Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Mùa xuân Ả Rập chỉ mới bắt đầu

Ситуация в Каире

Арабская весна еще только начинается




Anne Applebaum

Nguồn: inosmi.ru

Kichbu posted on 11.02.2013



Ở các nước đã trải qua mùa xuân Ả Rập,  đã không có cơ hội để phát triển "giới tinh hoa chính trị thay thế" có khả năng lãnh đạo đất nước sau cách mạng. Nhưng còn chưa muộn để làm điều đó ngay bây giờ.



Tuần trước, Ai Cập "tổ chức" kỷ niệm thứ hai của  cuộc cách mạng bằng bạo loạn, hơi cay và cuộc biểu tình bão tố chống lại sự hà khắc của chế độ độc tài. Một vài ngày trước đó các đơn vị quân đội được điều đến các khu vực miền Nam Tunisia để đàn áp các cuộc biểu tình, mà những người tham gia yêu cầu các quan chức chính quyền giải thích cho họ tại sao hai năm sau khi cuộc cách mạng, cuộc sống trong nước đã không được cải thiện. Vào ngày kỷ niệm cuộc cách mạng Libya vào ngày 17 tháng Hai, chính quyền đã kêu gọi tăng cảnh giác và áp dụng các biện pháp an ninh phòng ngừa tối đa. «Lufthansa» hủy bỏ các chuyến bay của họ đến Tripoli.


Sau khi mùa đông năm 2011 ở Bắc Phi, nhiều điều đã thay đổi. Nhưng về cơ bản, tất cả mọi thứ vẫn như trước đây. Để hiểu điều này phải nhìn vào các nước khác đã  trải qua những thay đổi triệt để tương tự. Chẳng hạn, ở Châu Âu hậu cộng sản, các nước phải đối mặt với vấn đề như vậy sau cuộc bầu cử của các chính phủ dân chủ vào năm 1990, đã chọn con đường phát triển không giống nhau. Và trong khi một số nước trong số đó đang ở trong tình trạng trì trệ kinh tế và bất ổn chính trị, những nước khác phát triển mạnh.


Sự khác biệt này không thể giải thích chỉ bằng các nguyên nhân chính trị hay kinh tế. Trong thực tế, sự ổn định và phát triển được quy định, chắc chắn, bởi yếu tố con người. Dễ hơn rất nhiều để thực hiện cải cách triệt để và thuyết phục nhân dân phải cần thiết tiến hành chúng ở các nước mà ở đó đã hình thành "giới tinh hoa chính trị thay thế" - những người trước đó đã làm việc cùng nhau, nghĩ ngợi về sự tham gia quản lý đất nước của mình và ở mức độ nào đó đã sẵn sàng nhận trách nhiệm quản lý này về mình. Hungary, Ba Lan và ở mức độ ít hơn Tiệp Khắc và các nước Baltic - họ đã chiến thắng nhờ vì họ đã có được các nhà hoạt động trong suốt thời kỳ dài suy nghĩ về sự cần thiết của những thay đổi và các phương pháp hiện thực hóa chúng. Ngay vào những năm 80s, trong hàng ngũ của phe đối lập Ba Lan  đã thành lập công đoàn "Đoàn kết". Ở Tiệp Khắc, từ những năm 70s, Vaclav Havel đã tuyên truyền và đấu tranh cho những giá trị dân chủ. Ở Hungary và Ba Lan, các nhà kinh tế mười năm thảo luận cách phi tập trung hóa nền kinh tế kế hoạch phân cấp.



Ở các nước khác, các tổ chức đối lập đã không có sự thống nhất như vậy, hoặc các biện pháp đàn áp phe đối lập ở đó khắc nghiệt hơn. Vì vậy, sau sự sụp đổ của Liên Xô những người cộng sản lên nắm chính quyền, lần này, thật ra, trong hình thức của các nhà dân chủ xã hội hoặc những người theo chủ nghĩa. Có người nào đó trong số họ xuất sắc hơn, có người nào đó kém hơn. Nhưng nhìn chung, họ không bảo vệ được cải cách triệt để, vì bản thân họ không quan tâm đến chúng.


Còn bây giờ, khi các nước Ả Rập kỷ niệm thứ hai của các cuộc cách mạng, nên xem xét kinh nghiệm này. Tất nhiên, như một chuyên gia đã nói khi trả lời trong tuần này cuộc phỏng vấn của «Chính sách đối ngoại», trước cách mạng ở Ai Cập đã có rất nhiều các tổ chức phi tập trung hóa. Nhưng "về cơ bản, chúng bị cấm, ngoại trừ phong trào của những người Hồi giáo và các câu lạc bộ bóng đá. Trong hai tổ chức này bao gồm quá nhiều người, và cường độ cảm xúc đi kèm với hoạt động của họ, quá mạnh".  Kết quả là,  tổ chức "Hồi giáo anh em" trở thành duy nhất,  từ ​​năm 2011, trở thành "đảng" chính trị, có khả năng tổ chức quần chúng. Và các câu lạc bộ bóng đá Ai Cập - tổ chức duy nhất có khả năng lãnh đạo cuộc biểu tình chống đối lớn hơn những gì, trên thực tế, họ đang thực hiện trong thời gian gần đây. Nhà lãnh đạo chính trị khác để thay thế những người như trước đây đã không tìm thấy được.


Đã không tìm thấy ở  Bắc Phi như ở Ba Lan và Hungary các nhà kinh tế, mà những người này được chuẩn bị tại bất kỳ thời điểm nào và khi có cơ hội đầu tiên đưa ra các kế hoạch của mình để xây dựng đất nước. Tổ chức "Hồi giáo anh em" lên nắm quyền mà không có bất kỳ những ý tưởng rõ ràng nào về nền kinh tế của Ai Cập. Tại Libya, nơi nền kinh tế, chủ yếu, gắn liền với những lợi ích của gia đình Gaddafi, chính phủ mới được thành lập từ những  cựu lưu vong và phe đối lập quân sự với chế độ cũ, chủ yếu là chỉ mới bắt đầu tìm hiểu các vấn đề của đất nước. Tại Tunisia, nơi mà trong quá khứ đảng Hồi giáo "An Nahda" và các nhà dân chủ tự do đã bị truy nã ráo riết, cho  rằng bạn bè và người thân của gia đình cầm quyền trước đây đang điều hành nền kinh tế đất nước như trước. Những thay đổi triệt để không đáp ứng các lợi ích của họ.


Không phải là dễ dàng để rút ra kết luận chính trị trên cơ sở của những quan sát này. Cuối cùng, những khả năng để đào tạo các nhà lãnh đạo chính trị thay thế vẫn như ba, năm, hoặc tốt hơn, mười năm trước. Nhưng thậm chí lúc bấy giờ không thể phát triển một giới tinh hoa chính trị thay thế thực sự ở nước ngoài - trong hàng ngũ của những người di cư hoặc người nước ngoài. Nếu nhà lãnh đạo của phe đối lập được hình thành bên ngoài các điều kiện địa phương và không bị ảnh hưởng của nhu cầu cấp thiết trong các tổ chức thay thế - các đảng phái chính trị, các tổ chức từ thiện, các tờ báo, các nhóm nhân quyền - thì khi nắm quyền lực, nó sẽ không có lực lượng đầy đủ, các mối liên hệ và ảnh hưởng chính trị để thực hiện cải cách. Ở các nước Ả Rập, khả năng chuẩn bị một giới tinh hoa mới như vậy chỉ xuất hiện trong năm 2011, và nó chỉ mới bắt đầu hình thành. Và đừng tin những người trong thời gian sắp tới tuyên bố rằng các cuộc cách mạng Ả Rập đã kết thúc - hoàn toàn có thể rằng chúng chỉ mới bắt đầu.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter