Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Kim Jong Un: "Tử hình chú dượng giúp củng cố sự đoàn kết trong nội bộ đảng"

Новость на Newsland:

"Казнь дяди помогла укрепить солидарность внутри партии"


Kichbu theo: interfax.ru

London. 1 tháng Một. INTERFAX. Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un  trong thông điệp năm mới qua truyền hình gửi đến nhân dân lần đầu tiên bình luận  ​​về việc tử hình chú của mình, Jang Song Taek, gọi đó là "làm sạch bụi bẩn khỏi đảng", British Broadcasting Corporation đưa tin.

Theo người đứng đầu của CHDCND Triều Tiên, động thái này đã củng cố sự thống nhất của đất nước.

"Giải pháp kịp thời và chính xác của đảng chúng ta loại trừ những thành phần chống đảng, phản cách mạng đã giúp chúng ta củng cố sự đoàn kết trong đảng," - Kim Jong Un nói.

Ngày 13 thangd Mười hai, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đã thông báo về vụ tử hình Jang Song Taek, bị cáo tội âm mưu thực hiện đảo chính nhà nước.

Những cáo tội tham nhũng, suy đồi, hoạt động phản cách mạng và sử dụng ma túy đã đưa ra chống lại ông.

Trước đó,  Jang Song Taek 67 tuổi là một đồng sự thân cận của cháu trai của mình, và được xem là một trong những nhân vật quyền lực nhất CHDCND Triều Tiên.

-----
--> Read more..

Nga: đối với nhân viên công lực sẽ thi hành trừng phạt hình sự vì bất hoạt động

Для силовиков введут уголовное наказание за бездействие

Для силовиков введут уголовное наказание за бездействие


Еlena Malay

Kichbu theo: izvestia.ru

Các đại biểu Duma Quốc gia kêu gọi lựa chọn cẩn thận hơn đối với  nhân viên hoạt độngchống những kẻ khủng bố.

Ủy viên của Ủy ban Duma Quốc gia về Giao thông vận tải Oleg Nilov đề nghị thi hành truy cứu trách nhiệm cá nhân đối với các nhân viên của các cơ quan tình báo vì những cuộc tấn công khủng bố tại các địa bàn do họ phụ trách, không ngăn chặn được vì sự bất hoạt động của những người có trách nhiệm. Nghị sĩ đề xuất áp dụng trách nhiệm hình sự vì bất hoạt động và dung túng của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Sáng kiến này, theo Nilov, sẽ nâng cao sự quan tâm của các nhân viên công lực trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn các cuộc tấn công.

- Người dân bây giờ cần kết quả thực sự. Nếu, sau chính cuộc tấn công khủng bố xác định được danh tính của kẻ đánh bom tự sát, thì đó không phải là kết quả. Cần phải phanh phui các bang nhóm, phái tộc, trục xuất gia đình của họ, tước tài sản của họ và áp dụng các hình phạt mạnh đối với những kẻ tội phạm để làm gương – nghị sĩ tin tưởng. – Thái độ nhân ái được thể hiện bởi chúng ta đối với những người nhập cư bất hợp pháp tạo ra cho những kẻ khủng bố mảnh đất màu mỡ để thực hiện các kế hoạch của chúng.

Nguyên nhân mà theo đó nghị sĩ nghi ngờ về năng lực của một số quan chức của cơ quan tình báo là hoạt động không hiệu quả của họ nhằm ngăn chặn  các vụ nổ hang loạt ở Volgagad xảy ra vào ngày 21tháng Mười, 29 và 30 tháng Mười hai. Theo ý kiến của Oleg Nilov, ngay sau vụ nổ hôm 29 tháng Mười hai, các cơ quan đã phải tăng cường sự chú ý của mình, cũng như tiến hành thanh tra, kiểm tra ở những nơi tụ tập những người nhập cư bất hợp pháp tiềm năng có vấn đề.

- Tội phạm cần phải được phát hiện vào thời điểm khi chúng lên kế hoạch, có nghĩa, tất cả các nơi (trong các chợ, kho tàng, chẳng hạn), nơi tụ tập  những người nhập cư bất hợp pháp, cần phát hiện và giải tán, còn những người cung cấp cho họ chỗ ăn ở, phải trừng phạt, - nghị sĩ giải thích thêm.

 
 Фото: Сергей Карпов
 Tuy nhiên, cộng tác viên danh dự của Bộ Nội vụ LB Nga, cựu đại tá nội vụ của Bộ Sergey Petrov đã không đồng ý rằng các cảnh sát khu vực bình thường cũng phải chịu trách nhiệm như những người lãnh đạo điều họ đến. Ông nhắc lại rằng các biện pháp tăng cường kiểm soát được áp dụng gần đây: đặt các cửa kiểm tra, tăng số lượng chốt gác. Ví dụ, trong cuộc tấn công khủng bố gần đây tại nhà ga chỉ có một mình sáu cảnh sát bị thương, và tất cả những người này đã thể hiện lòng dũng cảm. Nhưng trong chức năng nhiệm vụ của họ không bao gồm việc kiểm tra từng túi xách hoặc khám xét mỗi người phụ nữ Hồi giáo, nhiều người trong số đó đeo chất nổ thậm chí cả trên nịt vú.

- Hệ thống được xây dựng làm sao để mọi người làm nhiệm vụ không phải suốt ngày đêm và theo thời gian làm họ mụ người, và nhiều người thậm chí ra rượu chè bê tha. Nhưng họ đang làm mọi thứ có thể phụ thuộc vào họ, và sẽ không công bằng trừng phạt họ nặng nề vì các cuộc tấn công xảy ra. Chỉ bằng những kiểm tra để phát hiện tội đang được chuẩn bị kiểu ấy là không thể. Đó là như chơi xổ số, và ở đây chỉ có hoàn thiện chiến lược được vạch ra ở cấp độ cao hơn mới có thể tăng tỷ lệ phần trăm các vụ khám phá, - Sergei Petrov tin chắc.

Các biện pháp khác mà Oleg Nilov đề xuất là củng cố biên giới bằng cách thắt chặt việc kiểm tra người và hàng hóa, và trong tương lai, theo nghị sĩ,  yêu cầu kể cả việc việc gia cố các khu nhà quan trọng về mặt xã hội, chỗ ở tư nhân.  Theo lời đại biểu, các kết quả kiểm tra chỉ ra rằng những kẻ khủng bố đã tuyên bố chiến tranh mà  đánh trả cuộc chiến tranh đó sẽ là phòng vệ cá nhân và các biện pháp nghiêm ngặt của các cơ quan công lực. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng cùng với việc tăng cường kiểm soát trong bất kỳ trường hợp nào không được quên điều chỉnh các trạng thái xã hội.

- Mục tiêu chính của bọn khủng bố - gây nổi loạn trong các tầng lớp xã hội, khêu lên các cuộc xung đột liên sắc tộc, vì vậy nhiệm vụ quan trọng nhất của người có trách nhiệm – không cho phép xảy ra các cuộc đụng độ trên nền tảng dân tộc, - đại biểu nhấn mạnh.

Vấn đề về sự cần thiết  xác định mức độ trách nhiệm hình sự đối với việc bất hoạt động của các cơ quan và những vấn đề nêu trên Oleg Nilov sẽ đưa ra tại cuộc họp tiếp theo của Duma Quốc gia.


Xem thêm:

------
--> Read more..

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Các vụ nổ ở Volgograd – đó là một cuộc chiến tranh thực sự

Новость на Newsland: Рыжков: взрывы в Волгограде – это настоящая война

Рыжков: взрывы в Волгограде – это настоящая война


Natalya Vedeneeva

Kichbu theo: mk.ru

Ba vụ nổ ở Volgograd trong vòng chưa đầy ba tháng, vụ nổ   xe ở Pyatigorsk không thể được gọi sự ngẫu nhiên, các cuộc tấn công bị kích động của những kẻ cuồng tín tôn giáo nào đó. Đó không đơn thuần chỉ là khủng bố, mà là  khởi đầu của chiến sự. Ai và tại sao cần điều này? Những mục tiêu như thế nào của những con rối vô hình thúc đẩy những người đánh bom liều chết gây ra  những tội ác tày trờ ấy? Phóng viên "MK" hỏi quan điểm của chính trị gia Vladimir RYZHKVOV về vấn đề này.

 владимир рыжков теракты волгоград война

Kết luận thứ nhất có thể nêu ra trong tình hình hiện nay,- đó là sự thất bại lớn nhất của các cơ quan tình báo Nga, - Vladimir Ryzhkov nói -. Bởi  nhiệm vụ của họ không phải ở chỗ đứng bên cạnh cửa của các máy dò tìm kim loại. Nhiệm vụ của họ - ở chỗ ngăn chặn các cuộc tấn công với thương vong hàng loạt. Giám đốc FSB Alexander Bortnikov bây giờ phải giải thích cho công chúng cơ quan của ông ấy hoạt động như thế nào  mà để xảy ra những bốn (!) vụ đánh bom trong vòng chưa đầy ba tháng. Chúng ta phục vụ để ngăn chặn những tình hình khẩn cấp như vậy từ trong trứng nước như các cơ quan tình báo ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Israel đang thực hiện điều đó.  Trong thực tế, có vẻ như chúng ta đang đầu tư tài chính một cách vô bổ? Thay vào đó, để ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố, hàng nghìn nhân viên của FSB, cảnh sát chính trị, tôi gọi nó như vậy, hàng ngày không mệt mỏi theo dõi những chính khách hoàn toàn cởi mở với những quan điểm tự do, giống như tôi. Mỗi ngày, đi đâu đó, tôi nhận thấy sau lưng những người của FSB. Họ nghe lén điện thoại của tôi, đọc thư của tôi. Nếu tốt hơn cần trích sang một phần kinh phí cho cuộc chiến chống các băng nhóm bất hợp pháp! Ví dụ, thủ lĩnh của phiến quân Doku Umarov ngay từ mùa hè đã nói rằng những người Hồi giáo sẽ chuẩn bị các cuộc tấn công khủng bố trước và trong thời gian Thế vận hội tại Sochi. Đây là những gì FSB cần phải tập trung, chứ không phải nhắm vào chúng tôi, những công dân tuân thủ pháp luật của đất nước mình.

 
 Photo: Sergei Karrpov

- Ai có thể hưởng lợi các cuộc tấn công?

Với câu hỏi ai được hưởng lợi từ các cuộc tấn công, tôi sẽ trả lời rõ ràng thế này: đó là những kẻ Hồi giáo cực đoan,  mà đối với họ nước Nga – đó là kẻ thù, đất nước, nơi sinh sống nhiều người “ngoại đạo”, đơn giản cần phải tiêu diệt đất nước đó. Trong những kế hoạch tiếp theo nữa của họ - cũng tiêu diệt các nước phương Tây, mà tôn giáo, chính trị và nếp sống của các quốc gia đó trái với ý thức hệ của họ. Tôi nghĩ rằng ba vụ nổ ở Volgograd, đó không đơn thuần chỉ là các cuộc tấn công, đây là một cuộc chiến thực sự. Và chẳng có ai bảo vệ chúng ta tránh cuộc chiến tranh này cả.


Xem thêm:
-----
--> Read more..

The Times tuyên bố Vladimir Putin là người của năm

Владимир Путин
Vladimir Putin

Photo: Кirill Kudryavtsev/AFP

The Times объявила человеком года Владимира Путина


Kichbu theo Lenta.ru

Báo Anh The Times tuyên bố tổng thống Nga Vladimir Putin người thế giới của năm. Thông tin về điều này được công bố trên website của bổn báo trưa ngày  30 tháng Mười hai.

The Times nói rằng, năm 2013 là đỉnh cao trong sự nghiệp của Putin khi ông đã có thể đưa Moscow trở lại trường quốc tế. Tờ báo ghi nhận vai trò của Putin trong việc giải quyết cuộc xung đột ở Syria và trong việc quyết định vấn đề Ucraina. Vladimir Putin đã đề nghị Syria giao vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát quốc tế, do đó ngăn chặn được cuộc tấn công của phương Tây vào đất nước này. Vào thời kỳ đỉnh điểm của các cuộc biểu tình chống đối Ucraina gây ra do việc Kiev từ chối hội nhập vào châu Âu, Putin đã cho Viktor Yanukovych  vay 15 tỷ dollars.

Ngoài ra, tờ báo cũng nói rằng Putin đã thành công trong việc "ngáng chân" phe đối lập, buộc họ phải chơi theo các quy tắc của ông. The Times dẫn nhà lãnh đạo đối lập Alexei Navalny làm ví dụ, người đã bị kết án về vụ "Kirovles", đồng thời cho phép ông ấy tham gia vào cuộc bầu cử chức thị trưởng Moscow. Tờ báo cũng nói ý rằng Vladimir Putin "như một chiến thắng thực sự đã tạo ra các vấn đề để giải quyết chúng". Đê rlamf dẫn chứng, The Times đã nêu lên việc  ân xá cho cựu giám đốc điều hành Yukos Mikhail Khodorkovsky thành viên của ban nhạc punk Pussy Riot.

"Ngay cả cuộc tấn công khủng khiếp ngày hôm qua ở Volgograd, nơi mười tháng trước, ông Putin chỉ ra quan điểm dân tộc chủ nghĩa của mình trong lễ kỷ niệm của trận đánh Stalingrad, hầu như không làm suy yếu uy tín của ông," - viết The Times.

Tờ báo cũng nhấn mạnh rằng vụ nổ ở Volgograd  đưa ra ánh sang thất bại Putin trong cuộc chiến chống phiến quân ở Bắc Kavkaz, nhưng giả định rằng tổng thống sử dụng nó để nhận được sự ủng hộ của quốc tế để sự đàn áp của những phần tử Hồi giáo cực đoan trước Thế vận hội.

Vụ nổ bom tại nhà ga ở Volgograd ngày 29 tháng Mười hai cướp đi sinh mạng của 17 người, và khoảng 40 người bị thương. Vào buổi sáng ngày 30 tháng Mười hai tại thành phố xảy ra thêm một vụ tấn công nữa – thiết bị nổ phát nổ trên chiếc xe troleibuyt theo hành trành số 15 quận Dzerzhinsky của Volgograd. Nạn nhân của cuộc tấn công này là 14 người, 41 người bị thương.

Trước đây, báo The Times đã nêu một người của Vương quốc Anh người đó là bộ trưởng tài chính George Osborne. Vladimir Putin đã trở thành người của năm theo ấn phẩm nước ngoài có uy tín khác – vào năm 2007 danh hiệu này tạp chí Time của Mỹ đã trao cho ông.


Xem thêm:
-----

--> Read more..

Volgograd: photos từ hiện trường phát nổ xe troleibuyt

Embedded image permalink

Đánh bom tại ga xe lửa ở Volgograd. Dòng chữ trắng trên nền đỏ banron "Chúc mừng Năm mới 2014!". Photo từ site twitter.com 

Фото с места взрыва троллейбуса в Волгограде


Kichbu theo inosmi.ru



Vụ đánh bom thứ hai sau một ngày xảy ra tại Volgograd: ở quận Dzerzdinsk xe troleibuyt đã phát nổ.

Теракт в троллейбусе в Волгограде


Взрыв в троллейбусе в Волгограде


Взрыв в троллейбусе в Волгограде


Теракт в троллейбусе в Волгограде


Теракт в троллейбусе в Волгограде


Взрыв в троллейбусе в Волгограде



--> Read more..

Trở lại Đông Dương


Новость на Newsland: Возвращение в Индокитай

Возвращение в Индокитай


Аlexander Terentev-ml

Kichbu theo: odnako.org

Chính quyền của hòn đảo nhiệt đới Hải Nam của Trung Quốc, nơi có  một trong những căn cứ hải quân lớn nhất của Trung Quốc,  vào đầu tháng Mười hai đã thông qua đạo luật cho phép cảnh sát lục soát tàu thuyền nước ngoài trong các vùng nước  tranh chấp trên biền Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam- Kichbu). Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh ngay lập tức yêu cầu  lời giải thích, còn Ấn Độ cam kết sẽ gửi tàu chiến đến khu vực này để bảo vệ lợi ích quốc gia của họ (Delhi có những hợp đồng lớn với Việt Nam khai thác các mỏ dầu ở biển Hoa Nam). Nói chung, như các nhà chính trị học nói, tranh chấp lãnh thổ tại "Địa Trung Hải châu Á" có thể biến thành xung đột nghiêm trọng, mà ít nhất có bốn cường quốc lớn tham gia: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Tại Đại hội của đảng CS Trung Quốc, cựu tổng bí thư Hồ CCamr Đào trong báo cáo của mình kêu gọi biến Trung Quốc thành "siêu cường biển". Trên các hộ chiếu mới từ tháng Mười năm nay bắt đầu cấp ở Trung Quốc, các vùng lãnh thổ tranh chấp được đánh dấu như là một phần của Thiên triều, và điều này, tất nhiên, được tiếp nhận ở châu Á như trận giáp lá cà.

"Địa Trung Hải Châu Á"

Ttrước hết, nhưng tham vọng của Trung Quốc gây nên sự tức giận trong các nước ASEAN (Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei) cũng tuyên bố chủ quyền một phần trên biển Hoa Nam, hoặc, như  ở Manila gọi nó là biển Tây Philippines. Tại hội nghị thượng đỉnh của tổ chức diễn ra  từ ngày 16 đến 20 tháng Mười một tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, đã không vạch ra được bộ quy tắc ứng xử trong khu vực tranh chấp. Chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh, thủ tướng Campuchia Hun Sen được coi là người hướng đạo những lợi ích của CHND Trung Hoa trong khu vực, tuyên bố rằng các nước ASEAN đã đồng ý "không lôi kéo các đối thủ bên ngoài tham gia vào giải quyết cuộc xung đột". Tuy nhiên, tổng thống Philippines Benigno Aquino đã cắt ngang bài phát biểu của ông. "Điều đó không đúng - ông nói - không có thoả thuận như vậy, và những lời nói của tôi sẵn sàng xác nhận, ít nhất bởi một phái đoàn khác" (có ý nói các đại diện của Việt Nam). "Cuộc khẩu chiến tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN - The Economist viết, - tượng trưng cho sự chia rẽ ở châu Á: một số quốc gia ủng hộ việc quốc tế hóa cuộc xung đột, những nước khác nhấn mạnh rằng các tranh chấp nên được giải quyết trên cơ sở song phương".

Vấn đề ở chỗ rằng ba năm trước đây, Mỹ đã tự đề xuất mình làm trung gian hòa giải các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Nam, còn Bắc Kinh đề nghị này gọi là "sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của châu lục này". Vì sợ hãi trước CHND Trung Hoa, ngày càng nhiều các quốc gia  châu Á sẵn sàng ủng hộ sáng kiến của Mỹ. "Chúng ta cần Hoa Kỳ như một đối trọng đối với ảnh hưởng của Trung Quốc, bởi vì, thậm chí nếu hợp sức, các nước trong khu vực không có khả năng gây áp lực đối với Pekin - tác giả của phép lạ Singapore Lý Quang Diệu nói - Nếu Hoa Kỳ sẽ để chúng ta mặc cho số phận, thì Mỹ có nguy cơ đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu" . "Chính sách của Trung Quốc trở nên cứng rắn bao nhiêu - The Atlantic viết, - thì Mỹ hù dọa các con rồng châu Á bởi mối đe dọa bí ẩn của Trung Quốc và ngăn chặn sự thống nhất Đông Á xung quanh Pekin càng dễ bấy nhiêu”.

Thế bí Malacca

Bố trí binh lính ở Philippines, Úc và Singapore, người Mỹ vào bất kỳ thời điểm nào cũng có thể ngăn chặn được đường vận chuyển quan trọng nhất đối với CHND Trung Hoa - eo biển Malacca, qua đó 85% lượng dầu mỏ từ châu Phi và Trung Đông đến Trung Quốc. (Về vấn đề này, nhiều người nhớ lại vệc cấm vận dầu mỏ đối với Nhật Bản xảy ra trước cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng năm 1941.) "Hàng năm 50 nghìn tàu thuyền vận chuyển một phần tư hàng hóa lưu thông hàng hải đi qua eo biển Malacca - nhà chính trị học Trung Quốc Chen Shaofen nói. - Và nhận thức được eo biển này đóng vai trò như thế nào đối với CHND Trung Hoa, Mỹ và các đồng minh của họ có thể dễ dàng  thắt nút". Đó - gót chân Achilles của Trung Quốc, và các nhà lãnh đạo của Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố thoát ra khỏi "thế bí Malacca" là nhiệm vụ quan trọng nhất của quốc gia.

Vào cuối những năm 90, Trung Quốc đã tiến hành đàm phán để xây dựng đường ống thông qua lãnh thổ Pakistan. Họ đã hiện đại hóa cảng Gwadar trên biển Ả Rập, xây dựng con đường giữa phía nam và phía bắc của đất nước và sẵn sàng thực hiện dự án của mình, nhưng vào năm 2001, Mỹ bắt đầu hoạt động chống khủng bố trong Khu vực bộ lạc của Pakistan – chính xác là nơi đường ống sẽ phải đi qua, và phương án này đã tiêu tan. Lúc đó, các chiến lược gia Trung Quốc đã đặt cược vào Myanmar.

Họ hy vọng rằng tập đoàn quân sự cầm quyền ở đất nước này  sẽ cho phép họ sử dụng đường bờ biển của mình và Trung Quốc sẽ có khả năng vươn ra đại dương, bỏ qua eo biển Malacca. (Hơn nữa, chính quyền Myanmar đã hàm ơn đối với sự hỗ trợ của Pekin trong cuộc đối đầu với các nhà dân chủ hóa phương Tây vào năm 2007, những người đã áp dụng biện pháp trừng phạt chống lại "nền bạo chính ở châu Á").  Đầu tư của Trung Quốc tại Myanmar đạt đến 19 tỷ dollars. Trên các đảo Coco,  Trung Quốc đặt radar, cho phép họ theo dõi thủy vận qua eo biển Malacca. Họ nâng cấp các sân bay Mandalay và Pegu của Myanmar và xây dựng căn cứ quân sự ở Sittwe, Kokpu Hangu, Mergui và Zadedzhi. Các cảng ở Myanmar - tạp chí Chính sách đối ngoại của Mỹ đã viết, - sẽ cho phép Trung Quốc bỏ qua nhiều hòn đảo của Ấn Độ ở vịnh Bengal, có thể được sử dụng như vành đai sắt phong tỏa eo biển Malacca".

Ngoài những điều khác, các công ty của Trung Quốc đã xây dựng tại Myanmar đường ô tô và đường sắt, và bắt đầu xây dựng một con đập khổng lồ trên sông Irrawaddy. Vào tháng Ba năm 2009, một thỏa thuận đã được ký kết để xây dựng hệ thống đường ống tổng trị giá 2,5 tỷ dollars (chiều dài đường ống dẫn dầu 2.380 km, đường ống dẫn khí - 2806 km, mà chúng cần phải kết nối bờ biển Ấn Độ Dương với các tỉnh tây-nam của Trung Quốc).

Cuộc chiến vì Miến Điện

Và chính quyền Obama đã quyết định rằng tại thời điểm này không thể khoanh tay ngồi yên. Trong bài phát biểu Nobel của mình, tổng thống nói rằng, "những hậu quả nghiêm trọng" sẽ chờ đợi "các nhà độc tài Miến Điện", những người "đi theo con đường đàn áp". Binh lính Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn tại vịnh Bengal, và Hollywood bắt đầu  diễn đề tài xâm lược quân sự vào Myanmar. Kết quả, vào năm 2011 người đứng đầu tập đoàn quân sự cầm quyền, tướng Than Shwe bắt đầu nuốt lời. Ông quyết định tiến hành trong nước các cuộc cải cách dân chủ ngoạn mục và bắt đầu hòa dịu với phương Tây. Shwe khước từ vai trò nhà thủ lĩnh khôn ngoan của mình, nghỉ hưu và mở đường cho "dân chủ hóa" , và trao cho người bạn cũ và cộng sự của ông, tướng Thein Sein thành lập "chính phủ dân sự đầu tiên". Chính quyền mới công bố bãi bỏ kiểm duyệt, phóng thích một loạt tù nhân chính trị và cho phép thủ lĩnh phe đối lập, người đoạt giải Nobel bà Aung San Suu Kyi, mà người Mỹ gọi là "biểu tượng của nền dân chủ", tham gia vào cuộc bầu cử quốc hội. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn đối với Hoa Kỳ là quyết định của Thein Sein đóng băng quan hệ với Pekin (Myanmar thực tế đã phong tỏa tất cả các dự án lớn của Trung Quốc: việc xây dựng con đập, các cảng và đường ống dẫn đã bị tạm ngưng).

Đáp lại, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu từ Myanmar, có hiệu lực trong suốt mười năm qua, và đã bổ nhiệm đại diện thường trực của mình tại Naypyidaw. Năm trước, bà Hillary Clinton đã hội đàm với các tướng lĩnh, những người mà trước đó tại Washington gọi là "các nhà độc tài đẫm máu". Dòng đầu tư của phương Tây bắt đầu tuôn chảy vào Myanmar. Và vào tháng Mười một này lần đầu tiên trong lịch sử, tổng thống Hoa Kỳ đã đến thăm đất nước. Obama đã có một bài phát biểu mang tính thời đại tiếp theo tại Đại học Rangoon, tuyên bố nối lại hoạt động của văn phòng USAID tại Myanmar với ngân sách 170 triệu dollars, còn giới truyền thông Mỹ nhớ lại rằng ông nội người Kenia của tổng thống từng là đầu bếp cho sĩ quan người Anh, đã trải qua ba năm ở Miến Điện trong Thế chiến II . (Tiện thể, trong một cuộc gặp gỡ với tướng Thein Sein,  tổng thống Mỹ trong lúc trao đổi đã cố tránh sử dụng tên gọi "Miến Điện", biết rằng điều này có thể gây ra sự tức giận ở chính quyền địa phương).

Tại Hoa Kỳ, chuyến đi của ông Obama đến Myanmar đã gây ra làn song chỉ trích. "Làm thế nào có thể nói về những thành tựu dân chủ của chính phủ Miến Điện - The Washington Post trang trọng hỏi, - khi  chính quyền như trước đây vẫn có những đại diện của tập đoàn quân sự, thiểu số Hồi giáo ở phần phía tây đất nước đang bị truy nã, còn những người dân đô thị hầu như không sử dụng Internet và thông tin di động?". Nhưng chẳng lẽ  tất cả điều này đóng vai trò khi lợi ích của các tập đoàn của Mỹ (như Coca Cola và Visa) đang hy vọng để đạt được một chỗ đứng trên thị trường tại Myanmar và sử dụng nguyên liệu tại chỗ và lao động giá rẻ  đang có nơi đặt cửa? Chẳng lẽ quá khó khăn để đánh giá những đột phá dân chủ của Thein Sein, khi có cơ hội để tước đi của Trung Quốc một trong những đồng minh đáng tin cậy nhất? Không phải ngẫu nhiên Hillary Clinton đã lập luận làm thế nào để từ một điểm quá cảnh giữa Trung Quốc và Ấn Độ Dương biến Myanmar thành đầu mối giao thông nối liền Ấn Độ và Đông Nam Á. Không phải vô cớ mà mới đây trước chuyến thăm của Obama, các quan chức có ảnh hưởng lớn của Pentagon đã tiến hành cuộc gặp gỡ tại Naypyidaw với các đồng nghiệp Miến Điện và mời họ tham gia vào các cuộc tập trân quy mô lớn hàng năm "Rắn hỗ mang vàng", mà từ lâu đã được gọi là "các cuộc thị uy chống Trung Quốc ở Ấn Độ Dương" (trong các cuộc diễn tập về truyền thống có sự tham gia của hải quân Philippines, Singapore Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Brunei). Đúng vậy, ngay cả Trung Quốc sẽ không lùi bước và, theo The New York Times, «sẽ chiến đấu cho đến người cuối cùng vì Miến Điện, và thậm chí có thể, sẽ kéo tấm chăn qua cho mình".

Chuyến công du mang tính biểutrưng

Cần nhấn mạnh rằng chuyến công du đến các nước Đông Nam Á là chuyến đi ngoại giao đầu tiên của Obama sau chiến thắng tại các cuộc bầu cử. Tại Washington, dĩ nhiên, đã đánh giá cao chuyến đi này (cả ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton,  cả người đứng đầu Pentagon Leon Panetta đã tháp tùng tổng thống). Ngoài Myanmar, phái đoàn Mỹ đã đến Thái Lan và Campuchia, và thậm chí các nhà chính trị học bắt đầu nói về một thực tế rằng trong bốn năm sắp tới, một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ là trở lại Đông Dương.

Tình hình ở Thái Lan – phản chiếu tương khắc. Bang kok là một đồng minh truyền thống của Washington trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau khi vào năm 2011chức vụ thủ tướng tại quốc gia này do bà Yingluck Shinawatra nắm giữ, Hoa Kỳ bắt đầu lo sợ rằng Thái Lan sẽ vượt ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Sau khi Yingluck - em gái của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, người mà theo ý kiến của nhiều chuyên gia, đứng sau cuộc cách mạng của "phe áo đỏ" (các cuộc biểu tình hàng loạt  những năm 2009-2010), và "phe áo đỏ", như được biết, không thiện cảm với Washington. Không có gì ngạc nhiên rằng trong chuyến thăm đầu tiên đến Pekin vào tháng 4 năm 2012,  Shinawatra đã kêu gọi "một sự hợp tác song phương toàn diện" với CHND Trung Hoa, còn thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã gọi Thái Lan "người bạn tin cậy" của Thiên triều. Buôn bán hai chiều giữa hai nước tích cực phát triển, Trung Quốc đứng ở vị trí đầu tiên về số khách du lịch đến Thái Lan. Và người Mỹ đang phải hết sức để duy trì ảnh hưởng của họ. Chuyến thăm của Obama  thật đúng lúc. Người đứng đầu Pentagon Leon Panetta đã ký một thỏa thuận quân sự mới với Thái Lan, còn ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã hứa sẽ đưa Thái Lan gia nhập vào Khối hợp tác xuyên Thái Bình Dương. Tuy nhiên trong dư luận Thái Lan quan điểm chống Mỹ vẫn chiếm ưu thế. "Washington luôn sử dụng đất nước của chúng tôi cho các mục đích ích kỷ - người bình luận của The Bangkok Post trong bài báo "Hãy coi chừng những đề nghị của Mỹ" nói. - Có lẽ,  điểm sáng duy nhất trong quan hệ giữa hai nước là sáng kiến ​​của nhà vua Mongkut, người vào năm 1861 đã đề nghị cung cấp cho Lincoln những chú voi Xiêm để chống lại quân đội miền Nam. "Sự quan tâm" của Hợp chúng quốc về Thái Lan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh là do mong muốn xây dựng ở đây tiền đồn chống những người cộng sản và sử dụng nó để xâm lược các nước Đông Dương khác. Lạ lùng rằng bây giờ Mỹ một lần nữa cho thấy sự quan tâm đến căn cứ không quân U-Tapao, là căn cứ đồn trú chính của Không quân Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam".

Bây giờ, liên quan đến Campuchia. Dĩ nhiên, quyết định của tổng thống Obama đến thăm Phnom Penh nhiều người gọi là bước đi ngoại giao đầy may rủi. Sau khi thủ tướng chính phủ Campuchia Hun Sen, người cai trị đất nước trong ba thập kỷ, đã có tiếng ở Mỹ giống như tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện trước khi bắt đầu "những cuộc cải cách dân chủ". Thời trước ông đã tham gia vào tổ chức của "Khmer Đỏ" và thiết lập một chế độ độc tài trong nước. Tuy nhiên, Obama không chỉ tham gia vào Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN tổ chức tại Campuchia, mà còn gặp gỡ một mình với Hun Sen. "Tổng thống tin tưởng – các cố vấn của ông Obama nói – rằng lời kêu gọi “nới nắm tay” của ông đối với các nhà độc tài có thể được lắng nghe tại Phnom Penh cũng như đã lắng nghe ở Rangoon". (Trong ý nghĩa này cho biết rằng hai con trai của nhà lãnh đạo Campuchia gần đây đã qua đào tạo thực tập sinh tại Hoa Kỳ). Tuy nhiên, như tạp chí The Nation nhận xét, «đang nói, dĩ nhiên, không phải là về cơ cấu chính trị nội bộ. Bởi Campuchia trong ý nghĩa này nhìn thậm chí còn tốt hơn Miến Điện: ở đây vẫn còn tương đối ổn định, không có các cuộc thanh trừng sắc tộc. Là nói về mức độ tỏ ra trung thành với Trung Quốc, mà ở Washington được coi là đối thủ địa chính trị  chính".

Theo lời của các nhà chính trị học, tất cả những gì bây giờ Mỹ đang áp dụng, bắt đầu từ cuộc xâm lược vào Libya và kết thúc cuộc xung đột với Iran, nhằm làm suy yếu Trung Quốc. Chuỗi các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ xung quanh Đế quốc Thiên triều và Tổ chức đối tác xuyên Thái Bình Dương - một liên minh kinh tế, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Á phục vụ cho chính mục đích này.


Xem thêm:

-----
--> Read more..

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Trung Quốc bắn tám người tấn công cảnh sát


Полицейские в Синьцзян-Уйгурском автономном районе Китая.

В Китае застрелены 8 человек, напавших на полицейских


Kichbu theo: BBC/Russian



Theo các thông tin của chính quyền địa phương, cảnh sát Trung Quốc bắn chết tám người đã tấn công một đồn cảnh sát ở tỉnh Tân Cương ở phía tây của đất nước.

Sự việc xảy ra hai tuần sau khi các cuộc bạo loạn tại khu vực, nơi có 14 người đã bị bắn chết bởi cảnh sát.

Ở Tân Cương có 9 triệu người Hồi giáo Uighur sinh sống, họ chiếm 45% dân số của tỉnh.

Chính quyền, như thường lệ, đổ lỗi cho các phần tử cực đoan Uighur bạo lực, theo Pekin, họ cố để đạt được quyền tự trị của khu vực.

 Китайская полиция в провинции Синьцзян

Các nhà hoạt động người Uighur, về phía mình, nói rằng trung ương đã quá phóng đại mối đe dọa quyền tự trị để biện minh cho phương pháp đàn áp của họ nhằm quản lý khu vực.

Trong năm nay, ở Tân Cương đã bốn lần nổ ra bạo loạn.


Xem thêm:
-----
--> Read more..

Steps


Flag Counter