Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Trở lại Đông Dương


Новость на Newsland: Возвращение в Индокитай

Возвращение в Индокитай


Аlexander Terentev-ml

Kichbu theo: odnako.org

Chính quyền của hòn đảo nhiệt đới Hải Nam của Trung Quốc, nơi có  một trong những căn cứ hải quân lớn nhất của Trung Quốc,  vào đầu tháng Mười hai đã thông qua đạo luật cho phép cảnh sát lục soát tàu thuyền nước ngoài trong các vùng nước  tranh chấp trên biền Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam- Kichbu). Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh ngay lập tức yêu cầu  lời giải thích, còn Ấn Độ cam kết sẽ gửi tàu chiến đến khu vực này để bảo vệ lợi ích quốc gia của họ (Delhi có những hợp đồng lớn với Việt Nam khai thác các mỏ dầu ở biển Hoa Nam). Nói chung, như các nhà chính trị học nói, tranh chấp lãnh thổ tại "Địa Trung Hải châu Á" có thể biến thành xung đột nghiêm trọng, mà ít nhất có bốn cường quốc lớn tham gia: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Tại Đại hội của đảng CS Trung Quốc, cựu tổng bí thư Hồ CCamr Đào trong báo cáo của mình kêu gọi biến Trung Quốc thành "siêu cường biển". Trên các hộ chiếu mới từ tháng Mười năm nay bắt đầu cấp ở Trung Quốc, các vùng lãnh thổ tranh chấp được đánh dấu như là một phần của Thiên triều, và điều này, tất nhiên, được tiếp nhận ở châu Á như trận giáp lá cà.

"Địa Trung Hải Châu Á"

Ttrước hết, nhưng tham vọng của Trung Quốc gây nên sự tức giận trong các nước ASEAN (Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei) cũng tuyên bố chủ quyền một phần trên biển Hoa Nam, hoặc, như  ở Manila gọi nó là biển Tây Philippines. Tại hội nghị thượng đỉnh của tổ chức diễn ra  từ ngày 16 đến 20 tháng Mười một tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, đã không vạch ra được bộ quy tắc ứng xử trong khu vực tranh chấp. Chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh, thủ tướng Campuchia Hun Sen được coi là người hướng đạo những lợi ích của CHND Trung Hoa trong khu vực, tuyên bố rằng các nước ASEAN đã đồng ý "không lôi kéo các đối thủ bên ngoài tham gia vào giải quyết cuộc xung đột". Tuy nhiên, tổng thống Philippines Benigno Aquino đã cắt ngang bài phát biểu của ông. "Điều đó không đúng - ông nói - không có thoả thuận như vậy, và những lời nói của tôi sẵn sàng xác nhận, ít nhất bởi một phái đoàn khác" (có ý nói các đại diện của Việt Nam). "Cuộc khẩu chiến tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN - The Economist viết, - tượng trưng cho sự chia rẽ ở châu Á: một số quốc gia ủng hộ việc quốc tế hóa cuộc xung đột, những nước khác nhấn mạnh rằng các tranh chấp nên được giải quyết trên cơ sở song phương".

Vấn đề ở chỗ rằng ba năm trước đây, Mỹ đã tự đề xuất mình làm trung gian hòa giải các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Nam, còn Bắc Kinh đề nghị này gọi là "sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của châu lục này". Vì sợ hãi trước CHND Trung Hoa, ngày càng nhiều các quốc gia  châu Á sẵn sàng ủng hộ sáng kiến của Mỹ. "Chúng ta cần Hoa Kỳ như một đối trọng đối với ảnh hưởng của Trung Quốc, bởi vì, thậm chí nếu hợp sức, các nước trong khu vực không có khả năng gây áp lực đối với Pekin - tác giả của phép lạ Singapore Lý Quang Diệu nói - Nếu Hoa Kỳ sẽ để chúng ta mặc cho số phận, thì Mỹ có nguy cơ đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu" . "Chính sách của Trung Quốc trở nên cứng rắn bao nhiêu - The Atlantic viết, - thì Mỹ hù dọa các con rồng châu Á bởi mối đe dọa bí ẩn của Trung Quốc và ngăn chặn sự thống nhất Đông Á xung quanh Pekin càng dễ bấy nhiêu”.

Thế bí Malacca

Bố trí binh lính ở Philippines, Úc và Singapore, người Mỹ vào bất kỳ thời điểm nào cũng có thể ngăn chặn được đường vận chuyển quan trọng nhất đối với CHND Trung Hoa - eo biển Malacca, qua đó 85% lượng dầu mỏ từ châu Phi và Trung Đông đến Trung Quốc. (Về vấn đề này, nhiều người nhớ lại vệc cấm vận dầu mỏ đối với Nhật Bản xảy ra trước cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng năm 1941.) "Hàng năm 50 nghìn tàu thuyền vận chuyển một phần tư hàng hóa lưu thông hàng hải đi qua eo biển Malacca - nhà chính trị học Trung Quốc Chen Shaofen nói. - Và nhận thức được eo biển này đóng vai trò như thế nào đối với CHND Trung Hoa, Mỹ và các đồng minh của họ có thể dễ dàng  thắt nút". Đó - gót chân Achilles của Trung Quốc, và các nhà lãnh đạo của Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố thoát ra khỏi "thế bí Malacca" là nhiệm vụ quan trọng nhất của quốc gia.

Vào cuối những năm 90, Trung Quốc đã tiến hành đàm phán để xây dựng đường ống thông qua lãnh thổ Pakistan. Họ đã hiện đại hóa cảng Gwadar trên biển Ả Rập, xây dựng con đường giữa phía nam và phía bắc của đất nước và sẵn sàng thực hiện dự án của mình, nhưng vào năm 2001, Mỹ bắt đầu hoạt động chống khủng bố trong Khu vực bộ lạc của Pakistan – chính xác là nơi đường ống sẽ phải đi qua, và phương án này đã tiêu tan. Lúc đó, các chiến lược gia Trung Quốc đã đặt cược vào Myanmar.

Họ hy vọng rằng tập đoàn quân sự cầm quyền ở đất nước này  sẽ cho phép họ sử dụng đường bờ biển của mình và Trung Quốc sẽ có khả năng vươn ra đại dương, bỏ qua eo biển Malacca. (Hơn nữa, chính quyền Myanmar đã hàm ơn đối với sự hỗ trợ của Pekin trong cuộc đối đầu với các nhà dân chủ hóa phương Tây vào năm 2007, những người đã áp dụng biện pháp trừng phạt chống lại "nền bạo chính ở châu Á").  Đầu tư của Trung Quốc tại Myanmar đạt đến 19 tỷ dollars. Trên các đảo Coco,  Trung Quốc đặt radar, cho phép họ theo dõi thủy vận qua eo biển Malacca. Họ nâng cấp các sân bay Mandalay và Pegu của Myanmar và xây dựng căn cứ quân sự ở Sittwe, Kokpu Hangu, Mergui và Zadedzhi. Các cảng ở Myanmar - tạp chí Chính sách đối ngoại của Mỹ đã viết, - sẽ cho phép Trung Quốc bỏ qua nhiều hòn đảo của Ấn Độ ở vịnh Bengal, có thể được sử dụng như vành đai sắt phong tỏa eo biển Malacca".

Ngoài những điều khác, các công ty của Trung Quốc đã xây dựng tại Myanmar đường ô tô và đường sắt, và bắt đầu xây dựng một con đập khổng lồ trên sông Irrawaddy. Vào tháng Ba năm 2009, một thỏa thuận đã được ký kết để xây dựng hệ thống đường ống tổng trị giá 2,5 tỷ dollars (chiều dài đường ống dẫn dầu 2.380 km, đường ống dẫn khí - 2806 km, mà chúng cần phải kết nối bờ biển Ấn Độ Dương với các tỉnh tây-nam của Trung Quốc).

Cuộc chiến vì Miến Điện

Và chính quyền Obama đã quyết định rằng tại thời điểm này không thể khoanh tay ngồi yên. Trong bài phát biểu Nobel của mình, tổng thống nói rằng, "những hậu quả nghiêm trọng" sẽ chờ đợi "các nhà độc tài Miến Điện", những người "đi theo con đường đàn áp". Binh lính Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn tại vịnh Bengal, và Hollywood bắt đầu  diễn đề tài xâm lược quân sự vào Myanmar. Kết quả, vào năm 2011 người đứng đầu tập đoàn quân sự cầm quyền, tướng Than Shwe bắt đầu nuốt lời. Ông quyết định tiến hành trong nước các cuộc cải cách dân chủ ngoạn mục và bắt đầu hòa dịu với phương Tây. Shwe khước từ vai trò nhà thủ lĩnh khôn ngoan của mình, nghỉ hưu và mở đường cho "dân chủ hóa" , và trao cho người bạn cũ và cộng sự của ông, tướng Thein Sein thành lập "chính phủ dân sự đầu tiên". Chính quyền mới công bố bãi bỏ kiểm duyệt, phóng thích một loạt tù nhân chính trị và cho phép thủ lĩnh phe đối lập, người đoạt giải Nobel bà Aung San Suu Kyi, mà người Mỹ gọi là "biểu tượng của nền dân chủ", tham gia vào cuộc bầu cử quốc hội. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn đối với Hoa Kỳ là quyết định của Thein Sein đóng băng quan hệ với Pekin (Myanmar thực tế đã phong tỏa tất cả các dự án lớn của Trung Quốc: việc xây dựng con đập, các cảng và đường ống dẫn đã bị tạm ngưng).

Đáp lại, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu từ Myanmar, có hiệu lực trong suốt mười năm qua, và đã bổ nhiệm đại diện thường trực của mình tại Naypyidaw. Năm trước, bà Hillary Clinton đã hội đàm với các tướng lĩnh, những người mà trước đó tại Washington gọi là "các nhà độc tài đẫm máu". Dòng đầu tư của phương Tây bắt đầu tuôn chảy vào Myanmar. Và vào tháng Mười một này lần đầu tiên trong lịch sử, tổng thống Hoa Kỳ đã đến thăm đất nước. Obama đã có một bài phát biểu mang tính thời đại tiếp theo tại Đại học Rangoon, tuyên bố nối lại hoạt động của văn phòng USAID tại Myanmar với ngân sách 170 triệu dollars, còn giới truyền thông Mỹ nhớ lại rằng ông nội người Kenia của tổng thống từng là đầu bếp cho sĩ quan người Anh, đã trải qua ba năm ở Miến Điện trong Thế chiến II . (Tiện thể, trong một cuộc gặp gỡ với tướng Thein Sein,  tổng thống Mỹ trong lúc trao đổi đã cố tránh sử dụng tên gọi "Miến Điện", biết rằng điều này có thể gây ra sự tức giận ở chính quyền địa phương).

Tại Hoa Kỳ, chuyến đi của ông Obama đến Myanmar đã gây ra làn song chỉ trích. "Làm thế nào có thể nói về những thành tựu dân chủ của chính phủ Miến Điện - The Washington Post trang trọng hỏi, - khi  chính quyền như trước đây vẫn có những đại diện của tập đoàn quân sự, thiểu số Hồi giáo ở phần phía tây đất nước đang bị truy nã, còn những người dân đô thị hầu như không sử dụng Internet và thông tin di động?". Nhưng chẳng lẽ  tất cả điều này đóng vai trò khi lợi ích của các tập đoàn của Mỹ (như Coca Cola và Visa) đang hy vọng để đạt được một chỗ đứng trên thị trường tại Myanmar và sử dụng nguyên liệu tại chỗ và lao động giá rẻ  đang có nơi đặt cửa? Chẳng lẽ quá khó khăn để đánh giá những đột phá dân chủ của Thein Sein, khi có cơ hội để tước đi của Trung Quốc một trong những đồng minh đáng tin cậy nhất? Không phải ngẫu nhiên Hillary Clinton đã lập luận làm thế nào để từ một điểm quá cảnh giữa Trung Quốc và Ấn Độ Dương biến Myanmar thành đầu mối giao thông nối liền Ấn Độ và Đông Nam Á. Không phải vô cớ mà mới đây trước chuyến thăm của Obama, các quan chức có ảnh hưởng lớn của Pentagon đã tiến hành cuộc gặp gỡ tại Naypyidaw với các đồng nghiệp Miến Điện và mời họ tham gia vào các cuộc tập trân quy mô lớn hàng năm "Rắn hỗ mang vàng", mà từ lâu đã được gọi là "các cuộc thị uy chống Trung Quốc ở Ấn Độ Dương" (trong các cuộc diễn tập về truyền thống có sự tham gia của hải quân Philippines, Singapore Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Brunei). Đúng vậy, ngay cả Trung Quốc sẽ không lùi bước và, theo The New York Times, «sẽ chiến đấu cho đến người cuối cùng vì Miến Điện, và thậm chí có thể, sẽ kéo tấm chăn qua cho mình".

Chuyến công du mang tính biểutrưng

Cần nhấn mạnh rằng chuyến công du đến các nước Đông Nam Á là chuyến đi ngoại giao đầu tiên của Obama sau chiến thắng tại các cuộc bầu cử. Tại Washington, dĩ nhiên, đã đánh giá cao chuyến đi này (cả ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton,  cả người đứng đầu Pentagon Leon Panetta đã tháp tùng tổng thống). Ngoài Myanmar, phái đoàn Mỹ đã đến Thái Lan và Campuchia, và thậm chí các nhà chính trị học bắt đầu nói về một thực tế rằng trong bốn năm sắp tới, một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ là trở lại Đông Dương.

Tình hình ở Thái Lan – phản chiếu tương khắc. Bang kok là một đồng minh truyền thống của Washington trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau khi vào năm 2011chức vụ thủ tướng tại quốc gia này do bà Yingluck Shinawatra nắm giữ, Hoa Kỳ bắt đầu lo sợ rằng Thái Lan sẽ vượt ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Sau khi Yingluck - em gái của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, người mà theo ý kiến của nhiều chuyên gia, đứng sau cuộc cách mạng của "phe áo đỏ" (các cuộc biểu tình hàng loạt  những năm 2009-2010), và "phe áo đỏ", như được biết, không thiện cảm với Washington. Không có gì ngạc nhiên rằng trong chuyến thăm đầu tiên đến Pekin vào tháng 4 năm 2012,  Shinawatra đã kêu gọi "một sự hợp tác song phương toàn diện" với CHND Trung Hoa, còn thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã gọi Thái Lan "người bạn tin cậy" của Thiên triều. Buôn bán hai chiều giữa hai nước tích cực phát triển, Trung Quốc đứng ở vị trí đầu tiên về số khách du lịch đến Thái Lan. Và người Mỹ đang phải hết sức để duy trì ảnh hưởng của họ. Chuyến thăm của Obama  thật đúng lúc. Người đứng đầu Pentagon Leon Panetta đã ký một thỏa thuận quân sự mới với Thái Lan, còn ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã hứa sẽ đưa Thái Lan gia nhập vào Khối hợp tác xuyên Thái Bình Dương. Tuy nhiên trong dư luận Thái Lan quan điểm chống Mỹ vẫn chiếm ưu thế. "Washington luôn sử dụng đất nước của chúng tôi cho các mục đích ích kỷ - người bình luận của The Bangkok Post trong bài báo "Hãy coi chừng những đề nghị của Mỹ" nói. - Có lẽ,  điểm sáng duy nhất trong quan hệ giữa hai nước là sáng kiến ​​của nhà vua Mongkut, người vào năm 1861 đã đề nghị cung cấp cho Lincoln những chú voi Xiêm để chống lại quân đội miền Nam. "Sự quan tâm" của Hợp chúng quốc về Thái Lan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh là do mong muốn xây dựng ở đây tiền đồn chống những người cộng sản và sử dụng nó để xâm lược các nước Đông Dương khác. Lạ lùng rằng bây giờ Mỹ một lần nữa cho thấy sự quan tâm đến căn cứ không quân U-Tapao, là căn cứ đồn trú chính của Không quân Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam".

Bây giờ, liên quan đến Campuchia. Dĩ nhiên, quyết định của tổng thống Obama đến thăm Phnom Penh nhiều người gọi là bước đi ngoại giao đầy may rủi. Sau khi thủ tướng chính phủ Campuchia Hun Sen, người cai trị đất nước trong ba thập kỷ, đã có tiếng ở Mỹ giống như tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện trước khi bắt đầu "những cuộc cải cách dân chủ". Thời trước ông đã tham gia vào tổ chức của "Khmer Đỏ" và thiết lập một chế độ độc tài trong nước. Tuy nhiên, Obama không chỉ tham gia vào Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN tổ chức tại Campuchia, mà còn gặp gỡ một mình với Hun Sen. "Tổng thống tin tưởng – các cố vấn của ông Obama nói – rằng lời kêu gọi “nới nắm tay” của ông đối với các nhà độc tài có thể được lắng nghe tại Phnom Penh cũng như đã lắng nghe ở Rangoon". (Trong ý nghĩa này cho biết rằng hai con trai của nhà lãnh đạo Campuchia gần đây đã qua đào tạo thực tập sinh tại Hoa Kỳ). Tuy nhiên, như tạp chí The Nation nhận xét, «đang nói, dĩ nhiên, không phải là về cơ cấu chính trị nội bộ. Bởi Campuchia trong ý nghĩa này nhìn thậm chí còn tốt hơn Miến Điện: ở đây vẫn còn tương đối ổn định, không có các cuộc thanh trừng sắc tộc. Là nói về mức độ tỏ ra trung thành với Trung Quốc, mà ở Washington được coi là đối thủ địa chính trị  chính".

Theo lời của các nhà chính trị học, tất cả những gì bây giờ Mỹ đang áp dụng, bắt đầu từ cuộc xâm lược vào Libya và kết thúc cuộc xung đột với Iran, nhằm làm suy yếu Trung Quốc. Chuỗi các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ xung quanh Đế quốc Thiên triều và Tổ chức đối tác xuyên Thái Bình Dương - một liên minh kinh tế, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Á phục vụ cho chính mục đích này.


Xem thêm:

-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter