Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Trung Quốc cân nhắc lập ADIZ ở biển Đông

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: Reuters
P.Võ (The Asahi Shimbun)

Kichbu theo nld.com.vn

Trung Quốc đang xem xét việc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới ở biển Đông, đe dọa khiến tình hình khu vực thêm căng thẳng.


Dẫn các nguồn tin giấu tên, trong đó có nguồn tin trong nội bộ Bắc Kinh, báo Asahi (Nhật Bản) cho biết các quan chức thuộc lực lượng không quân Trung Quốc đã soạn thảo đề xuất cho ADIZ ở biển Đông. Bản dự thảo đề xuất trên đã được nộp lên giới chức quân sự cấp cao vào tháng 5-2013.

Hiện Bắc Kinh vẫn đang tranh luận về phạm vi của ADIZ nói trên và thời điểm đưa ra thông báo chính thức. Theo bài báo, vùng này có thể sẽ bao trùm phần lớn diện tích biển Đông.

Bước đi trên, nếu diễn ra, chắc chắc sẽ khiến tình hình biển Đông thêm căng thẳng trong bối cảnh  Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á láng giềng đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo.

Đây cũng sẽ là minh chứng mới nhất cho ý đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Nước này gần đây đã ban hành quy định hạn chế đánh cá ở vùng biển này, dẫn đến sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nước.

Trước đó không lâu, Bắc Kinh đã vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc, khi đơn phương thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông. Washington ngay lập tức cho biết không tuân thủ ADIZ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông, đồng thời cảnh báo nước này không nên có bước đi tương tự ở biển Đông.

Bản tiếng Anh xem tại đây.

Xem thêm:


-----
--> Read more..

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Một cô gái bị điếc vì nụ hôn quá mãnh liệt

Новость на Newsland: Девушка оглохла от страстного поцелуя

Девушка оглохла от страстного поцелуя

Kichbu theo: newsland.com

Một cô gái trẻ Trung Quốc bị điếc vì nụ hôn quá mãnh liệt của người yêu. Nguyên nhân của sự cố là huyết áp thấp hình thành trong đầu của cô gái.

Cô gái Trung Quốc hôn với bạn trai của cô mãnh liệt, đột nhiên bị điếc. Điều này xảy ra vì sự đột biến của huyết áp. Đôi môi của cô bị đóng kín, và kết quả là màng nhĩ tai trái của cô bị vỡ.

Các bác sĩ từ tỉnh Quảng Đông nói rằng, tai trong của con người được kết nối với miệng qua tiểu quản, mà ở đó huyết áp thấp dẫn đến chấn thương. Theo các bác sĩ, thính giác sẽ trở lại với cô gái trong trong những tháng tới.  
------
--> Read more..

CHDCND Triều Tiên tổ chức hoạt động nhân ngày lễ Mùa xuân


В КНДР состоялись мероприятия по случаю праздника Весны



Kichbu theo russian.news.cn

Bình Nhưỡng, ngày 23 tháng Một / Tân Hoa Xã / - Nhân Năm mới theo lịch Mặt trăng - lễ hội Mùa xuân đang đến gần, tại đại sứ quán CHND Trung Hoa ở CHDCND Triều Tiên hợp tác xã nông nghiệp hữu nghị Trung Triều "Taikam" đã tổ chức các hoạt động với sự tham gia của cả những người Trung Quốc người dân địa phương.

Theo đại sứ Trung Quốc tại CHDCND Triều Tiên Liu Hongqi, năm nay đánh dấu kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc CHDCND Triều Tiên. Chúng tôi dự định tiếp tục với CHDCND Triều Tiên tăng cường hợp tác trong tất cả các lĩnh vực và đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, nhà ngoại giao cho biết.









--> Read more..

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Nhật Bản: quần đảo Senkaku được xác định là di sản quốc gia

В японском учебнике истории архипелаг Сенкаку обозначен национальным достоянием

Японии архипелаг Сенкаку обозначен нацдостоянием


Kichbu theo: globalscience.ru

Trên các trang của sách giáo khoa Nhật Bản, đảo gây tranh cãi của Trung Quốc Hàn Quốc trong tương lai gần sẽ xác định là di sản quốc gia chính của đất nước. Cần thấy rằng đang nói về quần đảo Senkaku, quyền sở hữu trước đây đã được tuyên bố bởi Trung Quốc.

Chẳng hạn, trong những cuốn sách giáo khoa nhiều trang cũng như ở những tập lớn viết về lịch sử đất nước Mặt trời mọc, trước đây chỉ tồn tại vỏn vẹn 4 đảo Nam Kurils, mà vì chúng chính quyền đất nước đã tranh cãi kịch liệt với đất nước chúng ta, nhưng sau này tất cả các vần đề đã giải quyết bằng cách khá hòa bình.

Theo các danh sách mới được phê duyệt về các quy tắc trong lĩnh vực giảng dạy của đất nước Mặt trời mọc, đảo Senkaku cùng với  đảo nhỏ liền kề nó - Takeshima, bây giờ phân loại vào nhóm của đối tượng của di sản quốc gia. Các sách giáo khoa mới cũng nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của vấn đề địa chính trị liên quan đến đảo Senkaku, mà trước đây đã bị Hàn Quốc chiếm giữ bất hợp pháp.

Xem thêm:


---
--> Read more..

Hàn Quốc kết án một người dân vì ca ngợi Bắc Triều Tiên trên mạng


Photo: Spencer Platt / Getty Images / AFP

Жителя Южной Кореи осудили за восхваление КНДР в сети


Kichbu theo Lenta.ru

Tại Hàn Quốc, tòa án đã bị kết án mười tháng trong một công dân công bố các bài viết trên mạng ca ngợi CHDCND Triều Tiên. Ngày 28 tháng Một, hãng Yonhap đưa tin về điều này.

Theo hãng tin, trong giai đoạn  từ 2009 đến 2012 người bị kết án đã viết trên blog của mình và trên các site khác những thông tin ca ngợi sức mạnh quân sự của của Bắc Triều Tiên. Như vây, ông đã vi phạm luật an ninh quốc gia nghiêm cấm việc ngợi ca hoặc tuyên truyền những tưởng chính trị của CHDCND Triều Tiên.

Được biết, bản án dành cho người bị kết án 48 tuổi được trì hoãn trong hai năm. Sự trì hoãn này liên quan đến vấn đề gì, hãng tin không làm rõ.

Quyết định này được thông qua một cách đồng thuận bởi bồi thẩm đoàn gồm bảy người, sau đó các quan tòa đã đưa ra phán quyết. Hãng tin nhấn mạnh rằng đây là trường hợp đầu tiên trong trong luật học của Hàn Quốc,  khi các bồi thẩm đã xem xét vụ án vi phạm luật về an ninh quốc gia. Tòa án bồi thẩm được áp dụng ở Hàn Quốc năm 2008 trong một hình thức hạn chế và dành lời cuối cùng cho các thẩm phán .

Luật An ninh quốc gia đã được thông qua tại Hàn Quốc vào năm 1948. Đặc biệt, Luật này tuyên bố đặt chủ nghĩa cộng sảnh và vieeck công nhận Bắc Triều Tiên như thực thể chính trị ngoài vòng pháp luật.

Đọc thêm:


-----
--> Read more..

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Trung Quốc và các cuộc xung đột lãnh thổ

Китай и территориальные конфликты

Китай и территориальные конфликты


Dmitri Mosyakov

Kichbu theo: topwar.ru

Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần thể hiện yêu sách chủ quyền lãnh thổ đối với các quốc gia láng giềng - Liên Xô, Nhật Bản, Pakistan, Việt Nam, Ấn Độ, vv

Ngày 15 tháng Một năm 1974 - một ngày đặc biệt trong lịch sử của cuộc xung đột trên biển Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam – Kichbu). Đúng bốn mươi năm trước, vào lúc bình minh “những ngư dân” Trung Quốc đã đổ bộ lên các đảo Robert, Mani, Duncan và nhóm đảo Drumont Croissant của quần đảo Hoàng Sa. Vào buổi sáng trong trẻo và yên lặng này họ bơi thuyền đến không phải để tránh bão, hoặc tiến hành sửa chữa cần thiết. Mục đích của họ là dựng lên trên những hòn đảo nhỏ bé và khô cằn của Việt Nam (lúc bấy giờ nằm dưới sự kiểm soát của Nam Việt Nam) lá cờ của CHND Trung Hoachính điều đó đã gây nên tình hình xung đột.

Họ đã hành động theo kịch bản đã được phê chuẩn  ngày từ năm 1959 – lúc bấy giờ cũng "những ngư dân " Trung Quốc đổ bộ lên các đảo này, và thậm chí cắm cờ Trung Quốc, tuy nhiên, ngay những binh lính biên phòng Nam Việt Nam đầu tiên xuất hiện, tất cả họ đã buộc nhanh chóng rút lui. Nhưng lần này, tình hình bắt đầu phát triển theo kịch bản hoàn toàn khác. Khi chính quyền Nam Việt Nam phát hiện ra rằng "những ngư dân " đã đến đây bắt đầu xây dựng các công trình kinh tế và dựng những lá cờ của CHND Trung Hoa trên các đảo Robert, Mani, Duncan và Drumont để thể hiện chủ quyền của họ đối với những hòn đảo này, đã cố gắng để kháng cự bằng cách điều đến những đơn vị lính biên phòng. Kết quả là, vào ngày 16-17 tháng Một, "những ngư dân" đã bị lực lượng bảo vệ biển Nam Việt Nam không sử dụng vũ khí trục xuất ra khỏi các đảo Robert, Mani và xé lá cờ của CHND Trung Hoa.
Nhưng các sự kiện tiếp theo diễn biến hoàn toàn khác so với trước, ngày 17 tháng Một những tàu chiến của Trung Quốc cùng lính thủy quân lục chiến tập trung trước đó tại Hoàng Sa đã tiến vào khu vực xung đột. Ngày 19 tháng Một họ bắt đầu nã pháo vào các đảo Robert, Mani và Pattl, và vào ngày 20 tháng các đơn vị đổ bộ của Trung Quốc đã tấn công lên các đảo này và đảo Duncan. Một ngày trước đó  ngay cả đảo Drumont, nơi binh sĩ Nam Việt Nam bị mai phục, cũng đã bị chiếm. Các đơn vị phòng thủ của các đảo nhanh chóng bị đè bẹp, vì sự tương quan lực lượng trong cuộc xung đột rõ ràng là không ngang sức với lợi thế lớn của phía Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc đã thống trị biển và sau nhiều cuộc đụng độ đã đánh bật các tàu tuần tiểu của Nam Việt Nam ra khỏi các đảo. Đồng thời theo một số nguồn tin, cả hai phía đã mất mỗi bên một tàu .
Những nỗ lực của c
hế độ miền Nam Việt Nam tìm sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị Mỹ đã thất bại. Tàu chiến của Mỹ dửng dưng quan sát cảnh đại bại của binh sĩ của đồng minh mới đây của họ, chỉ hỗ trợ sơ tán một số đơn vị đồn trú trên đảo. Vì vậy, chỉ  sau vài ngày, hoạt động quân sự trên các đảo đã kết thúc và đến tối ngày 20 tháng Một năm 1974 Pekin đã thiết lập quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa.

Thời đó, vào tháng Một năm 1974, sự kiện này nằm không lâu trong sự  quan tâm của cộng đồng thế giới. Điều đó cũng dễ hiểu: người Mỹ không muốn thu hút sự quan tâm của Pekin đến những hành động hiếu chiến, bởi vì về lý thuyết họ có nghĩa vụ hỗ trợ đồng minh Nam Việt Nam. Nhưng vào năm 1971, ngoại trưởng Henry Kissinger đã đến thăm Pekin, và vào năm 1972, Trung Quốc và Mỹ đã ký thông cáo chung Thượng Hải, mở ra kỷ nguyên của sự hợp tác giữa hai nước để đối đầu với  "mối đe dọa của Liên Xô. Người Mỹ nhìn thấy ở Trung Quốc là đồng minh trong "chiến tranh lạnh" chống lại Liên Xô, còn đối với Pekin, quan hệ với Mỹ không chỉ mở ra khả năng thoát khỏi sự cô lập quốc tế và một loạt các lợi ích khác, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết cuộc xung đột tại quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp quân sự .

Chính quyền Trung Quốc đã hợp lý cho rằng triển vọng đối đầu chung chống Liên Xô đối với  Washington quan trọng hơn nhiều so với số phận của một vài đảo hoang vu và nhỏ bé biển Hoa Nam, vì lý do này người Mỹ "nhắm mắt" trước hành động quân sự của Pekin. Và điều này đã xảy ra như thế. Và nếu phân tích toàn bộ tiến trình của các sự kiện, thì có thể nói rằng Trung Quốc đã hành động với sự im lặng đồng lõa của Hoa Kỳ. Bởi vậy, ngay trên báo chí của Mỹ, có nghĩa, trên các phương tiện truyền thông toàn cầu đã cố bình luận những sự kiện này làm sao nhanh nhất và lặng lẽ nhất.
Ngày nay hoàn toàn rõ ràng rằng các cuộc đụng độ quân sự này hoàn toàn có quyền được gọi là một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, có tầm quan trọng hoàn toàn không phải thậm chí là địa phương, và thậm chí không phải là khu vực. Trong một ý nghĩa nhất định, chúng là một trong những chứng cứ đầu tiên sự quay trở lại của Trung Quốc với chính sách ngoại giao tích cực nhằm để gắn tất cả những vùng lãnh thổ mà chúng dường như bị mất trong thời kỳ của cái gọi là sự suy yếu về mặt lịch sử của Trung Quốc trong thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX vào đất nước Thiên tử.  Ngoài ra, tấn công và chiếm Hoàng Sa đã trở thành xung đột quân sự đầu tiên trong toàn bộ lịch sử các tranh chấp các đảo ở biển Hoa Nam. Các chuyến bay của máy bay ném bom và hỏa lực của tàu chiến cho thấy rằng những mâu thuẫn xung quanh các đảo của biển Hoa Nam đã chuyển từ trạng thái tiềm ẩn và phần nhiều trực quan, có thể nói là xung đột trên bản đồ, thành “cuộc xung đột nóng” thật sự.

Ngày nay, khi phân tích những sự kiện này,   thật  thú vị để theo dõi xem Trung Quốc chuẩn bị kỹ lưỡng cho một cuộc xâm chiếm các đảo như thế nào. Chắc là, vào năm 1972, được sự đồng ý ngầm Mỹ để chiếm các đảo này, Pekin đã không vội vàng tiến hành hành động và đã tìm cơ hội thuận lợi để bắt đầu xâm chiếm. Và cơ hội đã được tìm thấy, khi chính phủ Nam Việt Nam vào tháng Chín năm 1973, đã thông qua quyết định đưa quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa vào thành phần của tỉnh Phươctui. Trung Quốc đã không ngay lập tức nêu lên quan điểm của họ về quyết định này của Nam Việt Nam. Việc chuẩn bị hoạt động quân sự  tiếp tục gần bốn tháng, và tất cả các thời gian này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn im hơi lặng tiếng. Chỉ khi tất cả đã sẵn sàng cho các hoạt động quân sự  chớp nhoáng, Pekin lại nhớ  về quyết định tháng Chín của Nam Việt Nam, và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã  ra thông báo chính thức phản đối “sự xâm phạm lãnh thổ của họ”. Tiếp theo, như chúng ta biết, các sự kiện diễn tiến hết sức nhanh chóng.

Chiến dịch chiếm Hoàng Sa Pekin trước đây và ngay bây giờ gọi đó không phải là cái gì khác mà là sự phục hồi các đường biên giới lịch sử của Trung Quốc, giải phóng những vùng lãnh thổ lịch trước đây thuộc về Trung Quốc . Tuy nhiên, các tham vọng lịch sử của Pekin ít nhất thật đáng ngờ, ngược lại , có rất nhiều tài liệu nói rằng trên thực tế vào thế kỷ XIX các đảo này thuộc về lãnh thổ của Việt Nam. Được biết, người sáng lập triều đình nhà Nguyễn, vua  Gia Long và những người kế vị của ông đã thể hiện sự quan tâm tích cực đối với cả Hoàng Sa và cả Trường Sa. Theo chỉ lệnh của hoàng đế Gia Long, ví dụ, trong những năm1815-1816s đã phái đội khảo sát đặc biệt để nghiên cứu quần đảo Hoàng Sa và các tuyến đường biển để ở đó . Vào những năm 1834-1836s. Vua Việt Nam Minh Mạng đã giao nhiệm vụ các các quan chức của mình tiến hành làm bản đồ của mỗi đảo trong quần đảo Hoàng Sa và chuẩn bị báo cáo tổng quan về vùng biển xung quanh của quần đảo, xây dựng các đền thờ và đặt chỉ hiệu trên các hòn đảo và đánh dấu chúng thuộc về Việt Nam.

Năm 1847, vua Thiệu Trị đã thông qua báo cáo của Bộ Công trình công cộng, trong đó chỉ ra, đặc biệt: " ... bởi vì khu vực Hoàng Sa nằm trong vùng lãnh hải của chúng ta, chúng ta, theo các quy tắc chung, phải phái tàu chiến đến đó để xác định các tuyến đường biển". Trong thời gian cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam, những hòn đảo này là một phần của Liên bang Đông Dương, bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia.

Vì vậy, nói về các quyền lịch sử Hoàng Sa của Trung Quốc là rất phức tạp. Điều quan trọng nhất - Pekin ngay trong những năm 70s , và cả bây giờ hiểu rõ ý nghĩa chiến lược quan trọng của các hòn đảo và để kiểm soát quân sự trên biển Hoa Nam, cả về bình diện khai thác nguồn cá, và cả trong việc nghiên cứu các khu vực dầu và khí đốt ngoài khơi. Ngoài ra, chiếm được Hoàng Sa sẽ làm thay đổi tình hình địa chính trị trong toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Một tuyến đường trực chỉ hơn nữa về phía nam tới các đảo Trường Sa đã được mở ra cho Trung Quốc. Sau Hoàng Sa, chính chúng đã trở thành mục tiêu mới của những nỗ lực quân sự và ngoại giao của Trung Quốc. Ngay vào tháng Bảy năm 1977, bộ trưởng ngoại giao Huang Hua của CHND Trung Hoa tại cuộc đàm phán đã nói với đại diện của Philippines rằng " lãnh thổ Trung Quốc trải dài về phía nam tới bãi đá cạn James gần Sarawak (Malaysia) ... các vị có thể tiến hành thăm dò khoáng sản tùy muốn. Tuy nhiên, khi thời gian đến, chúng tôi lấy lại những hòn đảo này. Lúc bấy giờ tiến hành đàm phán sẽ không có sự cần thiết nào, bởi vì các quần đảo này đã từ lâu thuộc về Trung Quốc ... " .

Những lời nói này của bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc trong một ý nghĩa nào đó như tiên tri. Vào nửa sau của những năm 80s,  tàu chiến của Trung Quốc xuất hiện ở phía nam của quần đảo Trường Sa , và thủy quân lục chiến Trung Quốc đã chiếm một số cứ điểm quan trọng trong khu vực này của thế giới. Vào năm 1995, họ tiếp tục hành động xa hơn nữa và đặt dưới sự kiểm soát của mình rạn san hô Mischif, nằm ​​cận kề đảo Palawan của Philippines . Hoạt động này, như nhiều nỗ lực tiếp theo của CHND Trung Hoa để mở rộng sự hiện diện của họ trên quần đảo Trường Sa, nhiều lần đã đặt Trung Quốc và Philippines trên bờ vực của một cuộc chiến tranh thực sự.
Hôm nay , bốn mươi năm sau khi các sự kiện được mô tả , có thể đầy đủ tự tin nói rằng cuộc chiến tranh chớp nhoáng ít được biết đến trên các hòn đảo xa xôi , vào thời đó đã không bị quốc tế lên án rộng rãi, thậm chí lên án nghiêm khắc, trên thực tế, đã trở thành khúc dạo đầu cho một kỷ nguyên mới trong lịch sử, khi cuộc xung đột trên biển Hoa Nam biến từ song phương thành đa phương với sự kết nối của Philippines, và sau này thành toàn cầu, khi Hợp chúng quốc bắt đầu tích cực can thiệp hơn vào cuộc xung đột này. Tất cả quá trình chính trị  như dòng thác này,  bắt đầu sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, sẽ là một xác nhận của một điều mà ai cũng biết rằng đôi khi ngay cả một hòn đá nhỏ có thể gây ra một vụ đá lở toàn diện.

* Bản dịch chưa được hiệu đính. Các bạn đọc tham khảo. Kichbu.

-----
--> Read more..

Steps


Flag Counter