp thông qua Liên Xô hay Trung Quốc định kỳ gửi hàng hóa không chỉ dân sự, mà còn cho các mục đích quân sự cho VNDCCH, Campuchia và Lào. Và, ví dụ, Charles de Gaulle và Georges Pompidou đã không hủy bỏ chuyến thăm của họ tới những nước này ngay cả trong những thời kỳ đánh bom tàn bạo nhất của Mỹ. Thêm vào đó, Pháp vào những năm 1960-1970s đã tiến hành các cuộc diễn tập quân sự ở khu vực các đảo Thái Bình Dương của mình, và chúng nằm, nhắc lại, không xa các đảo trên Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Tất cả điều này thực tế có nghĩa rằng Paris tham gia đối đầu với Hoa Kỳ ở Đông Dương và đồng thời trở thành đồng minh trên thực tế của Liên Xô và Trung Quốc, cung cấp số lượng lớn các viện trợ quân sự và kinh tế quốc tế cho Việt Nam, Lào và Campuchia để đấu tranh chống Mỹ xâm lược.
Rõ
ràng, "sự kết nối" của Pháp với Liên Xô và Trung Quốc đã báo trước tổn thất quan trọng về địa chính
trị của Mỹ không chỉ ở Đông Nam Á. Như vậy, "yếu tố Pháp" cũng ảnh
hưởng đến thỏa thuận của Hoa Kỳ đối với các cuộc đàm phán hòa bình Paris. Trong
quá trình của vòng đàm phán cuối cùng, bắt đầu vào ngày 22 tháng Một, người Mỹ một lần nữa (như vào năm 1970), đã
ủng hộ sự tham gia của Liên Xô và Trung Quốc trong các cuộc đàm phán và thỏa
thuận tiếp theo. Nhưng ở đây quan điểm mạnh mẽ của Pháp, dù sao, có ảnh hưởng:
Georges Pompidou nói rằng các quốc gia giúp đỡ cho một bên nào đó trong cuộc
chiến tranh này, nhưng trực tiếp không tham gia trong các hoạt động chiến đấu,
không thể tham gia vào các thỏa thuận về việc chấm dứt chiến sự, - trái ngược
với Mỹ.
Cả
Pekin cũng ủng hộ quan điểm như vậy. Thủ tướng Chu Ân Lai nói rằng kể từ khi
bắt đầu cuộc xâm lược của Mỹ tại Việt Nam, Không quân và Hải quân Hoa Kỳ đã
nhiều lần vi phạm biên giới Trung Quốc và đã bắn vào lãnh thổ của nó, dường như
"do nhầm lẫn". Nhưng CHND Trung Hoa đã đánh trả quân sự thích hợp cho
những hành động khiêu khích này mà không vi phạm biên giới kể cả của VNDCCH, cả
của các nước khác ở Đông Dương. Bởi vậy, theo ý kiến của thủ tướng Trung Quốc, nước tham gia trực tiếp
trong hiệp định hòa bình về Việt Nam nên chính là Hoa Kỳ. Quan điểm của Liên Xô
cũng tương tự, nhưng cũng theo chính các nguyên nhân đó: các cuộc tấn công thường
xuyên của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ vào các tàu thương mại của Liên Xô
trong vùng biển và tại các hải cảng của VNDCCH đã không được đáp lại tương ứng
từ phía Liên Xô, bao gồm cả trên biên giới với Alaska và quần đảo Aleutian của
Mỹ.
Tình
hình trở nên tồi tệ hơn cho người Mỹ gây nên bởi cả một chi tiết rằng ngay cả đồng
minh chiến lược của họ trong khu vực - Đài Loan - khăng khăng đòi rút các căn
cứ quân sự của Hoa Kỳ ra khỏi hòn đảo này vào năm 1973.
Chính
quyền Đài Loan, thất vọng bởi các chuyến thăm chính thức của ngoại trưởng Hoa
Kỳ Henry Kissinger và tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tới cả Trung Quốc trong
những năm 1971-1972, và, như hậu quả, với sự bình thường hóa nhanh chóng của
quan hệ Mỹ-Trung Quốc, đã bắt đầu yêu cầu các rút quân đội và các căn cứ Mỹ tại
Đài Loan (nó kết thúc vào mùa thu năm 1974). Và cả Pekin cũng ủng hộ vấn đề này. Nói thêm, vào
mùa thu năm 1972, Đài Loan đã hủy bỏ các thỏa thuận về các hoạt động quân sự
của Hoa Kỳ ở Đông Dương xuất phát từ những căn cứ này. Ngoài ra, chính quyền
của hòn đảo lo sợ "các cuộc tấn công trả thù" vào Đài Loan từ phía
Pekin vì những khiêu khích quân sự "sai lầm" của Hoa Kỳ chống CHND
Trung Hoa.
Từ
thời điểm đó, Hoa Kỳ buộc phải sử dụng các căn cứ của mình ở Philippines và
Thái Lan cách xa Việt Nam, và điều này đã hạn chế những khả năng quân sự của
người Mỹ. Nhưng với sự giúp đỡ của CHND Trung Hoa và Bắc Triều Tiên, vào đầu những
năm 1970s, những người cộng sản-những người khởi nghĩa Philippines, Thái Lan và
Miến Điện đã tăng cường các hoạt động của họ chống lại "các chế độ bù nhìn
thân Mỹ" và các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ. Những quá trình tương tự, từ sự
hỗ trợ của CHND Trung Hoa và CHDCND Triều Tiên, đã phát triển ở ngay các nước
gần nhất Malaysia và Brunei (thuộc Anh trước đây), nơi vào thời kỳ đó có các
căn cứ quân sự của Vương quốc Anh.
Nói
ngắn gọn, lời kêu gọi của Mao Trạch Đông vào năm 1965, "để tạo ra cho Mỹ
hai, năm, một trăm Việt Nam
mới" đã khá thành công đưa vào hiện thực. Theo ý kiến của các chuyên gia Mỹ,
thêm một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc Hoa Kỳ phải đồng ý "rút" ra
khỏi Nam Việt Nam, và sau đó là từ
Campuchia, và Lào là bất chấp những tính toán của Washington, những mâu thuẫn
giữa Liên Xô và Trung Quốc đã không dẫn đến giảm bớt viện trợ giúp của họ cho các nước này
ở Đông Dương. Ngược lại, mong muốn để vượt lẫn nhau ở những quốc gia đó đã dẫn đến
sự trợ giúp của cả Liên Xô và cả Trung Quốc tăng lên. Và sau khi Moscow đáp lại
những yêu cầu của Pekin đã khẳng định (trong năm 1970 và 1972) sẽ thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận với Trung Quốc về viện trợ quân sự lẫn
nhau (1950) trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự trực tiếp Mỹ-Trung Quốc,
hai bên đã trở nên thường xuyên thỏa thuận lịch trình cung cấp hàng hóa của
mình cho VNDCCH thông qua lãnh thổ của Trung Quốc.
Từ
nửa cuối những năm 1960s, cả Bắc Triều Tiên cũng tham gia đối đầu với với Hoa
Kỳ tại Việt Nam.
Ngày 4 Tháng Mười hai năm 2011, Trung tâm mang tên Woodrow Wilson (Mỹ) đã công
bố các số liệu về Quân đội nhân dân Việt Nam (tức là quân đội của VNDCCH)
vào những năm 1960 - 1970s. Cần lưu ý rằng ngay ngày 21 tháng Chín năm 1966 bộ
chỉ huy quân đội Bắc Việt Nam đã thảo luận đề nghị của Bình Nhưỡng viện trợ
quân sự cho Hà Nội qua CHND Trung Hoa. Chỉ huy quân đội, tướng Võ Nguyên Giáp
đã chấp nhận lời đề nghị của Bắc Triều Tiên, và các phi công đầu tiên của CHDCND Triều Tiên đã
tham gia vào lực lượng không quân Việt Nam được trang bị chủ yếu các máy bay
MiG-17 và MiG-21 của Liên Xô, và cũng như các máy bay chiến đấu "Thẩm
Dương"của Trung Quốc, ngay vào tháng
Tháng Mười-Tháng Mười một của cùng năm đó. Sau đó, "các hàng
hóa" như vậy được cung cấp từ CHDCND Triều Tiên vào năm 1969 và 1971.
Theo các thông tin chính xác của Việt Nam và Bắc Triều Tiên, có 87 phi công Bắc Triều Tiên tham gia vào chiến tranh Việt Nam, đến 40 người trong số họ đã thiệt mạng hoặc mất tích, và các phi công này đã bắn rơi ở Việt Nam hầu như 50 máy bay của không quân Mỹ.
Theo các thông tin chính xác của Việt Nam và Bắc Triều Tiên, có 87 phi công Bắc Triều Tiên tham gia vào chiến tranh Việt Nam, đến 40 người trong số họ đã thiệt mạng hoặc mất tích, và các phi công này đã bắn rơi ở Việt Nam hầu như 50 máy bay của không quân Mỹ.
Ngoài
ra, ở Việt Nam, Lào và Campuchia trong thời kỳ đó có các chuyên gia của Bắc
Triều Tiên để xây dựng các đường hầm dưới lòng đất để rải mìn hoặc mở đường cho
quân đội. Số lượng các chuyên gia này nói chung khoảng 100 người. Vào cuối
tháng Chín năm 1966, Kim Il Sung đã cử nhóm các phi công và chuyên gia đầu tiên
của Bắc Triều Tiên đến VNDCCH, đã kêu
gọi họ "hy sinh quên mình bảo vệ Việt Nam cũng như bảo vệ quê hương mình
và những người thân yêu của mình".
Trong
tình hình như vậy, Hoa Kỳ không thể không lo ngại sự hình thành theo đúng nghĩa
đen của "mặt trận chống Mỹ thứ hai" - trên bán đảo Triều Tiên, thêm
vào đó, trong những điều kiện tồn tại các hiệp ước quân sự của CHDCND Triều
Tiên về sự giúp đỡ quân sự lẫn nhau với Liên Xô và Trung Quốc.
Tóm
lại, những tính toán địa chính trị của Hoa Kỳ cho một chiến thắng nhanh chóng ở
Việt Nam
và Đông Dương đã sai lầm. Trong đó, vì những xu thế chính trị quân sự mà Washington không lường
trước được ở Đông Nam Á, trong quan hệ Xô-Trung, trong chính sách của Pháp, Đài
Loan, Bắc Triều Tiên. Bởi vậy, Hiệp định Paris ngày 27 tháng Một năm 1973 và
trong thực tế tổng kết một thất bại nặng nề của "chiến tranh chớp
nhoáng" của Mỹ ở Việt Nam. Và hai năm sau Hoa Kỳ phải rời khỏi Lào, Nam
Việt Nam và Campuchia và Việt Nam đã và trở thành đất nước … xã hội chủ nghĩa
thống nhất.
Bản dịch chưa được biên tập. Các bạn đọc
tham khảo và rất mong góp ý để có bản dịch đúng hơn. Kichbu..:)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét