Южная Корея решила стать ядерной державой
Kichbu
posted on 20.02.2013
Đảng cầm quyền của Hàn Quốc ủng hộ việc đưa vũ khí răn đe hạt nhân trở lại đất nước. Tại Seoul giải thích sự cần thiết có vũ khí hạt nhân của riêng mình hoặc của Hoa Kỳ bởi sự nguy hiểm từ phía CHDCND Triều Tiên. Các nhà quan sát, tuy nhiên, nghi ngờ rằng nhà nước thứ hai trên bán đảo Triều Tiên một lần nữa sẽ trở thành quốc gia hạt nhân.
Các nghị sĩ quốc hội Hàn Quốc từ đảng cầm quyền "Senuri" lại đề nghị biến nước này thành cường quốc hạt nhân.
Sáng kiến này đã được nêu ra hôm thứ Hai bởi các nhà lập pháp Sim Jae-Chol và Yoo Ki Jung tại một cuộc họp với ban lãnh đạo đảng. Theo hãng Yonhap đưa tin,
tại cuộc họp họ tuyên bố rằng trong điều kiện khi Miền Bắc cho thấy khả năng hạt nhân và tên lửa của mình, Miền Nam cần nhanh chóng có các phương tiện đảm bảo cân bằng lực lượng.
Theo đánh giá của Sim Jae-Chol, đối trọng mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên chỉ có thể trong điều kiện rằng Hàn Quốc cũng sẽ có các loại vũ khí tương tự. "An ninh của chúng ta cần được đảm bảo trên cơ sở cân bằng nỗi sợ hãi" – ITAR-TASS dẫn lời ông.
Tuy nhiên, ông
giải thích rằng ông xem việc đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ trở lại Hàn
Quốc là có thể. Nghị sĩ Yoo Ki Jung đồng ý với ông và lưu ý rằng trong trường
hợp khẩn cấp cho phép thực hiện một cuộc tấn cảnh báo vào các cơ sở quan trọng
nhất của Bắc Triều Tiên. Nghị sĩ cũng đề
xuất bãi bỏ hạn chế các tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc tầm 800 km được thỏa thuận
với Hoa mới đây.
Theo báo VZGLYAD
viết, tình hình trên bán đảo Triều Tiên trở nên phức tạp hơn sau khi khi Bình
Nhưỡng tiến hành “thử nghiệm hạt nhân có công suất lớn lần thứ ba”. Vụ nổ mà
công suất của nó được các chuyên gia đánh giá là 6-7 kiloton, gây động đất nhân
tạo trong khu vực với cường độ 4,9.
Hội đồng bảo an
của LHQ đã lên án những hành động của Bình Nhưỡng và thảo luận các biện pháp
trừng phạt mới chống CHDCND Triều Tiên.
Đồng thời, những
vụ thử nghiệm hạt nhân mới không phải để đùa đã làm các láng giềng gần gũi của
Bắc Triều Tiên là Hàn Quốc và Nhật Bản lo ngại.
Trước đó, nói
riêng, Seoul đã
tuyên bố về ý định đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên
lửa của Hàn Quốc, cũng như đã tiến hành tập trận quy mô lớn cùng với Hoa Kỳ.
Tuy nhiên các nhà
quan sát nghi ngờ rằng Hàn Quốc sẽ tiến hành chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng
mình. “Điều này bị loại bỏ, trước hết, vì các nguyên nhân chính trị. Tuy vậy
binh sĩ Mỹ có mặt tại Hàn Quốc đảm bảo an ninh và các đơn vị này đã được trang
bị cả vũ khí hạt nhân”, - tổng biên tập tạp chí “Quốc phòng quốc gia” Igor
Kopotchenko giải thích cho báo VZGLYAD.
Theo ý kiến của
chuyên gia, không có sự cần thiết nào để Hoa Kỳ đưa trở lại vũ khí hạt nhân của mình đến
Hàn Quốc. “Nếu cần thiết ở khu vực Hoa Kỳ có khả năng nhanh chóng chuyển đến đó
vũ khí hạt nhân. Nhưng trên thực tế điều này không đòi hỏi bởi Hoa Kỳ có các vũ
khí hủy diệt các cơ sở trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên với số lượng đủ hiện nằm
trên lãnh thổ Hàn Quốc. Bất kì hàng không mẫu hạm nào của Mỹ có những khả năng
tấn công hạt nhân với sự hộ trợ của máy bay tiêm kích được trang bị vũ khí hạt
nhân"- ông nói.
Nói thêm rằng Hoa
Kỳ duy trì vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Hàn Quốc từ trước cho đến
năm 1991, tuy nhiên sau đó đã đưa nó ra khỏi đất nước.
-----
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét