Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Henry Kissinger: Việt Nam dạy cho chúng ta điều gì


  Чему нас учит Вьетнам picture


Чему нас учит Вьетнам


Henry Kissinger
Nguồn: nosmi.ru
Kichbu posted on 08.01.2013





Đối với Mỹ, chiến tranh Việt Nam là những chấn thương lớn nhất và các sự kiện bi thảm của nửa thế kỷ qua.

Mỹ đã tham gia vào cuộc chiến tranh với một cảm giác tự tin kiêu ngạo sau mười lăm năm của thành công sáng tạo trong chính sách đối ngoại. Và thoát ra khỏi cuộc chiến tranh  bị phân mảnh và phân chia không như sau những thời kỳ của Nội chiến. Kết cục, Quốc hội hai năm sau khi rút quân đã chấm dứt viện trợ cho Việt Nam, và những người Mỹ cuối cùng rời khỏi Sài Gòn bằng trực thăng, mắc kẹt trên mái nhà của đại sứ quán của chúng ta.


Trong khi còn chưa xuất hiện những đánh giá giai đoạn đó, trong mức độ đấy đủ của những yếu tố tương ứng với kênh cảm xúc và bi kịch đó, số  lượng các nhân chứng của các sự kiện Việt Nam mỗi ngày giảm bớt, và những người còn sống, như trước đây vẫn bị shock vì những gì đã trải qua và có nhìn nhận khác nhau với quá khứ.

Các nhà lãnh đạo trẻ thấy khó hiểu những bất đồng của ông cha mình, và họ trong các hoạt động hiện tại của mình đã va phải những vấn đề đối mặt với sự cần thiết phải lựa chọn.

Cuốn sách “Những bài học của thảm họa: McGeorge Bundy và con đường dẫn đến chiến tranh ở Việt Nam' ("Lessons in Disaster: McGeorge Bundy and the Path to War in Vietnam”) không có khả năng lấp đầy khoảng trống này. Tuy nhiên trong đó chỉ ra những sự kiện của năm năm (1961-1966) một cách rõ ràng, khi những người Mỹ đến để phòng thủ Nam Việt Nam. Trong cuốn sách đưa ra những hành động của một trong những  nhà hoạt động nhà nước nổi bật nhất của thời kỳ đó, và tác giả, dường như, muốn hiểu và  đành chịu với với thảm lịch này của Mỹ.

Người xuất sắc và có khả năng thể hiện những suy nghĩ của mình,  McGeorge Bundy là người hồ hởi và  thận trọng, thuộc đội ngũ “những người đàn ông thuộc các đoàn hệ của “bramin Boston" (bác sĩ, nhà thơ và nhà viết tiểu luận Oliver Wendell Holmes đã sử dụng định ngữ này để mô tả các tầng lớp quý tộc trí thức Mỹ và tầng lớp thượng lưu của xã hội). Ông đã đạt được công danh khoa học xuất chúng, trở thành chủ nhiệm khoa ở độ tuổi 34. Tôi học ở Haward, khi ông đã giữ chức vụ ấy ở đó.

Vào năm 1961 John F. Kennedy đã đề cử Bundy, đảng viên đảng Cộng hòa, làm cố vấn về an ninh quốc gia. Bundy đã biến chức vụ này thành điều như nó hôm nay. Bởi dòng báo cáo về những vấn đề an ninh quốc gia từ các cục khác nhau nhất đã trở nên phong phú, văn phòng của Bundy đã biến thành trung tâm thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin. Từ đó Hội đồng an ninh quốc gia chuẩn bị các phương án giải quyết khác nhau, mà trên cơ sở của chúng tổng thống thực hiện sự chọn lựa của mình.

Năm năm Bundy thực hiện các nghĩa vụ của mình với tính tổ chức cao và tháo vát đặc trưng của mình. Vào thời gian xảy ra khủng khoảng Berlin, khủng khoảng tên lửa ở Caribie, đã ký thỏa thuận về chấm dứt thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Ông nới lỏng các thủ đoạn của mình khi các cơ hội cho thành công trong chiến tranh Việt Nam bắt đầu bị giảm sút – chính Bundy là người đấu tranh công khai của nó, và trong mức độ nào đó là người tổ chức.

Bundy trở thành đích ngắm của những cuộc tấn công của nhà báo David Halberstam trong cuốn sách của mình “Xuất sắc và rực rỡ nhất (“The Best and the  Brightest”). Trong cuốn sách này Halberstam đã sử dụng Bundy để minh họa cho luận điểm rằng chính bơ sữa đã làm cho Hoa Kỳ lạc lối ở Việt Nam. Cuốn sách này mang lại giọng điệu cho các đánh giá tiếp theo của tiến trình và lối thoát ra khỏi Việt Nam. Bundy với phẩm chất và danh dự của mình đã chịu đựng được những xúc phạm, không bao giờ phản ứng trực tiếp chỉ trích, và bản thân, có thể cũng đồng ý với một số cáo buộc. Vào năm 1966 ông từ chức và không bao giờ giữ các chức vụ nhà nước.

Vào cuối đời ông cùng một nhà khoa học khác bắt đầu thu thập tài liệu để dựng lại những sự kiện dẫn Hoa Kỳ đi từ những hy vọng đến những thất vọng. Nhưng Bundy qua đời, và chưa kịp bắt tay viết bản thảo. Một  nhà khoa học cùng làm việc với ông, tên gọi là Gordon M. Goldstein, đã biến những nỗ lực chung và một số đoạn  trong những bài viết của Bundy thành cuốn sách “Những bài học của thảm họa”. Đây là kết quả lao động của riêng ông, phản ánh những quan điểm của chính nhà nghiên cứu. Gia đình của Bundy không được phép công bố cuốn sách. Đây là cuốn sách tương đối kỳ quặc, nhưng đồng thời rất hấp dẫn.
Như thường nói, quý ông không thể trở thành anh hùng đối với công bộc của mình, và cuốn sách này cho phép áp dụng chân lý sơ đẳng trong quan hệ với các nhà khoa học. Tác phẩm “Những bài học của thảm họa” thù địch một cách không thương tiếc đối với đối tượng mô tả của mình – không những chỉ đối với nhân cách của Bundy mà người ta kể với sự kính trọng, mà còn đối với chính sách của ông.

Cuốn sách mang lại cơ hội nhìn lại những thời đã qua. Nó là chứng minh cho điều rằng Mỹ không có khả năng vượt qua những cuộc tranh cãi đã xé tan nó thành từng mảnh năm mươi năm trước.

Bundy đã khuất phục được di sản chính sách hậu chiến của Mỹ trong quan hệ với Châu Âu và Liên Xô một cách hoàn toàn thành công. Chính sách hậu chiến này đã cải tạo Châu Âu, và đồng thời dẫn đến thắng lợi trong “chiến tranh lạnh”. Nhưng ông đã thất bại khi áp dụng các nguyên tắc của chính sách này ở Đông-Nam Châu Á.

Khó khăn nằm ở chỗ rằng Đông-Nam Châu Á là một vấn đề chiến lược kiểu khác. Ở Châu Âu các định chế nhà nước đã trải qua nổi  đau khổ của Chiến tranh thế giới thứ II một cách bình yên. Nhưng mối hiểm nguy mà các nước Châu Âu đối mặt thuộc vào những hy vọng và thất vọng kinh tế của họ, và mối đe dọa quân sự Liên Xô với binh lính của nó dọc theo biên giới phía Tây chồng lên điều này. Kế hoạch Marshall đã giúp thủ tiêu mối nguy hiểm đầu tiên. Còn thứ hai – NATO.

Nhưng ở Nam Việt Nam tình hình hoàn toàn khác. Đường phân chia ở Việt Nam về kỹ thuật là khu phi quân sự, nhưng Hà Nội không bao giờ thừa nhận nó với tư cách là biên giới liên quốc gia và muốn phá vỡ các định chế nhà nước, và tiến hành chiến tranh du kích.

Trong cuộc chiến tranh không có ranh giới mặt trận này, việc kiềm chế quân sự có ý nghĩa khác. Ở Châu Âu vấn đề chủ yếu là đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ; ở Đông-Nam Á – tính chính danh của chính quyền. Bộ máy chính quyền mới của Kennedy, dường như, hiểu được sự khác biệt này, tuy nhiên trên thực tế lại không giải quyết được vấn đề nó phải hành động bằng cách nào trong bối cảnh như vậy.

Để giải quyết những vấn đề này nó xuất phát từ quan điểm chung. Cũng như những người tiền nhiệm của cả hai đảng, bộ máy chính quyền của Kennedy xuất phát từ chỗ rằng kiềm chế phải là một bộ phận không tách rời của chính sách Mỹ, và bộ máy chính quyền Mỹ xem hiệu ứng domino từ sự sụp đổ có thể của Nam Việt Nam là quy luật tự nhiên tất yếu.

Nó thậm chí tăng thêm sự tinh tế triết học nào đó cho chiến lược của mình. Việt Nam bây giờ được xem không phải là một trong các mặt trận, mà là mặt trận trung tâm trong “chiến tranh lạnh” toàn cầu. Bởi vì NATO đã thực hiện thành công nhiệm vụ ngăn chặn xâm lược phi hạt nhân, và như vậy bằng cách đó phải tiêu diệt cả phong trào du kích ở Việt Nam.

Hôm nay khi từ thời gian đó đã gần bốn mươi năm trôi qua, dễ dàng phản bác những luận điểm này. Chủ nghĩa cộng sản hóa ra con lâu mới là một khối thống nhất; những quân cờ domino sau sự sụp đổ của Nam Việt Nam đã không đổ ra (có lẽ, mười năm nổ lực căng thẳng tất cả đã giúp đỡ ngăn chặn quá trình này), còn vấn đề chiến tranh du kích chỉ sâu sắc thêm và không tìm được cách giải quyết của mình.

Goldstein đã tương đối công bằng khẳng định rằng Bundy đáng ra cần phải lường trước những khả năng như vậy. Nhưng ở đây cần nhớ rằng các quốc gia và các quan chức sống và hy vọng vào lối tư duy truyền thống, nhưng không trái với nó. Rơi vào cái bẫy của những quan điểm phổ quát và những linh cảm của riêng mình, Bundy đã tập trung tất cả những nỗ lực để  giải quyết các cuộc khủng hoảng bằng những phương pháp mà tất cả mọi người biết rõ. Bộ máy chính quyền đã  sa vào vũng lầy ra những quyết định rời rạc và không thống nhất quan điểm chung và tác động đến sự lựa chọn chiến lược của Kennedy.

Đọc cuốn sách này, bạn sẽ ngạc nhiên vì phong cách giao tiếp hội thoại trong quá trình này khi Bundy mò mẫm tìm lối thoát. Chẳng hạn, vào tháng Mười một năm 1961 Bundy đã viết cho tổng thống: “Hôm kia ông hỏi tôi ở bể chứa nước là tôi nghĩ gì. Còn tôi nghĩ về điều thế này. Bây giờ chúng ta cần thỏa thuận để đưa khoảng một sư đoàn đến Việt Nam khi điều đó cần thiết để tác chiến ở đó”.

Goldstein không viết gì về những tài liệu trình bày các phương án hành động lựa chọn, về tiết lộ ý nghĩa của cụm từ “khoảng một sư đoàn”, về kết quả quân sự đòi hỏi của quyết định như vậy.

Goldstein không nghi ngờ rằng Kennedy chống việc đưa quân đến Đông-Nam Á. Điều này ở mức độ lớn nhất đã trở thành kết quả của sự phản đối bên trong của ông, hơn là những đánh giá chiến lược và suy luận. Trên thực tế, ở cấp chính thức Kennedy đã hành động không nhất quán và phân thân, lo nghĩ về cứu Nam Việt Nam như một bộ phận cấu thành đảm bảo an ninh quốc gia, và đồng thời cảm thấy kinh tởm để đạt được mục đích này bằng sử dụng binh lính Mỹ.

Vào năm 1963 đã may mán gác lại quyết định này. Nhưng nó trở nên không tránh khỏi vào năm 1965 khi Lyndon B. Johnson trở thành tổng thống, còn Việt Nam nằm trên bờ vực thất bại. Xảy ra thế này rằng Johnson đã buộc phải hành động trong những điều kiện  khẩn cấp, và những điều kiện này bị chi phối bởi quyết định mà nó được thông qua trong những tuần cuối cùng của Kennedy trên cương vị tổng thống.

Vào những ngày nghỉ khi Kennedy và Bundy không ở trong thành phố, phó ngoại trưởng cùng với một nhân viê từ Hội đồng an ninh quốc gia đã chế ra một chỉ thị cho đại sứ Mỹ ở Sài Gòn và nó được sử dụng như ngòi nổ để thực hiện đảo chính quân sự. Vì một loạt âm mưu đã sát hại tổng thống Ngô Đình Diệm và anh trai của ông. Hà Nội nhìn thấy trong tình trạng bát náo chi khương và hỗn lạo một cơ hội tốt để đưa quân thường trực vào Nam Việt Nam.

Ba tuần sau Kennedy bị giết. Quyết định đưa quân vào Việt nam được Johnson phê chuẩn. Goldstein đã theo dõi xem các cuộc tranh luận về vấn đề này diễn ra như thế nào, mà trong quá trình đó các cố vấn hàng đầu – Dean Rusk, Robert McNamara, Bundy – và cũng như Ủy ban liên các tổng tham mưu trưởng đã tích cực ủng họ ý tưởng tăng cường một tập đoàn quân.

Goldstei khẳng định rằng Kennedy dù cho đã đồng ý với học thuyết domino, nhưng lại sẵn sàng cam chịu các hậu quả của nó, trong số đó, với sự tăng cường các vị trí của những người cộng sản ở Đông-Nam Á – chỉ còn thiếu việc gửi đến đó những lực lượng viễn chinh lớn. Tuy nhiên chúng ta không biết phản ứng của ông ấy sẽ thế nào khi ông ấy đã đồng ý với ý kiến của các cố vấn hàng đầu của mình về chính sách đối ngoại và các vấn đề an ninh.

Khi Mỹ  bắt đầu chiến tranh, Mỹ cần làm sáng tỏ cho mình chiến tháng có ý nghĩa gì trong cuộc chiến tranh này đối với nó, và nó muốn đạt được thắng lợi như thế nào. Ngoài ra – Mỹ có ý định kết thúc sự đối đầu quân sự như thế nào và với sự hỗ trợ của những biện pháp ngoại giao như thế nào. Liên quan đến Việt Nam, thì Mỹ đã đưa quân đến đó xuất phát từ những quan điểm chung về uy tín và trong cấp hiệu vì sự giải quyết mà nội dung của nó không xác định được.

Khái niệm uy tín thể hiện trong phát ngôn ấn tượng của Bundy mà Goldstein trích dẫn: đối với uy tín của Mỹ sau khi gửi đến Việt Nam 100000 người tốt nhất là thất trận hơn là không kháng cự nào chống lại Hà Nội.

Còn thêm một trở ngại nữa được Mỹ tạo ra cho chính bản thân mình là sự không mong muốn xem Đông Dương như chiến trường chiến lược thống nhất. Eisenhower đã chắc chắn đúng khi nêu vấn đề bảo vệ Lào là bộ phận cấu thành phòng thủ của Việt Nam. Nhưng Bundy đã chống lại quan điểm này. Ông đã dẫn cho Kennedy những luận cứ được Goldstein trích như sau: “Sau năm 1954 Lào không bao giờ thật sự là của chúng ta. Còn Nam Việt Nam của chúng ta, và muốn trở thành như vậy”. Sự khác biệt này đã tạo ra hoàn cảnh bế tắc bất thường,  mà nửa triệu người Mỹ chiến đấu để đạt mục đích thực tế không đạt được: chính đối thủ đã có những căn cứ ở Campuchia, và những con đường cung cấp đi qua Lào.

Và liên quan đến vấn đề giải quyết, thì Bundy khẳng định như sau: khi những mưu toan của Hà Nội đặt sự thống trị của mình đối với Nam Việt nam bị thất bại, thông qua các kênh ngoại giao cần đưa ra sự thỏa hiệp mơ hồ nào đó. Về thực chất, đó là chiến lược tìm kiếm của tình hình không lối thoát, chứ không phải đạt được chiến thắng.

Nhưng nó mâu thuẫn nguyên tắc tuyên bố rằng nếu quân du kích không thất bại, thì sẽ thắng. Những nỗ lực cần thiết để đạt được thỏa hiệp, lúc bấy giờ không thê rphaan biệt với những điều kiện cần để đảm bảo chiến thắng. Và bộ máy chính quyền, nơi tôi làm việc, đã buộc phải lĩnh hội điều này trên cơ sở kinh nghiệm cay đắng của riêng mình.
Người chỉ trích không thể có tham vọng đánh giá tổng thể những nổ lực của hẳn một thé hệ trong bài phê phán ngắn gọn đối với cuốn sách. Ở đây cần đưa ra một số nhận xét.

Khi yêu cầu tổng thống suy nghĩ về  gây chiến, ông, trước hết, cần nhận được bản phân tích tình hình chiến lược toàn cầu để sự dụng cho mình, làm cơ sở để xây dựng khuyến nghị.

Nhiệm vụ chính trong chiến tranh – chiến thắng. Và ngõ cụt – đó là biện pháp cuối cùng, nhưng nó hoàn toàn không là mục tiêu chiến lược.

Xác định chiến thắng sẽ như thế này: đó là kết quả có thể đạt được trong thời gian chấp nhận được đói với dư luận xã hội Mỹ.

Ngoài ra, tổng thống cần có cơ chế hành động ngoại giao chấp nhận được để sử dụng.
Cần xem ngoại giao và chiến lược  như thể thống nhất toàn vẹn, nhưng không như các gia đoạn theo thứ tự của chính sách.

Ngoại giao và chiến lược cần có phạm vi quyền lực được vạch ra rõ ràng.

Bộ máy chính quyền và những người chỉ trích nó có trách nhiệm vụ tiến hành trao đổi một cách thận trọng, xuất phát từ nhận thức rằng sự thống nhất xã hội chúng ta mang lại niềm hy vọng cho toàn thế giới.

Có thể, Bundy cần rút ra những kết luận như vậy sớm hơn? Để thực hiện điều này, ông cần loại bỏ những quan điểm của hẵn một thế hệ mà chúng giành được sự công nhận chung 15 năm trước, trong thời kỳ các cuộc tranh cãi giữa Truman và MacArthur. Chúng nằm ở chỗ rằng cần sử dụng sức mạnh với sự gia tăng tối thiểu; rằng chiến lược và ngoại giao đó là những lĩnh vực riêng lẻ của hoạt động, và sử dụng cúng cần riêng lẻ và theo thứ tự; rằng các nguyên tắc của Mỹ được áp dụng không phân biệt trên toàn thê sgiowis, đảm bảo thành công vô điều kiện.

Những nguyên tắc này đã được hiện thực hóa ở Việt Nam vào đầu những năn 60 một cách tốt nhất, và hoàn toàn không phải bởi những đại diện tồi nhất cua rthees hệ đó. Và nếu các nhà hoạt động nhà nước thiếu cái nhìn viễn cảnh, thì những người chỉ trích họ thiếu sự đồng cảm.

Trong suốt chiều dài của toàn bộ lịch sử bất kỳ vấn đề nào Mà Mỹ thừa nhận, đều được thể hiện – cần phải sử dụng những nguồn lực và ý tưởng cần thiết. Việt Nam đối với Mỹ rất khó nhai.

Isteblishment trí thức, đau buồn cho tổng thống bị sát hại mà họ đã đánh đồng bản thân với ông, và phân vân vì tình hình không lối toát mà các học thuyết của ông mang lại, đã giải thích những nỗi khổ đau của mình bằng việc Mỹ đã không có kinh nghiệm và thất bại đạo đức của các nhà lãnh đạo của Mỹ.

Vì nguyên nhân này các cuộc tranh luận toàn quốc đã biến  từ các cuộc tranh cãi  về việc đạt được điều đã vạch ra thành cuộc thập tự chinh nào đó, mà ở đó đối đầu có mục đích đưa ra những cáo buộc và các ý kiến mang tính răn dạy. Trong ý nghĩa này Bundy đã trở thành không chỉ nguồn gốc, mà còn là nạn nhân của những thế lực được tự do khi Mỹ buộc phải làm lịch sử của mình thích ứng với thế giới đang biến đổi.
*
Henry Kissinger  là cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền của tổng thống Richard Nixon và ngoại trưởng Hoa Kỳ trong bộ máy chính quyền Gerald Ford.

Bản gốc tiếng Anh: What Vietnam teaches us
 
Bản dịch chưa được biên tập. Các bạn đọc tham khảo.-Kichbu...:)



Xem thêm:


-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter