Генсек Чжао Цзыян против партийного аппарата
Leonhit Mlechen
Nguồn: forum-orion.com
Kichbu
posted on 10.02.2013
Mùa xuân 1989
đã làm nhiều thay đổi trong cuộc sống của đất nước và trong đời sống của Triệu
Tử Dương. Vào cuối tháng Một năm
1989, Đặng nói với Triệu rằng sẽ trao cho ông chức vụ quan trọng nhất chủ tịch
Ủy ban quân sự trung ương. Giải thích:
để bắt buộc tất cả những người
già cả ra đi, ông cần phải làm ương cho họ. Nhưng các sự kiện tại quảng trường Thiên An Môn đã phá vỡ sự
nghiệp của ông.
Có lẽ tất cả bắt
đầu từ việc rằng những người trí thức Pekin
muốn kỷ niệm 200 năm Tuyên ngôn nhân quyền của Pháp. Các văn bản nhân quyền
vang lên như một bản cáo trạng đối với hệ thống độc đảng. Ngày 15 tháng Tư năm
1989, cựu tổng bí thư Hồ Diệu Bang qua đời. Tang lễ tiễn biệt của ông đã biến
thành một cuộc biểu tình chính trị chống đường lối chính thống. Những tờ báo
chữ lớn (дацзыбао) xuất hiện trở lại, lần này không bị áp đặt từ trên. Đảng Cộng sản, chính Đặng Tiểu Bình bị
chỉ trích mạnh mẽ. Đó là thời gian khi xã hội phản ứng dữ dội với việc giá cả
leo thang và nạn tham nhũng tăng lên. Các tổ chức sinh viên bắt đầu được hình
thành và được trợ lý Bao Tong của tổng bí thư ủng hộ.
Tối ngày 18 và 19
tháng Tư, thanh niên tập trung cạnh tòa nhà của Ủy ban Trung ương. Ngày 22
tháng Tư, khi mai táng Hồ Diệu Bang, hàng chục ngàn sinh viên đã đến Quảng
trường Thiên An Môn. Hồ được đánh giá
cao. Ông đã phục hồi danh dự cho những người bị hại dưới thời Mao. Ông đã tiến
hành các cuộc cải cách. Và quan trọng nhất - ông không liên quan đến tham
nhũng.
Thủ tướng Lý Bằng
đã yêu cầu áp dụng các biện pháp cứng rắn chống lại "một số ít những kẻ vô
lại". Bí thư thứ nhất của thành ủy Pekin Li Simin ủng hộ ông. Tổng bí thư
Triệu Tử Dương phản đối họ: " Cần thiết giải quyết các vấn đề hiện tại
thông qua đối thoại, không làm trầm trọng thêm các mâu thuẫn".
"Tôi tin
tưởng chắc chắn, - Triệu nhớ lại, rằng toàn xã hội đồng cảm với các cuộc biểu
tình của sinh viên. Tôi cho rằng rằng tất cả mọi thứ có thể được giải quyết một
cách hòa bình và hợp lý - dựa trên dân chủ và pháp luật, thông qua đối thoại và
giảm bớt căng thẳng. Và điều này sẽ giúp các cuộc cải cách của chúng ta".
Ngày 19 tháng Tư, Triệu
đã đến thăm Đặng Tiểu Bình. Trình bày quan điểm của mình về các cuộc biểu tình
của sinh viên. Đặng đã đồng ý với ông. Triệu cho rằng ông dần dần sẽ thuyết phục được sinh viên chấm
dứt các cuộc biểu tình chống đối và rời khỏi khu vực quảng trường.
Nhưng ông đi thăm
CHDCND Triều Tiên. Vắng mặt của ông, thủ tướng Lý Bằng và các nhà lãnh đạo của
ủy ban thành phố yêu cầu những biện pháp cương quyết thoạt đầu tại cuộc họp của
Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị, sau đó kêu gọi trực tiếp đến Đặng. Họ mang đến
cho Đặng tập tài liệu, trong đó Đặng bị chỉ trích mạnh mẽ. Đặng bàng hoàng và
đồng ý các cuộc biểu tình của sinh viên mang tính chất "chống đảng, chống
xã hội chủ nghĩa" ...
Trong khi tổng bí
thư vắng mặt, ngày 26 tháng Tư một bài xã luận của "Nhân dân Nhật
báo" đã đánh giá các cuộc biểu tình của sinh viên ở thủ đô như là "một
âm mưu đã được lên kế hoạch" chống lại ban lãnh đạo của đảng và chế độ xã
hội chủ nghĩa. Bài viết bị giới trí thức
đánh giá rất tồi tệ.
Ngày 4 tháng
Năm sinh viên học sinh khởi nghĩa đã
chiếm quảng trường trung tâm thủ đô Thiên An Môn ("Quảng trường đồng thuận
Thiên Triều"). Đây là một cuộc biểu tình công khai chống chính quyền. Sinh
viên Trung Quốc đã đòi không chỉ cải cách về kinh tế mà còn về chính trị.
Triệu không đồng ý
với các tác giả của bài xã luận trên "Nhân dân Nhật báo". Ông muốn
nói chuyện với Đặng. Nhưng ông không được cho phép làm như vậy. Câu trả lời là
Đặng cảm thấy không được khỏe.
Ngày 8 tháng Năm
tại một cuộc họp của ủy ban thành đô Triệu đã đề xuất chống tham nhũng, quan
liêu, loại bỏ các hệ thống dịch vụ đặc biệt của các quan chức cao cấp, soạn thảo một đạo luật về tự do của các
phương tiện truyền thông đại chúng, tất cả các cuộc xung đột được giải quyết
bằng cách tìm kiếm sự đồng thuận. Triệu xem việc thành lập một ủy ban đặc biệt chống tham nhũng là cần
thiết, nghiêm túc giải quyết vấn đề đau đớn này, và nhờ đó đáp ứng các nguyện
vọng của người dân. Ngày 13 tháng Năm, ông vẫn đến thăm Đặng. Đặng đã đồng ý
với ý tưởng đấu tranh chống tham nhũng. Nhưng Triệu không tàn thành tiến hành
đối thoại với công chúng. Lý Bằng không hài lòng hỏi ông: "Ông sao thế, muốn theo các phương pháp
mềm yếu liên quan đến các cuộc biểu tình của sinh viên? Vì vậy, bao nhiều thời
gian đã bị mất, và các phương pháp như vậy là vô ích".
Vào chính những
ngày đó Mikhail Gorbachev đã đến Pekin
để gặp gỡ với gia trưởng của những cải cách của Trung Quốc Đặng Tiểu Bình và
bình thường hóa quan hệ Trung-Xô. Cuộc gặp gỡ sẽ mang tính lịch sử đối với cả
Nga, và cả Trung Quốc.
Đoàn đại biểu Liên
Xô đến Pekin
vào một trong những thời điểm bi kịch nhất trong lịch sử của đất nước. Thanh
niên Pekin đã
noi gương của Liên Xô. Đối với sinh viên học sinh, Gorbachev là thần tượng và
mẫu mực. Thất vọng bởi chính quyền không muốn tham gia vào các cuộc đối thoại, họ quyết định
để tận dụng chuyến đi thăm đến Pekin của
vị khách Liên Xô và ngày 13 tháng Năm, một ngày trước khi ông đến nơi, họ bắt
đầu tuyệt thực tập thể tại Quảng trường Thiên An Môn. Trước tiên, có 200 người,
vài ngày sau - đã 3000. Số lượng người tuyệt thực không ngừng tăng lên. Sang
ngày thứ tư, một số người trong số họ bắt đầu bị ngất. Triệu sợ rằng một người
nào đó trong số thanh niên học sinh có thể bị chết.
Các nhóm truyền
hình đến đưa tin về chuyến đi thăm của Gorbachev đã kể cho toàn thế giới biết về những gì đang
xảy ra ở Bắc Kinh.
Học sinh bằng mọi
cách đã thu hút Gorbachev chú ý đến mình, đề nghị ông phát biểu trước sinh viên
trên quảng trường Thiên An Môn, bảo đảm trật tự và an ninh. Các nhà chức trách,
tất nhiên, phản đối. Những người thân cận của Mikhail Sergeevich cũng khuyên ông không làm điều đó.
Nếu như Gorbachev
ủng hộ các sinh viên Pekin biểu tình, thì điều này có thể mang lại cho ông sự
tôn trọng của tất cả các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, nhưng mối
quan hệ song phương với Trung Quốc sẽ bị hư hỏng lâu dài. Ngay lập tức sau
khi Gorbachev về nước, tại một số quận
của Pekin đã
tuyên bố thiết quân luật.
Và các sự kiện đã
phát triển như thế này.
Ngày 16 tháng Năm
Gorbachev đã được Đặng Tiểu Bình tiếp. Cuộc gặp gỡ với Đặng tự thân rất có giá
trị. Đặng thực sự điều hành Trung Quốc, mặc dù không nắm giữ bất kỳ chức vụ chủ
chốt nào trong đảng và nhà nước. "Mọi người muốn tôi trở thành chủ tịch
của đảng, - Đặng nói - nhưng tôi quá già cho điều này".
Và cả tổng bí thư
Ủy ban trung ương ĐCSTQ Triệu Tử Dương cũng tiếp Mikhail Sergeevich. Tiện thể
nói thêm, bản thân Triệu cần phải nói với Gorbachev rằng cuộc gặp gỡ của hai
tổng bí thư có nghĩa khôi phục lại mối quan hệ giữa hai đảng. Nhưng Đặng đã để
vinh dự này cho mình và cảnh báo Triệu rằng giai đoạn biểu trưng sẽ được tuyên
bố sau khi ông ta nói chuyện với nhà lãnh đạo Xô Viết.
Triệu Tử Dương sau
đó cho rằng một số lời nói của ông trong một cuộc gặp gỡ Gorbachev, Đặng Tiểu
Bình xem như nỗi xúc phạm lớn. Trong thực tế, điều này không có ý nghĩa gì.
Đặng rất không hài lòng với Triệu.
Vào buổi tối, sau
cuộc gặp gỡ với Gorbachev, Triệu đã triệu tập ủy ban thường vụ Bộ Chính trị và
đề nghị kêu gọi sinh viên chấm dứt cuộc
tuyệt thực. Trong thông điệp có những lời như thế này: "Lòng yêu nước sinh
viên được ngưỡng mộ, Ủy ban trung ương và chính phủ chấp thuận hành động của
họ". Lý Bằng bất bình phản đối:
"Với họ những từ "được ngưỡng mộ" là quá đủ". Còn bổ sung
thêm, rằng chúng tôi chấp thuận những hành động của họ để làm gì?".
"Nhiệm vụ của chúng ta, Triệu giải thích, - trấn an tinh thần". Bằng
đa số phiếu bản tuyên bố được thông qua. Nhưng ban lãnh đạo Trung Quốc bị phân chia.
Thủ tướng Lý Bằng và các người đồng ý kiến của ông cho rằng tình hình đang dẫn
đến sự hỗn loạn. Triệu đã cố gắng đến gặp Đặng nhưng không thành công. Ông ấy
không muốn nghe người do mình tiến cử nhiều hơn nữa.
Ngày 17 tháng Năm
tại chỗ của Đặng đã tập trung các ủy viên của uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị của
Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Vấn đề về áp dụng thiết quân luật ở thủ đô nảy sinh.
Triệu phản đối và ông bị đơn độc. Lý Bằng phê phán tổng bí thư mạnh mẽ. Đặng
kết luận: " Để tình hình không vượt ra khỏi tầm kiểm soát, chúng ta đưa
quân đội vào Pekin
và ban bố tình trạng thiết quân luật".
Nhưng ông cảnh báo Lý Bằng: "Chỉ đừng để ai biết tôi ra quyết định
này!"
Ngày 18 tháng Năm,
Đặng bay đến Vũ Hán. Nói chuyện với các nhà lãnh đạo quân sự. Muốn, rõ ràng, để
đảm bảo rằng sự hỗ trợ các tướng lĩnh ủng hộ quyết định này và mệnh lệnh sẽ
được thực hiện.
Triệu xin từ chức:
"Tôi không muốn làm một tổng bí thư Ủy ban Trung ương, người đã tung quân
đội chống lại các sinh viên". Chủ tịch CHND Trung Hoa Yang Shangkun gọi
điện thoại cho ông với yêu cầu ông suy nghĩ lại: "Bây giờ không thể thay
đổi ban lãnh đạo. Nếu được biết điều này, tình hình sẽ chỉ tồi tệ hơn. Chúng ta
không thể đổ xăng vào lửa".
Sáng ngày 19, tổng
bí thư đã đến quảng trường Thiên An Môn. Ông không thành công khi yêu cầu sinh
viên giải tán. "Tôi chỉ cố gắng thuyết phục họ chấm dứt tuyệt thực, -
Triệu giải thích. - Họ là những người trẻ tuổi và cần phải bảo vệ mạng sống của
mình. Tôi hiểu rằng đất nước ủng hộ họ, nhưng điều này không có ý nghĩa gì đối
với một nhúm các cụ già đang nắm giữ một đường lối cứng rắn".
Lý Bằng đã ký lệnh
của chính phủ về thiết quân luật từ 10 giờ sáng ngày 20 tháng Năm thiết quân
luật ở một loạt các quận của thủ đô.
Trong những ngày
sau, số lượng người biểu tình ở quảng trường đã được giảm bớt. Chỉ có lại vài
nghìn người. Vào đêm rạng ngày 2 tháng Sáu, quân đội tiến về phía quảng trường
để "đàn áp cuộc bạo loạn phản cách mạng". Những người dân thủ đô
chống cự trong tuyệt vọng, họ đốt xe quân sự và chiến đấu tay không với những
người lính. Quân đội đã bao vây quảng trường. Vào đêm rạng ngày 3 tháng Sáu,
quân đội đã nổ súng. Sử dụng xe thiết giáp, bằng sức mạnh họ đã xóa sạch sinh
viên khỏi quảng trường. Hơn 200 người đã thiệt mạng.
"Họ không nói
cho tôi rằng tôi đã bị loại khỏi chức vụ, - Triệu hồi nhớ. Nhưng không ai gọi
cho tôi. Thông tin đã bị ngưng. Tôi đã bị cô lập. Chỉ những tin tức rằng ở tất
cả các cuộc họp trong bộ máy người ta nói về "các tội ác" của tôi,
được báo cáo cho tôi".
Trợ lý Bao Tong
của ông đã bị bắt giữ và bị quản thúc tại nhà. Triệu phản đối, nhưng sự can
thiệp của ông, mặc dù ông vẫn còn chính thức là tổng bí thư, đã không giúp đỡ
gì được nữa.
Cuộc họp mở rộng
của Bộ Chính trị kéo dài ba ngày - từ ngày 19 đến 21 tháng Sáu. Lý Bằng đã
trình bày một bài báo có tựa đề "Về những sai lầm của đồng chí Triệu Tử
Dương trong thời gian các cuộc biểu tình và bạo loạn chống đảng và chủ nghĩa xã
hội". Cáo buộc chính: "Triệu Tử Dương đã phạm những sai lầm, ủng hộ
các cuộc biểu tình và bạo loạn, và gây chia rẻ trong đội ngũ của đảng… Ông thể
hiện thái độ thụ động đối với cuộc đấu tranh chống tự do hóa tư sản, không chú
ý thích đáng đối với công tác xây dựng đảng và công tác chính trị tư
tưởng". Triệu đề nghị được phát biểu. Chủ trì hội nghị nhìn đồng hồ và
nói: "Nói chung chúng ta đã hết thời gian. Nếu muốn phát biểu, thì không
quá mười phút".
Triệu đã bị tước
sạch hết các chức vụ. Đặng đã hy sinh
người bảo trợ của mình. Trước khi bỏ phiếu, Đặng Tiểu Bình tuyên bố
Khrushev đã thực hiện điều này như thế nào tại các hội nghị của Ủy ban trung
ương ĐCSLX và đạt được sự ủng hộ đồng thuận: "Tất cả những người tham gia
hội nghị có quyền bỏ phiếu, ngay cả khi họ không phải là ủy viên của Bộ Chính
trị". Đó là hành vi vi phạm điều lệ.
Ngày 3 tháng Chín
năm 1989, Triệu đã được gọi đến Ủy ban trung ương, nơi tuyên bố rằng trường một
tổ các nhà điều tra đảng sẽ giải quyết vụ việc của ông. Bản kết luận cáo trạng đồ sộ đã được soạn.
Nhưng không có bất kỳ buộc tội nào nữa đưa ra dành cho ông. Nhưng ở Pekin muốn mọi người quên
ông.
Ông có thể rời
khỏi nhà trong sự kèm cặp cuả các nhân
viên an ninh cảnh giác. Ngay cả những người đồng chí cũ cũng không được phép
được phép đến thăm ông để cựu tổng bí thư không thể gặp gỡ với ai. Và, dĩ
nhiên, ông đã bị cấm nói chuyện với người nước ngoài và các nhà báo. Khi ông
đến chơi thể thao, căn phòng trống rỗng.
Ngày 12 tháng Chín
năm 1997 Triệu đã gửi một bức thư cho đại hội XV của đảng. Ông trình bày quan
điểm của mình: cho dù đánh giá các cuộc biểu tình của sinh viên thế nào đi nữa,
không có bất kỳ chứng cứ nào cho thấy đó là "cuộc bạo loạn phản cách
mạng". Mọi người đều hiểu rằng các sinh viên đã yêu cầu phải đấu tranh
chống tham nhũng và cần tiến hành cải cách chính trị, chứ không phải để lật đổ
của đảng cộng sản. Việc sử dụng của quân đội chỉ làm các mối quan hệ giữa đảng
và nhân dân xấu đi. Các vấn đề xã hội từ thời đó chỉ căng thẳng thêm. Xung đột
trở nên tồi tệ hơn. Tham nhũng khởi sắc ... Ông yêu cầu bỏ những cáo buộc vô lý
của mình. Đáp lại là các điều kiện sinh hoạt của ông khó khăn thêm. Và chỉ
trước chuyến đi nước ngoài của Giang Trạch Dân, ông bất ngờ được cho phép ra
khỏi nhà. Để ở Hoa Kỳ, tổng bí thư không bị trách cứ rằng người tiền nhiệm của
ông bị quản thúc tại gia. Triệu Tử Dương được phép chơi golf và tham dự đám
tang của những người bạn cũ, hết người này đến người khác đi sang thế giới bên
kia. Sau đó người ta bắt đầu cho phép những người thân thích và nhân viên cũ đến
thăm ông- nhưng phải là những người đã nghỉ hưu.
Mười sáu năm cuối
cùng của cuộc đời mình - cho đến khi qua đời vào năm 2005 - ông đã trải qua
trong sự cô lập. Ông đã kể vào băng magnitophone hồi ức của mình - 30 băng
casset với 30 phút một băng. Các băng casset đã được phân phát cho các bạn bè
được tin cậy. Để sau khi ông chết, tất cả chúng có thể thu thập, giải mã và
chuyển ra nước ngoài, nơi những hồi ức của ông được in lại. Rất giống với những
hồi ký của Khrushev. Lịch sử của Triệu Tử Dương chứng minh rằng nếu một người
chống lại cả bộ máy, thì sẽ tìm thấy những cối đá sẽ xay bột bất kỳ người nào…
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét