Китайская "опознавательная зона ПВО": ошибка или стратегия?
Vladimir Terekhov
Kichbu theo: ru.journal-neo.org
Vào ngày 23 tháng Mười
một năm 2013, Bộ Quốc phòng(BQP) Trung Quốc áp đặt cái gọi là "Vùng nhận dạng phòng không" (Air
Defense Identification Zone, ADIZ) ở Biển Hoa
Đông (ECM) là một
trong những sự kiện chính trị lớn
trong những tháng gần đây. Cần nhắc lại rằng việc
làm này của Pekin 40 năm sau khi một khu vực tương
tự đã được đánh dấu bởi Nhật Bản, tức là, bởi một
trong những đối thủ lớn trong khu vực của Trung Quốc, mà trong tương lai có thể trở thành đối thủ chính.
Tầm quan trọng đặc biệt
của sự xuất hiện ADIZ của Trung Quốc được xác
định rằng bởi điều rằng khu vực
này nằm trên một phần của không gian Châu Á-Thái Bình Dương, mà trọng tâm
của trò
chơi chính trị toàn cầu đã dịch chuyển đến đó. Không gian hàng hải nêu trên, tiếp giáp với bờ
biển phía đông của Trung Quốc
và bán đảo
Indostan, là một "Balkans"
chính trị hiện đại, tức là, vị trí đặc biệt nhạy cảm, nơi đan xen lợi
ích của
các đối thủ hàng đầu thế giới.
Liên
quan đến việc Pekin
áp đặt ADIZ của riêng mình, một số chuyên gia trong nước đã có ý kiến về bình diện
rằng biện pháp này là một "hành động quấy quá tiếp theo và lộ liễu" của ngoại
giao Trung Quốc. Đối với những đánh giá như vậy có
những cơ sở nhất định, nếu
ngụ ý nói
đến những hậu quả của chính sách "quyết đoán" mà ban lãnh đạo Trung Quốc thời trước đã tiến hành từ năm 2009, và chủ yếu
ở biển Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu).
Đáp lại những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Hoa Nam đã bắt đầu xuất hiện những
lời kêu gọi giúp đỡ từ một số
quốc gia ven biển, trước
hết là Philippines và Việt Nam. Những
lời kêu gọi đó đã được lắng nghe tại Washington và các chính khách hàng đầu của Mỹ, bất chấp những phát
biểu của Trung Quốc không chấp nhận sự can thiệp của "các thế lực bên ngoài
khu vực" vào cuộc tranh chấp lãnh
thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng đã thường xuyên đến tiểu
vùng Đông Nam Á. Mức độ nghiêm túc
của các ý đồ của Mỹ được nhấn mạnh bởi "việc khai thác" vùng
biển Hoa
Nam bởi Hạm đội 7
của Hoa Kỳ.
Ở Trung Quốc, rõ ràng, đã nhận thức ra rằng bằng những hành động của mình, họ tăng cường vị trí đối thủ địa
chính trị chính trong tiểu vùng vô cùng quan trọng. Điều này chế định sự xuất hiện trong những tháng gần đây giọng điệu của ban lãnh đạo Trung Quốc trong quan hệ
với các nước láng giềng phía nam.
Tuy nhiên , việc tăng cường sự hiện diện quân sự - chính trị ở biển Hoa Nam đã trở thành một việc đã rồi , và nó được xác nhận tiếp theo trong vụ việc xảy ra gần đây bởi việc di
chuyển của
tàu tên lửa của Mỹ "Cowpens " gần ở mức nguy hiểm với tàu sân bay
"Liêu
Ninh" của Trung Quốc tham gia trong các cuộc diễn tập hủ lậu của Hạm đội Nam Hải của CHND Trung Hoa.
Những cơ sở cho ý kiến rằng bằng việc áp đặt ADIZ, Trung
Quốc đã phạm một sai lầm ngoại giao tiếp theo, được tạo ra bởi một số yếu tố. Bởi vì, trước hết, bên trong ADIZ là quần đảo ngầm, về thực tế đang nằm dưới sự kiểm soát của Hàn Quốc (nhưng Trung
Quốc có yêu sách lãnh thổ), thì điều này làm xấu đi mối quan hệ giữa Pekin và Seoul.
Trong khi đó, việc xác lập lòng tin trong quan hệ song
phương trong những năm gần đây là một trong những thành tựu quan trọng của
chính sách đối ngoại của CHND Trung Hoa, bởi vì nó ngăn chặn những nỗ lực nhiều năm của Washington để hình thành liên minh quân sự - chính
trị ba bên, " Hoa Kỳ - Nhật Bản - Hàn
Quốc".
Mặc dù trong những ý kiến chính thức của BQP Trung Quốc cho hiểu rằng việc áp đặt ADIZ nhằm chống lại Nhật Bản (mà mối quan hệ có vẻ xấu đi một cách phức tạp), chứ không phải chống lại Hàn
Quốc, mà
ban lãnh đạo
của quốc gia này có
thể chỉ đơn giản không có lựa chọn
nào khác là xích lại gần với
Tokyo. Bất chấp
tinh thần chống Nhật Bản đang gia tăng trong những người dân Hàn Quốc. Dù sao,
đã xất hiện những thông tin về sự phối
hợp những nỗ lực của cả hai nước
để chống lại hành động quân sự của Trung Quốc có thể trong
vùng không gian
được đánh dấu bởi ADIZ.
Và, tuy nhiên, mặc cho các phí tổn hiện tại trong thấy của kế hoạch chiến thuật, cơ sở để ra
quyết định áp đặt ADIZ, rõ ràng, là một thiết lập mục tiêu chiến lược. Điều này có vẻ như hoàn
toàn có khả
năng mặc dù rằng sau biểu hiện những hậu quả
tiêu cực của quyết định này đối với Trung Quốc đã
xuất hiện những thông tin về khả năng Pekin sẽ xác
lập ADIZ ở ngay cả vùng biển Hoa Nam.
Đặc biệt, R.
Laird (Robbin F. Laird) và E. Timperleyk (Edward Timperlake)
- chỉ các tác giả
- của chuyên
khảo mới
xuất bản "Tái cơ cấu sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương"1, cũng đã chỉ ra các khía cạnh chiến
lược của biện pháp này của Trung Quốc. Nó được
xuất bản một tháng trước khi Trung
Quốc áp đặt ADIZ và tự
nhiên rằng trong một bài báo đặc biệt,
các tác giả thấy cần thiết phát biểu về
một trong những sự kiện chính trị khu vực đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây.
Khi phân tích những động cơ và hậu quả hành
động của BQP CHND Trung Hoa được thảo luận tại đây, họ xuất phát từ các khái niệm "Chiến lược tứ giác kéo dài " được giới thiệu trong cuốn sách, được tạo thành bởi bốn đồng minh khu vực quan trọng của Hoa Kỳ, tức là, Nhật Bản, Australia, Singapore và Hàn Quốc.
Hiệu quả tam giác quyền lực thực sự của Mỹ mà nó thành lập các
căn cứ quân
sự trên lãnh thổ của Hoa Kỳ ( quần đảo Hawaii, đảo Guam ), cũng như tại Nhật Bản, chỉ có thể được đảm bảo trong điều kiện tự do đi lại trên biển và trong không
gian của tứ giác nêu trên.
Như vậy, từ những quan điểm nêu trên, hành động áp
đặt ADIZ của Trung
Quốc nằm bên trong "tứ giác" đã nêu, có
nghĩa là CHND Trung Hoa đang xây dựng cơ sở cho việc
quyết định mục tiêu chiến lược quân sự của riệng họ. Nó được
chế định bởi sự cần thiết phải phá vỡ trong "tứ giác" này tự do đi lại của
các đơn vị chiến đấu
và các tàu vận chuyển quân sự của các đối thủ trong khu
vực. Nếu sự cần thiết này đột nhiên trở nên ấp bách.
Trong trường hợp chuyển sang giải quyết vấn
đề "khôi phục sự thống nhất của
dân tộc" bằng các biện pháp
phi hòa bình, điều đã được tính trước bằng văn kiện pháp lý của Quốc
hội Trung
Quốc năm 2005, nhiệm
vụ ngăn
chặn sự can thiệp vào cuộc
xung đột của Hoa Kỳ (chắc chắn, cùng với Nhật Bản) sẽ trở nên vô cùng cấp thiết.
Trái ngược với ý kiến phổ biến rằng mục đích chính của việc áp
đặt ADIZ của Trung Quốc là các đảo Senkaku/Điếu Ngư, vì giành quyền sở hữu chúng mà Trung
Quốc tranh chấp với Nhật
Bản, phó giám đốc ấn phẩm của tạp chí điện tử The Diplomat
Zachary Keck tin rằng mục tiêu chính
chính xác là Đài Loan.
Tuy nhiên, bây giờ
không còn nghi
ngờ rằng những rủi ro đáng kể sẽ đồng hành với sự lựa
chọn chiến lược chính trị quân sự truyền
thống điển hình đối với Trung
Quốc "giáo
mác chọi giáo mác". Ví dụ, một số thành viên của giới
tinh hoa chính trị của Đài Loan
đã nói về sự cần thiết phải bảo vệ
ADIZ của riêng mình, và cũng như về sự liên kết với Nhật Bản và Hàn Quốc để đối phó với những hành
động quân sự
có thể của Trung Quốc.
Cuối cùng, không thể không nhận thấy rằng không nên đánh giá
thấp khả năng tư duy chiến lược
của ban lãnh đạo
Trung Quốc - một quốc gia có lịch sử kéo dài không phải là một thiên
niên kỷ. Trong tình hình khá cùng quẫn hiện nay (ở một mức độ lớn là hậu quả của cả những sai lầm của riêng họ), CHND Trung Hoa, rõ ràng, không có những chiến lược
"tốt" và buộc phải lựa chọn giữa "xấu" và "rất xấu".
* Vladimir Terekhov, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Châu Á và Trung Đông của Viện Nghiên
cứu chiến lược Nga, dành cho các tạp chí trực tuyến "Novoie
Vostochnoe Obozrenie".
Xem thêm:
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét