Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Stalin đã chiến thắng nạn tham nhũng như thế nào


Как Сталин победил коррупцию


Kichbu theo kp.ru


Vào lúc xế  bóng của NEP (Chính sách kinh tế mới-Kichbu) sau  chiến tranh đất nước hoàn toàn bị tàn phá. Và những người tháo vát với bàn tay bẩn vui mừng sử dụng những gì. Nhưng đánh bại họ thật nhanh chóng ...

Tham nhũng - một hiện tượng không phải chỉ của hôm nay. phát triển mạnh ngay cả dưới chủ nghĩa xã hội. Nhưng ở Liên Xô từ những năm 30s đến đầu những năm 50s có những giai đoạn khi tất cả mọi điều cần thiết được thực hiện để vô hiệu hóa . Nhưng tiêu diệt hết nạn tham nhũng, cũng như nạn mại dâm, đó là không thể, nhưng để đảm bảo rằng không vai trò quyết định, có thể! Stalin đã thực hiện được điều đó  nhanh chóng đến ngạc nhiên.

Người nào nghĩ rằng Stalin đã đánh bại nạn tham nhũng là nhờ "đơn giản bắn hết" những kẻ đưa hối lộ, thì người đó hoàn toàn sai lầm. Ít nhất là rằng vào thời đỉnh điểm của cuộc đấu tranh chống tham những sau chiến tranh (26 tháng Năm 1947) đã bãi bỏ án tử hình. Tham nhũng đã bị đánh bại bởi một hệ thống các biện pháp liên quan đến tất cả, bất kể các mối quan hệ và địa vị trong xã hội. Thậm chí cả những thân nhân của kẻ tham nhũng biết nhưng không làm gì để vạch trần thủ phạm cũng bị quy trách nhiệm như những kẻ tòng phạm. Hơn nữa, ra hầu tòa còn có tất cả những người dù chỉ nghe loáng thoáng, nhưng không nói, người nào đó nhận hối lộ hoặc làm ăn bất chính. Chính bởi vậy vào những năm đó đã phát hiện ra một loạt các tội phạm trong lĩnh vực hoạt động của các bộ, tổng cục và doanh nghiệp.

Vụ án "những kẻ ăn hại"

Sau chiến tranh, một trong những vụ án đầu tiên và ầm ỉ nhất chính là  "Vụ án bánh mỳ". Và điều này không có gì phải ngạc nhiên, bởi vì mọi người vào những năm đó vì bánh mì họ sẵn sàng hiến cả những gì cuối cùng!

Vụ án bắt đầu từ thời điểm khi các nhà điều tra bắt tay nghiên cứu các tài liệu, theo đó trong suốt năm 1945 Uỷ ban Nhân dân Xô Viết đã phân bổ cho ngành công nghiệp chế biến bánh mì bột, đường, sữa đặc và những sản phẩm khác. Và các thám tử bám theo dấu vết của một băng quan chức tham nhũng đứng đầu là giám đốc của bộ phận cung cấp của hệ thống phân phối "Rosglavhleb" Mikhail Isaev. Những người này đã phất to nhờ phân bổ cho một số công ty trong ngành những mặt hàng hiếm không chút chậm trễ, và thậm chí đôi khi còn vượt cả định mức. Các giám đốc của họ chạy khắp ban lãnh đạo Moscow theo sơ đồ như sau.

Ghi biên, ví dụ, một tấn đường nhà máy sản xuất bánh kẹo. Nhưng thực sự chỉ cấp 950 kg, để lại 50 kilo cho Isayev dưới hính thức lại quả. Để trang trải thâm hụt này (và thậm chí để hưởng lợi), khi sản xuất, cứ cho là, để sản xuất bánh ngọt thay vì 1000 kg đường, chỉ xuất 900. Bởi chằng ai nhận ra sự khác nhau về hương vị.

Họ ăn cắp sản phẩm thẳng thừng, và sau đó gán sự thiếu hụt cho những kẻ cắp vô danh nào đó mà chúng dường như đánh sản phẩm  ngay từ các toa tàu. Theo các tài liệu của Bộ Nội vụ, "nhóm tội phạm Isayev từ ngày 14 tháng Tư năm 1945 đến 1946 đã đánh cắp bao gồm: 1670 kg đường, 8.500 kg bột mỳ, 670 kg  đường saccharin, 414 kg , 2605 kg mứt và thạch, và vv - tất cả tổng cộng 1.139.230 rúp. 18 kopecks. ".

Isaev kế toán trưởng Rosenbaum của ông mỗi người lĩnh 25 năm tù, còn những kẻ tồng phạm với họ bị tống tù dài lâu. Và tịch biên toàn bộ tài sản - không chỉ của những kẻ tham nhũng, mà còn của thân nhân của họ.

Vụ án "những người thợ dệt"

Vào những năm đó, chẳng có gì mà lót ngủ, đến cả áo sơ mi cũng chẳng có vật liệu may mặc. Và nhà nước bắt đầu xuất vải lanh từ các nguồn dự trữ ít ỏi để may quần áo đặc biệt. Trưởng ban của công ty liên tỉnh Moscow, đồng chí Tavshunsky quản lý những nguồn dự trữ này. Ông đã tổ chức kinh doanh làm sao để đủ may cả vải trải giường, cả áo sơ mi, và thậm chí cả áo khoác cho những cá nhân người đẹp sau chiến tranh. Để làm điều này, ông đã câu kết với công ty may mặc. Và các bánh xe của các máy may bắt đầu hoạt động, xuất xưởng tất cả trong thời gan ngắn, thêm vào đó chủ yếu những sản phẩm cỡ nhỏ. Nói, áo quần cho những người vô sản đã gầy đi sau thời gian chiến tranh và cứ thế sản xuất… Tuy nhiên, biết bao nhiêu sợi đã được sử dụng, và cuối cùng người ta cũng tìm thấy chúng khá nhanh chóng. Và đây trong báo cáo đặc biệt của Bộ Nội vụ nói về điều này: "Tavshunsky đã móc ngoặc với một loạt nhà lãnh đạo của các promartels của Moscow, nhận hối lộ từ họ vì họ từ thông tin của ông đã sản xuất áo quần đặc biệt cỡ nhỏ, vào tạo ra sự dôi dư vải lanh và sau đó bán cho đồng phạm..." .

Tổng số Tavshunsky với "các đồng nghiệp" đã biển thủ số lượng vải trị giá 180.000 ruble. Vào những thời đó - món tiền này thật lớn! Kết quả: tất cả những kẻ lừa đảo nhận được những gì theo công lao để cho đến hôm nay thân nhân của họ còn nguyền rũa Stalin.

Vụ án "các nhạc sĩ"

Dù nói gì thì nói, nhưng lúc bấy giờ đất nước cần những bài hát. Và vào đầu những năm 50s, người ta bắt đầu săn lùng các đĩa nhạc. Và "các nhà  hoạt động âm nhạc" đã lợi dụng việc này từ nhà máy đĩa nhạc Aprelevsky thông qua người điều hành sản xuất Doroshenko, trưởng phòng tiêu thụ Mironov và phụ trách kho hàng Oskin. Nhờ "sự can thiệp" của họ, một phần đĩa nhạc đã được ép theo kiểu bán thủ công từ bột nhựa bị đánh cắp. Theo tài liệu Bộ Nội vụ " nhóm tội phạm Doroshenko - Mironov - . Oskin đã biến cơ sở sản xuất của nhà nước cơ bản thành sở hữu cá nhân của họ và bắt đầu sử dụng nó để sản xuất các sản phẩm bất hợp pháp".

"Các đường dây nhạc sĩ" tham nhũng  từ Moscow nhanh chóng trói lấy CHXHCN Xô viết LB Nga, Ucraina, Belarus và các nước vùng Pribaltic. Những đồng tiền cho sản phẩm bất hợp pháp lũ lượt rơi vào túi "các nhạc sĩ ". Để vạch trần tội phạm của họ, đã tổ chức các cuộc kiểm tra đặc biệt. Chẳng hạn, theo lộ trình của xe lửa, các container và toa xe với nguyên vật liệu để sản xuất đĩa hát được cân mới; xác định lượng vật liệu dư thừa; những toa hàng riêng lẻ và container được mở ra, và ở đó xác định chất lượng của vật liệu. Tất cả những kẻ tham nhũng- "nhạc sĩ" đã phải đối mặt với các chứng cứphải nhận tội .

P. S. Các khoản hối lộ  trôi chảy từ ai?

Như vậy, để quét sạch khỏi cuộc sống những kẻ ăn bám, trên khắp đất nước diễn ra làn sóng các vụ án "bánh mì", "những người thợ dệt", "rượu vang", "nhạc", "thuốc lá" và các vụ án khác. Chính Stalin biết rất rõ rằng thối từ đầu. Bởi vậy, cuộc thanh trừng được khởi sự chính từ Moscow. noi gương thủ đô, cả nước tuyên bố cuộc chiến tranh chống những kẻ xu thời với mọi màu sắc.


Xem thêm:



 -----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter