Thứ Hai, 20 tháng 7, 2009

Có hay không một "bình minh" Châu Á mới?

Có hay không một "bình minh" châu Á mới?
Kichbu theo http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam//7512/index.aspx
Không ngoa khi nói rằng châu Á đã sẵn sàng để gia tăng nhanh chóng tầm ảnh hưởng kinh tế và địa chính trị của mình trong các thập kỷ tới. Họ đã trở thành một trong các trụ cột của quốc tế. Nhưng nghĩ về tương lai châu Á, cần phải nhìn vào thực tế.


>>  
Thực hư về kỷ nguyên châu Á mới

Ảnh: cafeF.

“Dẫn đầu thế giới về phát minh, sáng chế”

Chưa phải lúc này. Nếu chỉ nhìn vào con số ngày càng tăng các bằng sáng chế mà Mỹ dành cho các nhà phát minh châu Á, có vẻ Mỹ đang tụt lùi thảm hại trong lĩnh vực phát minh, sáng chế. Các nhà phát minh Hàn Quốc đã nhận 8.731 bằng sáng chế của Mỹ trong năm 2008 – trong khi con số này chỉ là 13 vào năm 1978.

Tương tự, năm 2008, gần 37.000 bằng sáng chế của Mỹ dành cho các nhà phát minh người Nhật. Xu hướng này dường như đủ để cảnh báo rằng một nghiên cứu đã xếp hạng Mỹ ở thứ 8 về sáng chế, sau cả Singapore, Hàn Quốc và Thụy Sĩ.

Tuy nhiên, các báo cáo về sự truất ngôi đầu của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ phần mềm đã phóng đại quá nhiều. Dù các nền kinh tế châu Á tiên tiến như Nhật Bản và Hàn Quốc đang gần đuổi kịp, nhưng Mỹ vẫn dẫn đầu và vượt xa trong lĩnh vực này. Năm 2008, các nhà phát minh người Mỹ đã nhận được 92.000 bằng sáng chế của Mỹ, gấp đôi số bằng của cả Hàn Quốc và Nhật Bản cộng lại. Hai gã khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ còn tụt xa ở phía sau.

Châu Á đang dồn tiền vào lĩnh vực giáo dục ở cấp cao hơn, song các trường đại học vẫn chưa thể trở thành các trung tâm hàng đầu thế giới về đào tạo và nghiên cứu trong thời gian tới. Không một trường nào trong số 10 trường đại học đứng đầu thế giới nằm ở châu Á, và mỗi trường Đại học tổng hợp Tokyo nằm trong tốp 20.

Trong ba thập kỷ qua, chỉ tám người châu Á, trong đó bảy người Nhật, giành được giải Nobel khoa học. Nền văn hóa theo tôn ti trật tự của khu vực này, cũng như tệ tập trung quan liêu, tình trạng có quá ít trường đại học tư nhân, và quá nhấn mạnh phương pháp học vẹt và kiểm tra định kỳ... sẽ tiếp tục phá hỏng những cố gắng nhằm theo kịp các viện nghiên cứu giỏi nhất nước Mỹ.

Cả những điểm mạnh về số lượng của châu Á cũng không như người ta tưởng. Trung Quốc được cho là có 600.000 kỹ sư chính tốt nghiệp mỗi năm, Ấn Độ khoảng 350.000 người. Trong khi đó Mỹ chỉ có thêm 70.000 kỹ sư có bằng cấp hàng năm.

Dù những con số này cho thấy một châu Á có lợi thế trong việc tạo ra năng lực trí tuệ, song chúng hoàn toàn sai lệch. Một nửa kỹ sư có bằng cấp của Trung Quốc và 1/3 con số của Ấn Độ là kết hợp nhiều loại bằng. Một khi tính đến chất lượng thì vị trí dẫn đầu của châu Á biến mất hoàn toàn.

Một nghiên cứu được trích dẫn rất nhiều của Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey vào năm 2005 cho thấy nguồn nhân lực điều hành trong các công ty đa quốc gia chỉ chiếm 10% số kỹ sư của Trung Quốc và 25% của Ấn Độ, so với 81% số kỹ sư của Mỹ.

Ai sẽ ngự trị châu Á?

Ảnh: vietnamnet.

Không hẳn là Trung Quốc, cho dù nước này đang trên đường vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm nay. Là trung tâm kinh tế của khu vực, Trung Quốc giờ đây đang dẫn đầu quá trình hội nhập kinh tế châu Á. Tầm ảnh hưởng ngoại giao của Bắc Kinh đang mở rộng nhờ quyền lực mềm mới tìm lại được của họ. Quân đội Trung Quốc, từng rất lỗi thời, nay đã được trang bị một loạt các hệ thống vũ khí mới và tăng đáng kể khả năng tác chiến.

Thực tế là Trung Quốc sẽ trở thành nước mạnh nhất châu Á bằng bất cứ giá nào, song sự nổi lên của họ cũng có những giới hạn cố hữu. Trung Quốc dường như không chế ngự châu Á theo nghĩa thay thế Mỹ đóng vai trò gìn giữ hòa bình khu vực và ảnh hưởng mang tính quyết định tới các chính sách ngoại giao của các nước khác trong khu vực.

Tăng trưởng kinh tế của họ cũng không có gì đảm bảo.

Trung Quốc có những láng giềng đáng gờm như Nga, Nhật Bản và Ấn Độ, sẵn sàng chống lại một cách mạnh mẽ bất cứ kế hoạch muốn trở thành bá chủ khu vực. Chính tại Nam Á, nơi Trung Quốc xuất hiện để thu hoạch hầu hết các thành quả địa chính trị trong những năm gần đây, cũng đã tỏ ra không sẵn lòng rơi hoàn toàn vào “quỹ đạo” Trung Quốc. Cả Mỹ cũng không đầu hàng đơn giản trước cỗ xe Gia-ga-nát của Trung Quốc. (Gia-ga-nát là tên một vị thánh của Ấn Độ - ND)

Theo một thăm dò của Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu, chỉ 10% người Nhật, 21% người Hàn Quốc và 27% người Indonesia ủng hộ việc Trung Quốc trở thành vị lãnh đạo tương lai của châu Á. Như vậy đa số chống lại “sự quyến rũ” Trung Quốc.

“Mỹ đang mất ảnh hưởng ở châu Á”

Ảnh: cafeF.

Hoàn toàn không. Sa lầy ở Iraq và Afghanistan, và đang lúng sâu vào suy thoái, Mỹ trông giống như một siêu cường trong buổi xế chiều.

Tầm ảnh hưởng của họ tại châu Á có vẻ đang giảm đi, với việc đồng đôla mạnh trong quá khứ giờ không được chuộng bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, trong khi CHDCND Triều Tiên đang công khai thách thức ý chí của Washington.

Nhưng sẽ là quá sớm nếu tuyên bố chấm dứt vai trò chế ngự địa chính trị của Mỹ tại châu Á. Ngược lại, cơ chế tự sửa chữa của các hệ thống kinh tế và chính trị Mỹ sẽ tạo điều kiện đưa họ “lội ngược dòng” ngoạn mục.

Vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á có được từ nhiều nguồn lực, chứ không chỉ dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự. Giống như một cô gái đẹp, tầm ảnh hưởng địa chính trị của một quốc gia thường ở trong mắt của người chiêm ngưỡng.

Theo thăm dò của Hội đồng Chicago, 69% người Trung quốc, 75% người Indonesia, 76% người Hàn Quốc và 79% người Nhật Bản cho rằng tầm ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á đang gia tăng trong thập kỷ vừa qua.

Một ký do khác, có thể quan trọng hơn, để kéo dài sự chế ngự của Mỹ tại châu Á là hầu hết các quốc gia trong khu vực đều đón chào Washington như người bảo vệ cho hòa bình khu vực. Giới ưu tú từ New Delhi đến Tokyo tiếp tục dựa vào Chú Sam để đề phòng các tham vọng bá quyền.

Cuối cùng, có thể không ngoa khi nói rằng châu Á đã sẵn sàng để gia tăng nhanh chóng tầm ảnh hưởng kinh tế và địa chính trị của mình trong các thập kỷ tới. Họ đã trở thành một trong các trụ cột của quốc tế. Nhưng nghĩ về tương lai châu Á, cần phải nhìn vào thực tế.

Những khác biệt văn hóa, và lịch sử đối đầu căng thẳng giữa các quốc gia trong khu vực sẽ khiến châu lục này khó đạt được thành quả trong sự thống nhất chính trị khu vực để trở thành một thực thể như EU trong thời đại ngày nay. Henry Kissinger từng nổi tiếng khi đặt câu hỏi: “Tôi sẽ gọi ai nếu muốn gọi đến châu Âu?” Chúng ta có thể đặt câu hỏi tương tự về châu Á.

  • Quốc Thái (lược dịch từ Foreign Policies)
 

10 nhận xét:

  1. Mỹ thật sự đang phát triển việc ảnh hưởng ở châu Á.
    Trong những năm 1950, ảnh hưởng của Mỹ gần như rất ít. Nhưng đến cuối thế kỷ 20, vào những năm 2000 thì tầm ảnh hưởng rất nhiều đến các quốc gia Châu Á (tăng về quyền lực cứng lẫn quyền lực mềm) :)

    Trả lờiXóa
  2. Trung Quốc, nếu muốn mở rộng tầm ảnh hưởng, thì trước tiên phải bắt đầu ở Châu...Phi , lục địa đen bị bỏ quên :)) Mà trước khi mở rộng tầm ảnh hưởng ở Châu Phi, thì phải thao túng Việt Nam, Laos trước tiên, để làm sân sau, hậu phương vững chắc ^_^

    Trả lờiXóa
  3. XDDH rất thích loạt đạn mới bắn của Kichbu. Bài này đề cập rất nhiều đến giáo dục. Một chủ đề mà Kichbu rất quan tâm, XDDH cũng thế. Một quốc gia mạnh không chỉ bằng những tấm bằng sáng chế về khoa học, mà văn hóa của quốc gia ấy đóng vai trò còn quan trọng hơn. Cả hai kết hợp sẽ đưa dân tộc đi lên. Mong ông Nguyễn Thiện Nhân và những cộng sự dốc tâm vì dân tộc.

    Trả lờiXóa
  4. Nguyễn Thiện Nhân, tiến sĩ, lúc trước khi và mới lên làm Bộ trưởng giáo dục thì phát biểu rất hùng hồn và chứng tỏ tâm huyết.
    Giờ lên chức phó thủ tướng, mặt đờ đẫn luôn rồi ...chả dám hứa gì cả, chỉ nói chung chung, rất ư là chung chung...hêhê, ai lên thì cũng thế thôi, vào cơ cấu, tổ chức đó sẽ rõ í mà :))

    Trả lờiXóa
  5. Quả thật, vào cuộc chơi mới biết, khó đến mức nào..:)

    Trả lờiXóa
  6. Làm mà chơi,chơi mà làm... ^_^ Không khó lắm đâu mừ.

    Trả lờiXóa
  7. Để cử TNT lên làm 1 nhiệm kỳ :)

    Trả lờiXóa
  8. Nếu được cơ cấu và có sự tiến cử của Zun, thì cứ lên làm chơi 1 nhiệm kỳ coi sao :))

    Trả lờiXóa
  9. Làm thiệt chứ, làm chơi chết con người ta sao X((

    Trả lờiXóa
  10. Ở đâu làm thiệt, chớ ở VN làm chơi chơi cũng được (miễn là trung thành, không chống phá NN là ok). Làm chơi 1 thời gian, sau đó xuống để người khác lên làm...chơi tiếp.

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter