Kichbu theo basam.info và TLS quán Hoa Kỳ TP HCM
Phát biểu của Ngoại Trưởng John Kerry
Trung Tâm Hoa Kỳ. Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngày 14 tháng 12,
2013
NGOẠI
TRƯỞNG KERRY: Đại sứ David, cám ơn ông rất nhiều. Cám ơn sự lãnh đạo
tuyệt vời của ông trong những năm qua. Xin chào Việt Nam. Tôi rất hạnh phúc có mặt tại
đây hôm nay, rất hạnh phúc được trở lại. Thật là một vinh dự cho tôi được có
mặt tại đây cùng với rất nhiều người đã thực sự tham gia và đóng góp vào sự
chuyển đổi và thành công to lớn đang diễn ra tại Việt Nam.
Tôi
sẽ chia sẻ một ít hoài niệm với các bạn. Lần đầu tiên khi tôi quay trở lại vào
khoảng năm 1990, đây là một đất nước rất khác biệt. Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn rất bế
tắc. Lại còn có lệnh cấm vận và hai nước chưa giải quyết các vấn đề khó khăn
còn lại của chiến tranh. Nhiều người trong chúng ta lúc đó đã mơ về một thời
khắc mà khi nghĩ về Việt Nam,
sẽ không nghĩ về cuộc chiến mà chỉ nghĩ về một đất nước có những điều bình
thường mà nước nào cũng có. Tôi rất tự hào và vui mừng để nói với các bạn rằng
đối với tôi, ngày hôm nay đại diện cho thời khắc đó.
Lần
gần đây nhất tôi có mặt tại Việt Nam là vào năm 2000 cùng với Tổng
thống Bill Clinton. Chúng tôi đến sau khi việc bình thường hóa quan hệ
giữa hai nước đã diễn ra và lệnh cấm vận đã được Tổng Thống Bush, George
Herbert Walker Bush dỡ bỏ trước đó vài năm. Một vài người trong đó có
thượng nghị sĩ John McCain và tôi, đã tham gia vào tiến trình này ngay từ đầu.
Vẫn còn rất nhiều vấn đề khó khăn cần phải giải quyết. Chúng ta có vấn đề tù
nhân chiến tranh/ binh lính mất tích trong chiến tranh mà người dân trên khắp
đất nước Hoa Kỳ cảm thất rất quan trọng. Dĩ nhiên, cũng có vấn đề về chất
da cam và các chất hóa học của chiến tranh tại Việt Nam.
Tôi
nghĩ không có hai nước nào từng làm việc tích cực hơn, làm nhiều việc hơn và làm
tốt hơn để cố gắng xích lại gần nhau, để thay đổi lịch sử, thay đổi tương lai
và mang lại một tương lai giờ đã rất khác xa cho người dân. Vẫn còn nhiều điều
cần phải đạt được, nhiều việc cần làm. Tôi sẽ nói một vài lời về chuyện này.
Nhưng tôi vẫn nhớ là khi đặt chân đến Hà Nội vào thời điểm đó, tôi nhìn thấy
tất cả những hố bom. Hầu như không có xe máy. Hầu hết là xe đạp và rất ít xe
hơi. Chả hề có đèn báo hiệu giao thông nào tại Hà Nội lúc đó hoạt động cả, chỉ
có một vài khách sạn. Hà Nội lúc đó là nơi đã bị đóng băng trong thời gian.
Không
ai khỏi ngạc nhiên về một Việt Nam
hiện đại. Những gì đã diễn ra trong vòng hơn hai mươi năm là rất đáng kinh
ngạc. Tôi có thể nói rằng đây không phải là một sự chuyển biến xảy ra ngẫu
nhiên. Nó là kết quả của sự cam kết và tầm nhìn của nhiều người có mặt tại đây
trong căn phòng này.
Tôi
muốn cảm ơn David trong vai trò là đại sứ, và công việc mà toàn thể nhân viên
của Đại sứ quán và lãnh sự quán, khối ngoại giao, khối dân sự, nhân viên
địa phương và nước thứ ba. Mọi người đã phối hợp và làm việc rất hiệu quả.
Mối
quan hệ giữa hai nước đã ngày càng phát triển khi chúng ta tiếp tục làm việc
cùng nhau. Chúng ta có các chương trình trao đổi giáo dục mà chúng ta đã nói
hôm nay. Và tôi tin rằng, thực sự , bản thân đại sứ David đã tham gia không chỉ
vào một mà tôi nghĩ là ba chương trình trao đổi giáo dục tại Châu Á, đó chỉ là
một ví dụ về nền tảng và sự sâu sắc có thể giúp đóng góp vào những nỗ lực này.
Đó
là lý do tại sao tầm nhìn của các nhà giáo dục và giáo dục lại rất quan trọng
đối với sự chuyển biến tại đây. Và tôi muốn dành một chốc để nói rằng
nhằm giúp sự chuyển biến thực sự xảy ra, tôi không nghĩ được ra bất kỳ ai
làm nhiều hơn là nhóm của Tom Vallely và Ben Wilkinson, những người đang dẫn
dắt các nỗ lực của Đại học Harvard tại Việt Nam, Chương trình giảng dạy
kinh tế Fulbright, một chương trình mà tôi rất tự hào ủng hộ trước tiên trong
vai trò là thượng nghị sĩ. Chúng tôi đã thiết lập và xây dựng chương trình này
thành chương trình Fulbright lớn nhất trên thế giới. Hiện tại, tôi nghĩ
rằng nó là chương trình lớn thứ hai trên thế giới và chúng tôi đã xem xét việc
làm cho nó trở lại vị trí đầu tiên nếu chúng ta tiếp tục làm chương trình này.
Tôi muốn cảm ơn Tom và Ben vì tất cả những gì họ làm để đóng góp và sự chuyển
đổi này.
Tôi
cũng muốn cảm ơn Hiệp Hội Thương Mại Hoa Kỳ và Phòng Thương Mại và Công Nghiệp
Việt Nam đã tạo ra một sự khác biệt to lớn tại đây. Trải nghiệm của AmCham tại
Việt Nam đã thực sự đưa đến một thời kỳ hợp tác mới với thỏa thuận thương mại
song phương vào năm 2001, gia nhập vào Tổ Chức Thương Mại Thế GIới WTO vào năm
2007 và giờ đây chúng ta đang đàm phán thỏa thuận Đối Tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP). Tôi sẽ nói một đôi lời về nó.
Hãy
dành một phút để nghĩ về thông tin này: Thương mại song phương đã tăng 50 lần
kể từ năm 1995 nay lên 25 tỉ đô mỗi năm.Và chúng ta đang theo đúng lộ trình đáp
ứng mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam trong vòng 5 năm,
mục tiêu mà Tổng thống Obama đặt ra cách đây 5 năm. Việt Nam có tiềm
năng trở thành một trong những đối tác kinh tế dẫn đầu của Hoa Kỳ trong khu
vực, và chúng ta đang tiếp tục làm việc vì mục tiêu đó.
Hôm
nay, chúng ta đang ở ngưỡng cửa của một sự chuyển đổi lớn khác sẽ mở ra nhiều
cánh cửa đến các cơ hội, nó sẽ làm cho quan hệ đối tác của chúng ta sinh động
hơn, và thẳng thắn mà nói, và có thể đem lại cho thị trường của chúng ta nhiều
năng lượng và hiệu quả hơn. Những gì tôi đang nói là các cơ hội do Hiệp Định
Đối Tác xuyên Thái Bình Dương mang lại, một hiệp định thương mại tiêu chuẩn cao
mà Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán cùng với 10 đối tác trong khu vực Thái Bình
Dương. Các tiêu chuẩn cao của hiệp định này sẽ duy trì được đà cải cách thị
trường, hiện đại hóa và hội nhập khu vực mà chính phủ Việt Nam luôn xem là ưu
tiên. Hiệp định sẽ hoàn thiện các nỗ lực của Việt Nam nhằm chuyển đổi các doanh
nghiệp nhà nước và các lãnh vực quan trọng của nền kinh tế như năng lượng, và
ngân hàng giúp thu hút nhiều đầu tư hơn.
Hôm
nay, tôi rất vui được thông báo là chúng tôi sẽ cung cấp một khoản ban đầu trị
giá 4,2 triệu đô la cho chương trình Governance for Inclusive Growth của Cơ
Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ. Đây là chương trình giúp thực hiện Hiệp Định
Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương. Nó không phải là một khoản viện trợ. Tôi muốn
nói rõ. Đó là một khoản đầu tư, một đầu tư vào sự tăng trưởng rộng và bền vững.
Và
tôi nghĩ rằng đây chính là một cách nữa Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam phát triển
vai trò của mình trong nền kinh tế toàn cầu. Và khi nghĩ về nó, bạn sẽ
thấy nó diễn ra ngay trên các con đường đi bộ xung quanh đây. Bốn mươi phần
trăm dân số tại đây dưới 25 tuổi. Tôi nghĩ về nó trên đường đi vào thành phố,
nhìn những dòng xe máy. Và tôi nói rằng rất nhiều người đang đi trên
những chiếc xe máy này chỉ khoảng tám, chín hay mười tuổi khi tôi đến đây lần
trước. Tôi muốn cho các bạn thêm một ví dụ nữa về sự tăng trưởng và về thời
gian đã trôi qua.
Để
tạo ra các công việc có thu nhập cao và cơ hội kinh tế, cần có một vài điều cơ
bản, và tôi muốn nói một vài lời về chuyện này. Bạn cần một thị trường tự do.
Bạn cần một thị trường tự do cho các ý tưởng. Con người cần tự do bày tỏ suy
nghĩ. Bạn cần dám chấp nhận thất bại. Bạn cần có thể sáng tạo. Bạn cần có thể
nói ra và thúc đẩy các ý tưởng mới về thương mại và phát triển và tạo ra các
sản phẩm mới.
Và
Hoa Kỳ tin tưởng chắc chắn rằng, như những gì chúng ta đã nhìn thấy từ Slovenia cho
đến Hàn Quốc, xây dựng một xã hội càng cởi mở và tự do là thiết yếu đối với sức
mạnh và sự thành công lâu dài của đất nước. Việt Nam
đã chứng minh rằng cởi mở nhiều hơn sẽ là chất xúc tác cho một xã hội mạnh mẽ
và thịnh vượng hơn, và ngày nay Việt Nam có cơ hội lịch sự chứng minh
điều đó nhiều hơn nữa.
Cam
kết đối có một môi trường internet cởi mở, một xã hội cởi mở, đối với quyền của
người dân có thể trao đổi ý kiến, một nền giáo dục có chất lượng cao, một môi
trường kinh doanh ủng hộ các công ty cải tiến, bảo vệ quyền của con người của
người dân và khả năng họ phối hợp cùng nhau bày tỏ ý kiến- tất cả những điều
này sẽ tạo ra một nền kinh tế cũng như một xã hội năng động và mạnh mẽ hơn.
Chúng giúp làm vững mạnh đất nước, không hề làm suy yếu nó. Hoa Kỳ thúc dục các
lãnh đạo tại đây đón nhận khả năng này và bảo vệ các quyền nói trên.
Các
cơ sở giáo dục đại học Hoa Kỳ tại Việt Nam đã cung cấp một phần của nền giáo dục
có chất lượng tốt nhất trên thế giới, và tôi đã ủng hộ một chương trình trong
một thời gian dài, đó chính là Chương Trình Giảng Dạy Kinh Tế Fulbright tại
thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình này đã tạo cơ hội cho rất nhiều các quan
chức chính quyền Việt Nam
học về chính sách kinh tế. Tiến trình trao đổi này là một cách tuyệt vời cho
người dân nhìn thấy những gì phần còn lại của thế giới đang làm và mang ý tưởng
đó về nước mình, không ngại thay đổi và đón nhận các khả năng của tương lai.
Khi
tôi gặp bộ trưởng ngoại giao hiện tại của Việt Nam
tại thành phố New York- thực ra khi tôi gặp bộ
trưởng tại Washington, bộ trưởng đến gặp tôi
lần đầu tiên tại Washington-
ông ấy đưa cho tôi một bức hình. Khi tôi nhìn vào bức hình đó, tôi nhìn thấy
một anh chàng John Kerry trẻ trung, tóc đen nâu và một bộ trưởng rất trẻ, chúng
tôi đứng cạnh nhau bên ngoài trường Fletcher Luật và Ngoại Giao, thuộc đại học
Tuft, nơi chúng tôi lần đầu gặp nhau trong một chương trình trao đổi cách đây
20 hay 30 năm.
Các
bạn, đó là cách mà mọi việc diễn ra. Hiện tại, có các ngoại trưởng, các thủ
tướng, các bộ trưởng môi trường, bộ trưởng tài chính, tổng thống của các nước
trên khắp thế giới đã chia sẻ các trải nghiệm giáo dục tại những nơi khác nhau.
Tôi rất vui khi thấy lãnh đạo của Chương Trình Giảng Dạy Kinh Tế Fulbright có
mặt tại đay hôm nay, và tôi trông đợi được làm việc với chính phủ VIệt Nam để
thành lập trường Đại Học Fulbright của Việt Nam trong tương lai gần.
Chúng
tôi cũng nhìn thấy rất nhiều các công ty cải tiến của Hoa Kỳ tại đây, và tôi có
dịp gặp một vài người trong các bạn đã tham gia vào hoạt động doanh nghiệp.
Chad Ovel có mặt tại đây hôm nay đến từ công ty AA Corporation, công ty đã giúp
giới thiệu cách trồng rừng bền vững cho Việt Nam, và anh ấy đã chỉ ra rằng
chúng ta không phải lựa chọn giữa việc ủng hộ bảo vệ môi trường hay ủng hộ làm
kinh tế. Chúng đi cùng nhau và tương lai đòi hỏi là chúng phải đi cùng nhau. Sự
thành công của Sherry Boger tại Intel và Khoa Pham tại Microsoft chỉ rõ rằng
các tiêu chuẩn cao về sở hữu trí tuệ thực sự giúp cải tiến và tạo ra công ăn
việc làm.
Chúng
ta vừa mới chứng kiến một lễ ký kết thật tuyệt vời tại đây với công ty General
Electric. General Electric là một công ty nữa của Hoa Kỳ được lợi từ mối quan
hệ kinh tế phát triển với Việt Nam
đồng thời cũng giúp Việt Nam
tăng trưởng.
Công
ty GE ký kết một thỏa thuận với Vietnam Airlines vào tháng 10 để bán cho
Vietnam Airlines các động cơ máy bay trị giá 1,7 tỉ đô la cho máy bay Boeing
787. Cách đây một vài phút, như một vài bạn đã chúng kiến, chúng ta ký kết thỏa
thuận trị giá xấp xỉ 94 triệu đô la Mỹ cho công ty Công Lý để cung cấp
đợt hai các turbine cho dự án năng lượng điện gió tại tỉnh Bạc Liêu.
Dự
án này, được sự cung cấp tài chính từ Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Hoa Kỳ và Ngân
Hàng Phát Triển Việt Nam, sẽ giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về
điện, đồng thời sản xuất năng lượng điện sạch cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long, và là một ví dụ cho các cách thức mà trong đó xác định mô thức cho
loại năng lượng mới.
Ngay
tại Việt Nam, dù chúng ta đang nói về cam kết với trao đổi kinh tế, trao
đổi giáo dục nhiều hơn, hay hỗ trợ của chúng ta cho các doanh nghiệp trẻ và cho
một môi trường trong sạch hơn, tôi tự hào nói rằng Hoa Kỳ đang sử dụng tối đa
các công cụ ngoại giao vào công việc. Rõ ràng là quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, thú vị nhất, và tôi tin tưởng rằng chúng ta
chỉ mới bắt đầu. Đây chỉ là khởi đầu, và có rất nhiều cơ hội to lớn phía trước.
Với việc tiếp tục cam kết của tất cả các bạn trong phòng này và các đối tác
trên khắp cả nước, tôi tin tưởng tuyệt đối rằng những mối quan hệ giữa Hoa kỳ
và Việt Nam sẽ là trụ cột của sự thịnh vượng chung và lớn hơn trong nhiều
thập niên tới.
Và
tôi sẽ nói với các bạn một điều. Cách đây nhiều năm, suy nghĩ mà chúng ta muốn
khi nghĩ về Việt Nam-, trong rất nhiều năm khi bạn nói từ “Việt Nam”, chúng ta
chỉ nghĩ về một cuộc chiến. Nhiều người trong chúng ta không muốn nghĩ theo
cách đó. Giờ đây, khi bạn nói từ “ Việt Nam” và bạn nghĩ về một đất nước, bạn
nghĩ về một sân chơi đã thay đổi, một trong những quốc gia đang tăng trưởng,
chuyển đổi và đóng góp của thế giới.
Tôi
nghĩ rằng cơ hội cho tương lai là to lớn. Nếu tập trung đúng vào sự cởi mở và
tự do của xã hội, tôn trọng đúng đắn con người và quyền của họ, tập trung đúng
đắn vào tăng trưởng và giáo dục, tôi sẽ chẳng hề có nghi ngờ rằng tất cả
những năng lượng và nỗ lực đó dùng vào việc cố gắng định ra một phương hướng
mới, nó sẽ mang lại thành công to lớn.
Thật
vinh dự cho tôi có mặt tại đây. Cám ơn rất nhiều, tất cả các bạn, đã tham dự sự
kiện này. Tôi đặc biệt cảm ơn các doanh nghiệp, đang thực sự tạo ra sự khác
biệt tại đây. Rất vui được gặp gỡ các bạn. Cảm ơn (vỗ tay).
Xem thêm
-Secretary John Kerry's Remarks - Phát biểu của Ngoại trưởng Kerry (Song ngữ)-- Ngoại trưởng Mỹ về chiến trường cũ: Phải giữ vựa lúa toàn cầu (TT). - “Quan hệ Việt-Mỹ đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết” (VnM). - Viện trưởng Nghiên cứu Châu Mỹ: “Ông Kerry có nhiệt huyết muốn gắn bó quan hệ Việt – Mỹ” (LĐ). - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thăm chính thức Việt Nam: Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Hoa Kỳ (ĐĐK).- Ngoại trưởng John Kerry: “Tôi ngạc nhiên về một Việt Nam hiện đại” (Infonet).
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét