Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Chuyên gia cảnh báo các vụ bùng nổ xã hội ở hàng chục quốc gia trên thế giới


Эксперты: социальные взрывы в десятках стран мира


Fedor Korotkov

Kichbu theo: nr2.ru


Ucraina, Uzbekistan và Hy Lạp nằm trong nhóm các nước có nguy cơ cao.

London. Tháng Một . Fedor Korotkov- Vào năm 2013, một loạt quốc gia đã phải đối mặt với sự gia tăng căng thẳng xã hội. Làn sóng biểu tình của quần chúng đã xảy ra ở các nước như Bulgaria, Brazil, Argentina, Mexico, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ, RBC viết.

Trong tháng Mười một, các cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn  bao phủ Thái Lan, kết quả chính quyền địa phương đã buộc phải ấn định tổ chức bầu cử quốc hội sớm - sẽ diễn ra vào ngày 2 tháng Hai 2014.

Cuộc khủng hoảng ở Ucraina gây ra bởi sự từ chối của tổng thống Viktor Yanukovych ký Hiệp định hợp tác với EU là một bất ngờ đối với các nhà nghiên cứu chính trị. Những người ủng hộ phe đối lập đã tổ chức cái gọi là "Euromaydan" tiếp tục từ tháng Mười một - đã hơn một tháng nay.

Gia tăng căng thẳng xã hội đã trở thành xu hướng ổn định trên toàn thế giới, mà bây giờ không giới hạn bởi chỉ các nước nghèo ở châu Mỹ Latinh, châu Phi và Trung Đông. Diễn đàn Kinh tế Thế giới cảnh báo rằng trong năm 2014 nạn thất nghiệp của tầng lớp thanh niên đã lan rộng ở khu vực châu Âu trong những năm gần đây có thể dẫn đến sự bùng phát các làn sóng xã hội, cũng như gia tăng sự phổ biến của các lực lượng marginal(dân tộc chủ nghĩa, vô chính phủ), chính trị và xã hội.

Theo ý kiến của tổ chức phân tích Economist Intelligence Unit,  «rủi ro rất cao" của bùng nổ xã hội trong năm 2014 sẽ đặc trưng cho các nước như Argentina, Bolivia, Venezuela (Mỹ Latin), Bahrain, Iraq, Liban, Syria, Yemen, Bangladesh, Uzbekistan (Trung Đông và Châu Á), Ai Cập, Guinea, Libya, Nigeria, Sudan, Swaziland, Zimbabwe (châu Phi), Bosnia, Hy Lạp (Châu Âu). EIU cho rằng ở các nước này có nguy cơ các làn sóng xã hội cao và các làn sóng đó có thể dẫn đến sự thay đổi chính quyền hiện hành hoặc chế độ chính trị.

Ucraina, theo EIU, nằm trong nhóm các nước có "nguy cơ cao" với các làn sóng xã hội đe dọa chính phủ, còn Nga được xếp vào nhóm các nước có "rủi ro trung bình" với sự phát triển các sự kiện (cùng với Anh, Pháp, Ý, Hàn Quốc và các nước tương đối ổn định khác). Nguy bùng nổ xã hội cơ thấp nhất  các chuyên gia của EIU nhìn thấy ở Áo, Đan Mạch, Nhật Bản, Luxembourg, Na Uy và Thụy Sĩ.

Theo các chuyên gia EIU, những khó khăn kinh tế thường là điều kiện tiên quyết cho sự leo thang căng thẳng xã hội, nhưng không thể được xem là yếu tố giải thích chính.
"Thu nhập giảm sút và thất nghiệp gia tăng không phải luôn luôn đi kèm với sự gia tăng căng thẳng xã hội.
Chỉ khi những khó khăn kinh tế kết hợp với các yếu tố  bất ổn khác, chẳng hạn như sự bất bình đẳng giàu nghèo lan rộng, mức độ bảo trợ xã hội thấp, tranh chấp sắc tộc và sự mất lòng tin đối với các thể chế nhà nước, lúc đó nguy cơ bất ổn xã hội trở nên thực sự cao", - các nhà phân tích cho hay.

-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter