- Photo Site vremya.ruCUBA : CÁCH MẠNG VẪN CÒN TIẾP TỤC
Kichbu dịch theo: http://www.vremya.ru/2008/134/13/209238.html
55 năm trước đây, ngày 26 tháng bảy năm 1953, Fidel Castro, Che Guevara cùng các chiến hữu của mình đã tấn công trại lính Moncada của quân đội chính phủ ở thành phố Santrago-de-Cuba, thành phố có tầm quan trọng thứ hai ở Cuba. Cuộc tấn công không thành, nhưng năm năm rưỡi sau đó, những kẻ bại trận đã trở thành người chiến thắng và tiến vào Havana, và ngày đó đã trở thành Ngày cách mạng nhân dân. Sau một vài tháng nữa, vào ngày 01 tháng Giêng năm 2009, Cuba sẽ kỷ niệm ngày Lễ 50 năm vị Tổng tư lệnh với bộ râu quai nón giành được chính quyền..
Hai năm trước Fidel Castro, người chỉ sau vài tuần nữa sẽ tròn 82 tuổi, đã lâm bệnh nặng, và em trai ông, Raul 76 tuổi lên nắm giữ vị trí của ông. Hôm kia (24/7/2007 – Kichbu) Raul đã có bài phát biểu trước toàn dân hướng tới sự kiện quan trọng này , đã kêu gọi toàn thể nhân dân Cuba sẵn sàng chuẩn bị tinh thần đối với việc tăng giá nhiên liệu và lương thực. "Nhưng cách mạng đã làm và sẽ làm tất cả để hạn chế tối đa những hậu quả tất yếu không tránh khỏi của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu," - Raul Castro hứa.
"Tôi không hiểu được, như thế là thế nào: cách mạng đã hoàn thành 50 năm trước đây, vậy mà bây giờ cách mạng vẫn còn tiếp tục ?" - một du khách Nga còn trẻ có cái tên rất hiếm Ivan băn khoăn.
Chúng tôi làm quen với anh chàng này bên bàn bán đồ ăn của quán bar ở Havana. Ivan đã đến Cuba được ba tuần nay và kể một cách say sưa về những ấn tượng của mình. Anh chàng, hình như, ba tuần nay đã đi một vòng xem hết hòn đảo này, nói cứ như thể người dân Cuba thỗ địa không biết làm điều này bao giờ… Từ áo quần toe xơ mướp của anh ta, như anh ta nói, làn da đã hai lần rám nắng. Ivan thích tất cả, và thậm chí còn có ý nghĩ đến đây thêm một lần nữa. "Ở đây đúng là bến đậu!" - anh ta giải thích. Một trong những "bến đậu" như thế là các câu khẩu hiệu của Cuba. Những câu khẩu hiệu này làm anh ta rất vui. Và đây là một trong những câu khẩu hiệu đó - "Cách mạng vẫn còn tiếp tục!". Tôi hiểu anh ta: đối với những người thuộc nằm lòng" Lịch sử Liên bang Xô Viết", thì điều này đã trở nên rất quen thuộc vì chỉ sau đúng một năm người ta có thể thực hiện hai cuộc cách mạng vĩ đại. Một cuộc, chẳng hạn, vào tháng Hai, cuộc thứ hai - vào tháng Mười.
Như người đồng chí lớn tuổi, tôi giải thích cho Ivan: đây là, là đặc điểm riêng của cách mạng Cuba, một tinh thần nhiệt huyết khác, một sự lãng mạn khác...Mà tuy thế, tôi nói, hai năm trước, mùa xuân năm 2006, khi chính bản thân tôi đến đây lần đầu, những câu khẩu hiệu như những bảng quảng cáo đầy ắp trên khắp các nẻo đường và với những kích thước khung dạng bất kỳ nào có thể, càng lớn càng tốt. Các bức hình chân dung của Che Guevara, Fidel và các vị anh hùng khác cùng với những lời nói bất hủ của họ đã tô điểm rực rỡ hơn cho các quảng trường và đại lộ thế nào đó để có thể học được lịch sử cách mạng Cuba và thậm chí còn nhớ được khuôn mặt của những kẻ phản cách mạng. Đây đâu phải là chuyện bỡn, các bức hình của tổng thống Bush-con và một số kẻ phản bội cách mạng đã tìm chốn dung thân ở USA, cũng đã từ lâu trở thành yếu tố của bức tranh toàn cảnh của các thành phố ở Cuba.
NGƯỜI CUBA THÍCH RAUL
Vấn đề là các bức hình chân dung và các câu khẩu hiệu đã trở nên ít hơn làm ngạc nhiên ngay cả chính bản thân tôi, như thế là vì lãnh đạo mới của Cuba, Raul Castro, dường như không thích "tất cả những điều này".
"Làm sao mà biết được điều đó?" - tôi hỏi. "Mọi người nói miệng với nhau, truyền từ người này sang người khác" - họ giải thích cho tôi.
Nói cho đúng ra cần phải nhận thấy là các chân dung đường phố của Raul Castro trên cương vị chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã thay thế người anh lớn đau ốm của mình từ hồi tháng Hai năm nay, anh không thấy à. Mọi người kể những chuyện khác về ông, làm ông trở nên được lòng dân, những người dân đã quá mệt mỏi vì những chuyện chính trị.
Trên TV của Cuba có chương trình "Bàn tròn". Chúng tôi có cảm giác điều này là không thể, nhưng ở Hòn đảo tự do này nó được phát sóng trực tiếp. Xung quanh "bàn", những vấn đề chính trị đang diễn ra được mọi người thảo luận, và Fidel lúc còn khỏe, thường đến phòng phát thanh. Trong những trường hợp như vậy, chương trình bắt đầu từ 6:30 buổi chiều và có thể kéo dài cho đến lúc nửa đêm khi mà vị Tổng tư lệnh đã mệt mỏi đến mức không còn đưa mắt nhìn đồng hồ và không nói rằng “à” đã đến lúc phải kết thúc…Người Cuba, đặc biệt là phụ nữ, rất khó chịu khi các cuộc tranh luận, thảo luận kéo dài lê thê hết giờ này đến giờ khác - họ chỉ chờ nghe sự kiện quan trọng của buổi tối đó và chương tiếp theo sau "bàn tròn".
Tất cả đều thay đổi dưới thời đại Raul. Ông chỉ tham gia chương trình "bàn tròn" khi cần thiết và nó cũng chỉ có thời lượng nhất định, chương trình kết thúc chính xác như thông báo trên Chương trình TV, vào lúc 8 giờ tối, và tiếp theo sau đó là chương trình film nhiều tập được mọi người mong chờ từ lâu.
"Các bạn cần nhớ rằng, nhân dân thích phong cách làm việc như thế của Raul!",- một người đàn ông đứng tuổi, từng đã qua một số năm trong tù ngục vì những quan điểm chống cộng sản chia sẽ suy nghĩ với tôi.
Người ta cũng kể về Raul cả những việc như ông ta lảng tránh báo giới như thế nào. Có lần ông làm một nữ phóng viên chết đứng chỉ vì cô ta tiến đến cạnh ông và đề nghị được phỏng vấn. "Chỉ hai câu thôi đấy, -Ông nói với cô,- hơi đâu mà mất thì giờ vào những việc tầm phào ấy, nên đi làm việc đi !". Còn nhớ, năm 1964, khi ở Kremlin người ta đã buộc Khrushev về hưu, người nổi tiếng lắm mồm lắm miệng, ưa những bài diễn văn không biết bao giờ kết thúc, thì đến khi "nhóm tập thể lãnh đạo" đứng đầu là Breznhev và Koshưgin kín miệng lên ngôi, cũng là lúc bệnh nói dài, nói dai, nói lạc đề...bắt đầu rời xa.
Tuy nhiên, cũng chẳng đáng phải tìm những ví dụ trực diện như vậy. Vâng, phụ nữ Cuba tuyệt đại bộ phận của mình hài lòng rằng, Fidel sẽ không lãnh đạo được bao lâu nữa. Nhưng đồng thời cũng nên hiểu là 7/10 số dân của Hòn đảo tự do này được sinh ra trong 50 năm nửa thế kỷ đã qua, tức là "dưới thời Fidel". Vị Tổng tư lệnh đối với rất nhiều người trong số họ, nếu không phải là thần tượng, thì cũng là huyền thoại sống. Làm sao có thể nhanh chóng và dễ dàng như thế với huyền thoại ấy ?
Tại Sanchiago-de-Cuba, chiếc nôi của cách mạng Cuba, nằm ở phía Đông Hòn đảo này, thái độ của người dân có khác một đôi chút so với những người ở thủ đô. Tôi chạy trốn cái nóng bỏng rát chảy tràn mặt đường, tạt vào một hiệu sách tìm bóng mát. Hiệu sách to lớn. Đúng là như hoang mạc, không một ma nào cả, nếu không tính cô nhân viên bán hàng. Tôi đảo mắt qua cá giá sách: sách kinh điển thế giới bằng tiếng Tây Ban Nha, nhiều loại giáo trình khác. Tôi hỏi cô bán sách nhu cầu mua sách lớn không? Người phụ nữ tiến đến giá sách, lấy xuống từ giá sách một cuốn mỏng có ảnh Fidel: Này, cô ta nói, Reflexons (Ngẫm nghĩ - Kichbu), tập 4, tháng 9 -12 năm 2007. Rất nhiều ảnh của các nhà hoạt động chính trị khác nhau, của Cuba, của nước ngoài... Cuốn này là tập hợp các bài viết của Fidel khi ông rời chức vụ. Đề tài rất phong phú - toàn chuyện bức xúc hàng ngày, lịch sử. Chẳnh hạn sạch, vị tổng tư lệnh phản ứng tin hạm đội 4 của Mỹ lại bắt đầu tuần tra vùng biển phía Đông của USA như thế nào.
"Ba ấn phẩm xuất bản trước đây của "Ngẫm nghĩ" đã bán hết, hết vèo", - người phụ nữ không còn trẻ đứng sau quày kể. " Ở đây mọi người quan tâm đến chính trị không?" "Không hẳn là đã quan tâm đến như thế, - người bán hàng nhìn chằm chằm vào mắt tôi với thái độ không được tin tưởng lắm. - Người ta ở đây có những mối quan tâm đơn giả thôi. Cái chính là ở chỗ khác, ở Fidel ấy. Bây giờ, khi Fidel bị ốm, mọi người hiểu Fidel không còn sống được bao lâu nữa, mọi người bắt đầu thấy thương ông, cứ nghĩ là ông ấy như thế, hiện hữu và sống mãi mãi...". "Thế cũng tốt, nhưng dù sao mọi người sẽ mua để đọc chứ?"
Cho đến giờ, tôi không biết là người phụ nữ đó nói đùa chơi hay an ũi tôi nữa, mà cũng có thể cô ấy nói sự thật...Nhưng khi cô ấy lấy cuốn sách và nói "Đây là cuốn sách bán rất chạy" từ trên giá xuống , đưa cho tôi cuốn "Cách mạng qua tranh vẽ dành cho học sinh phổ thông".
Tôi cũng mua. Thực ra, ở đó có tất cả: từ nhà đọc tài Batista đã bị cách mạng lật đổ, và cả những tên đế quốc Mỹ, những nhà cách mạng-chiến sỹ quốc tế Cuba đang chiến đấu vì tự do của Châu Phi.... Trong khi đó, ở Havana, "Ngẫm nghĩ" của Fidel trong các hiệu sách chẳng ai thèm mua, chỉ có trên các sạp sách bán cho khách du lịch, đắt gấp ba lần, nằm bên cạnh các cuốn albom với những bài viết giới thiệu về Che Guevara và Hemigua...
KHÔNG THÍCH FILM NGA
Sau đó, bà chủ nhà nơi chúng tôi tá túc, một giáo viên của một trường đại học tổng hợp địa phương, giải thích cho chúng tôi rằng, "Ngẫm nghĩ" của Fidel đối với rất nhiều thanh niên Cuba - là nguồn tri thức về lịch sử, triết học, chính trị. Mọi người bây giờ ít đọc lắm, bà than vãn, nhưng vị tổng tư lệnh với hành văn khúc chiết, mà làm sao ông ấy có thể làm được điều ấy cơ chứ, ông dùng cách này hay cách khác dẫn ra vô khối những thông tin có ích. Bà chủ nhà đặc biệt tin tưởng khi giải thích cho chúng tôi sự khác nhau trong tiếp nhận thông tin giữa người Nga và người Cuba, đã nói rằng flm Liên Xô và film Nga không được ưa chuộng ở Cuba. "Ít năng động, ít biểu cảm, thiếu sức mạnh, xem có thể buồn ngủ, - bà kêu ca. - Vấn đề khác là các trillers của Mỹ, thậm chí của Trung Quốc, ở đấy rất sinh động, mạnh mẽ..."
Có lẽ, nhận xét của bà như vậy không phải là ngẫu nhiên. Bởi với việc chuyển chính quyền từ "anh em", từ Fidel đến Raul bắt đầu có những thay đổi đơn giản, hơi khó hiểu một chút đối với người nước ngoài, nhưng lại quan trọng đối với người dân Cuba. Các quan chức chính quyền đã cho phép người dân mua sắm điện thoại di động (trước kia chỉ có những người đứng tên người nước ngoài hay bà con ở hải ngoại mua cho họ), máy vi tính, đĩa DVD. Có nghĩa là tự do xem film thoải mái. Và những phụ nữ Cuba bây giờ được phép đến các khách sạn, nơi cư trú của những người nước ngoài, và thậm chí có thể sống tại các khách sạn đó nữa. Còn nói chung không nhất thiết phải cho rằng chỉ có gái mại dâm Cuba mới được lợi từ sự nới lỏng đó, những cô gái hành nghề cổ xưa nhất, nhưng rất phổ biến ở Cuba, dường như, từ lâu đã phải quen khắc phục những khó khăn và không lường trước được công việc của mình. Vấn đề ở chỗ khác, hầu như ở mỗi người dân của Hòn đảo này đều có những người bà con thân thích ở nước ngoài, những người này thường xuyên đến Cuba. Và những người phụ nữ Cuba một thời kiêu hãnh, như một đẵng cấp bất khả xâm phạm, không được phép gặp gỡ với những người thân của mình trong các hotel, nơi những người đó lưu lại.
Thật ra, máy vi tính, điện thoại, các thiết bị kỹ thuật, mà sự lựa chọn của chúng rất nghèo nàn, như nguyên tắc, do Trung Quốc sản xuất và mặc dù như thế, nhưng giá vẫn rất đắt. Mua những thứ đó bằng đồng lương xét về thực tế và lý thuyết, là điều không thể: mức lương trung bình của người Cuba không vượt quá 40-50 dollars. Cũng như trước kia, chỉ có những người thường nhận được sự giúp đỡ từ hải ngoại, hay là những người thế này hay thế khác có quan hệ với người nước ngoài - những người có căn hộ cho người nước ngoài thuê, những người lái taxi có giấy phép đặc biệt, suteners, gái mại dâm, những người bán thuốc lá “cực tả”, những người thợ tư nhân làm hàng thủ công mỹ nghệ. Và, tất nhiên, là những người có quan hệ với “ngoại tệ” chủ yếu của đất nước: các bác sỹ và nói chung là cán bộ ngành y, cũng như những giáo viên dạy phổ thông có trình độ cao và giáo viên các bộ môn học khác. Cho đến bây giờ, các bác sỹ và nói chung là giới y học rất có được tiếng thơm tại các nước Nam Mỹ, chính nhờ miền đất này mà gần 1/2 hoặc 1/3 số sinh viên đều muốn tham gia vào đội ngũ này, Cuba nhận từng thùng dầu lửa từ Venezuela. Những người từng ra nước ngoài làm việc và trở về, họ tạo ra một tầng lớp trung lưu độc đáo của riêng mình.
Nhưng họ cũng phải trả cho những chuyến công du cá nhân ra nước ngoài một khoản tiền nhất định. Quan chức Cuba theo dõi với thái độ cảnh giác để “nguồn ngoại tệ “ không bị thất thoát. Nói chung, việc tự do đi ra nước ngoài vẫn còn là vấn đề nhức nhối đối với người Cuba. Chế độ cấp phát viza xuất cảnh vẫn còn tồn tại. Nhưng thủ tục nhận giấy mời từ nước ngoài, theo đó có thể nhận được passport xuất cảnh phức tạp đến mức không thể nào tưởng tượng được. Ngoài ra, lệ phí thực hiện các thủ tục đó rất cao, và chính những người Cuba tin rằng ngay cả đối với những người có nhiều tiền và có lòng kiên nhẫn, cũng không thể hiểu nỗi làm thủ tục xuất cảnh lại khó khăn đến nhường vậy. Bởi thế, Raul là người, họ cho rằng, đã biết lắng nghe những điều đang nói trong lòng nhân dân, cần thiết phải thay đổi thủ tục cấp viza xuất cảnh.
NHỮNG CHIẾC CHẢO TRONG MÁY ĐIỀU HÒA
Nói chung, để xác định thái độ của người dân Cuba đối với “Castro-em” như thế nào là việc không đơn giản. Thứ nhất, người dân vẫn sợ nói thành tiếng điều họ nghĩ, thêm nữa, lại nói với người nước ngoài. Thứ hai, nửa thế kỷ sống trong chế độ cộng sản dưới sự trị vì của một và chỉ một chủ nhân ông, người dân đã làm cái công việc của mình, mà khả năng sáng tạo, có thể gọi như thế, từ dưới lên, là hoàn toàn bị teo tóp.
Có thể nhận thấy, sự lãnh đạm của đại bộ phận dân chúng Cuba đến kinh ngạc, trong cái nhìn đầu tiên của tôi, đối với các tin tức chính trị, được giải thích bằng điều này. Cách đây không lâu, điều này xảy ra là vì do không có điều kiện tự do xem và nghe TV, radio không bị kiểm duyệt từ nước ngoài. Việc tự do tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng độc lập tại Cuba, kể cả ngay bây giờ, cũng không thể. Nhưng có một số lượng khá lớn những người Cuba sử dụng anten-chảo thu các chương trình bằng tiếng Tây Ban Nha phát đến từ Maima, là nơi từ lâu phe đối lập Cuba tìm đến. Những chương trình vui chơi giải trí-âm nhạc, film nhiều tập được mọi người quan tâm. Nhưng các chương trình tin tức hay tranh luận chính trị vừa bắt đầu, người Cuba, như nguyên tắc, tắt TV. Một số người nói chuyện cùng tôi gọi điều này là sự tự kiểm duyệt sau nhiều năm sống dưới chế độ cộng sản.
Người ta cho rằng, lắp đặt các chảo là hành động phi pháp và trong trường hợp may mắn nhất, sẽ bị phạt rất nặng.
Trong một ngôi nhà, người ta hướng dẫn cho tôi cách họ dấu cái chảo này như thế nào trong cái máy điều hòa to lớn mà các nhà hàng xóm láng giềng gần nhất vẫn thu được đường truyền - tất nhiên là không thể không thu tiền. Chính quyền khu vực biết rất rõ mẹo vặt này, nhưng họ đặc biệt không “thú dữ”, bởi họ biết rằng chả người dân nào quan tâm đến “chính trị”.
Có lần tôi tranh luận với một người Cuba có tên là Rene. Bề ngoài nom anh ta khoảng 35 tuổi, làm việc tại một nhà máy sản xuất thuốc lá ở Havana, thời gian rỗi rãi, anh ta đi “ném bom” các xe Zdiguly” cũ và buôn bán thuốc lá “tả”. Anh ta đưa tôi ra bãi tắm ở Santa-Maria, cách Havana chừng nửa giờ chạy xe. Chúng tôi ngồi dưới bóng râm và nhâm nhi bia.
“Cậu hiểu không, toàn bộ vấn đề là ở chỗ Cuba không có chủ nghĩa cộng sản, nhưng tất cả đều diễn ra dưới một áp lực, bởi thế mọi người muốn rời khỏi nơi đây”, - Rene nói với tôi. “Thế chẳng nhẽ ở đâu đó có chủ nghĩa cộng sản, - tôi ngạc nhiên, - Ở đâu mà chẳng có áp lực?” Rene, hình như, không nghe được câu hỏi của tôi. Hay là không hiểu. “Bởi vậy, ở chúng tôi chả ai quan tâm đến chính trị, - anh ta tiếp tục. – Tư tưởng gì, khi mà tất cả đều được áp đặt từ trên xuống..?” “À, mà nếu người ta cho phép thành lập các đảng khác, ngoài đảng cộng sản ?” “Mà thêm những đảng gì nữa ở Cuba chúng tôi cơ chứ?!” – Rene suýt nữa may không nổ tung vì những nhận xét ngu ngốc của tôi. “Tổng tư lệnh nói như thế nào – thì cứ vậy mà làm”.
Anh ta đưa mắt nhìn cây palma trước mặt. “Này nhé, nếu Tổng tư lệnh nói: chuyển cây palma này sang nơi khác – thì người ta chuyển nó đi! Có hiểu không?”
Trên đường trở về Havana, tôi chú ý đến một tấm biển lớn trên nền của một ngôi nhà ba tầng ở khu Tarana. Tại đây, trước kia là chung cư dành cho người Trung Quốc làm việc cách đó không xa. Trên tấm biển là bức hình phai màu của Fidel thời trai trẻ nửa thế kỷ trước đây. Vai khoác balo, đang đi lên đỉnh núi cao nhất ở Cuba-đỉnh Serra-Maestra, nơi ông cùng các chiến hữu bắt đầu cuộc chiến tranh yêu nước vào năm 1956. Dòng chữ ghi dưới bức hình: ”Tổng tư lệnh, hãy ra mệnh lệnh cho chúng tôi !”. Tựa hồ như là Rene cũng tham gia tuần hành thời nào đó trong trại hè này, nơi người ta dạy hành động theo mệnh lệnh của Tổng tư lệnh như chuyển cây palma.
Xa con đường hơn một chút là tấm biển cũng cũ: “CNXH đang và sẽ!”. Nghe vang lên như câu thần chú. Để không ai có thể nghĩ rằng điều này lại có thể khác đi được. Cũng tựa như đang tồn tại.
Tôi và Rene tiếp tục nói chuyện “đảng” trên xe của anh ta.
“Có nhiều người Cuba hiện nay muốn gia nhập đảng không?” “Không à, trước đây thì cần như thế, thẻ đảng là tấm bùa hộ mệnh, - anh ta trả lời, - còn bây giờ mọi người sẽ vào, nhưng 5-6 năm nữa sẽ trả lại thẻ đảng” “ Sao lại như vậy - trả lại thẻ đảng ư ? Ở Liên Xô ra khỏi Đảng CS Liên Xô – đó là điều không thể hình dung được, ngược lại –“Đặt thẻ đảng lên bàn!” - điều đó vang lên như án tử hình.
Rene rõ ràng không hiểu sự ngạc nhiên của tôi, anh ta khẻ nhún vai điềm nhiên: ở chúng tôi chẳng có vấn đề gì cả.
Không hiểu lắm, từ dưới thời Fidel có xuất hiện “làn sóng” đảng như vậy không, hay là nó chỉ xuất hiện khi ông ta không còn đương chức nữa như hai năm trở lại đây. Nhưng có một điều chính xác là dưới thời Raul, và điều này đặc biệt đập vào mắt người dân Havana, là sự khiêm tốn của cuộc mittin nhân ngày 1-5 năm nay. Như những người Cuba hiểu biết về các hoạt động lễ hội, thay vì 1,7 triệu người lần này đến tham gia diễu hành, ở thủ đô chỉ tập trung nửa triệu người tham gia, mà chủ yếu đến từ Havana. Người ta cho rằng, đó là chỉ thị của Raul nhằm tiết kiệm xăng dầu và từ chối việc điều động hàng trăm ô tô chở những người từ các tỉnh khác đến.
Một chế độ kinh tế tương tự - không còn là cái gì mới mẽ đối với người dân Cuba. Năm 1989, Moscow từ chối mua đường của Cuba với giá cao và tương tự cung cấp cho hòn đảo này 13 triệu tấn dầu mỗi năm, trong số đó chỉ có 9 triệu tấn dùng cho nhu cầu nội địa (số còn lại, Havana bán ra nước ngoài. Điều này cho phép Cuba thu được vốn ngoại tệ đáng kể). Lúc bấy giờ, Fidel thực tế nằm vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, đã tuyên bố cái gọi là ”thời kỳ đặc biệt”, khi mà đất nước sống cho dù không có chiến tranh nhưng vẫn ở trong trạng thái thời chiến. Những gánh nặng chủ yếu của chế độ này chuyển đặt lên vai những người Cuba bình thường, và từ đó đến nay chế độ tem phiếu là lối sinh hoạt thường ngày của họ. Thế nhưng để tổ chức những cuộc tuần hành và mittin hoành tráng thì lãnh đạo Cuba không tiết kiệm, bắt các công dân của mình thể hiện “sự thống nhất của Đảng và nhân dân”. Nói thêm, những người đã sống và làm việc dưới thời chính quyền Xô Viết, điều này không cần phải giải thích.
Từ những thời trước và biểu ngữ ngả màu vì thời gian, vẫn treo băng qua con phố chính Santiago-de-Cuba:” Cán bộ công nhân viên các cơ quan nhà nước thống nhất trong sự nghiệp bảo vệ chủ nghĩa xã hội!”.
KHI XUẤT HIỆN PAMPER
Đồng thời, điều này dù nghe có vẽ nghịch lý thế nào đi chăng nữa, thì việc thực hiện chế độ tiết kiệm được áp dụng trong thấy rõ ràng dưới thời Raul, nhưng, hóa ra, trong bất kỳ trường hợp nào cũng có thể nhận thấy một cái gì đó như sự bùng nổ của việc tiêu dùng. So với những gì tôi nhìn thấy 2 năm trước đây, trong các cửa hiệu bây giờ hàng hóa nhiều hơn. Ví dụ, xuất hiện cả pamper (đồ chơi làm hư hỏng-tạm dịch) dành cho trẻ em. Tất nhiên là đang nói về các cửa hiệu mua bán bằng đồng peso dân tộc chuyển đổi (CUC), tương đương với một euro hiện nay. Mua một cái gì đó bằng cái gọi là đồng tiền dân tộc ( 1 CUC bằng 24 peso dân tộc), ngoài những hàng hàng hóa thuộc nhu cầu cần thiết yếu nhất, trong hệ thống mua bán bằng tem phiếu hiện hành, thực tế là điều không thể.
Dễ hiểu rằng cuộc sống tương tự mà từ lâu thế hệ già và đặc biệt những lớp người Cuba trung niên đã thích nghi, đã không hoàn toàn làm hài lòng thế hệ trẻ. Đơn giản là tôi không nhớ một cuộc gặp gỡ nào ở Cuba mà những người ít hơn 30 tuổi lại không mơ được ra nước ngoài dù chỉ một thời gian ngắn để học tập hay làm việc. Vì khách quan mà nhận xét, đa số họ không thể nghĩ được cuộc sống ngoài biên giới Cuba “mãi mãi”, và cũng không hẳn rằng họ đã được đào tạo thành những người yêu nước đến như thế. Đơn giản, Cuba là một nơi như thế, một nơi, rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà Hemingue đã lựa chọn.
“Bạn biết không, ở Cuba có những điều tốt và cũng có cả những điều không tốt, - một bạn sinh viên đại học ở Satiago-de-Cuba, kiến trúc sư tương lai, cởi mở, - Điều xấu-đó là kinh tế: làm việc, làm việc, còn kết quả chả thấy đâu. “ Còn điều tốt?” “Y tế miễn phí, giáo dục cũng vậy”. - Cậu sinh viên trả lời.
Tôi không muốn làm mất lòng cậu bạn sinh viên, bởi vậy tôi không định hỏi trong điều kiện môi trường giáo dục tốt như vậy , làm thế nào mà một sinh viên năm thứ tư rồi mà không hiểu được một câu hỏi tiếng Anh What’s your name ? (Chúng tôi trao đổi với nhau thông qua người đồng hành cùng tôi rất giỏi tiếng Tây Ban Nha). Nói thêm, tôi có thể không công bằng với người quen của mình, nhưng vấn đề hoàn toàn ở chỗ khác. Rất nhiều người Cuba, cũng như đa số những người ở các nước sử dụng tiếng Tây Ban Nha, đều nghĩ rằng họ không cần phải học tiếng Anh để giao lưu với thế giới, mà, ngược lại, thế giới phải học tiếng Tây Ban Nha…
Một nữ giáo sư trung tuổi của đại học Havana ta thán với tôi về lớp trẻ “Đây là bệnh tiêu dùng của tuổi trẻ”, - bà kêu ca, nó đã hạ rất thấp “ngưỡng xấu hỗ” và, như cách bà diễn đạt, “vượt qua “thanh tự trọng” trong quan hệ với người nước ngoài. Bọn trẻ, nom chúng chảng giống người ăn xin ăn mày, không cần phải tốn nhiều sức để đeo bám một người nước ngoài để xin một cái áo sơmi thừa mà anh ta vắt qua vai. “Tôi không tha thứ cho chính quyền n ày vì đã đ ưa một dân tộc kiêu hãnh đến tình trạng như vậy, - bà nỗi giận. Trong lúc đó bà cũng cố gắng giữ “tính khách quan”. “Tôi hiểu rằng hiện nay đa số những người trên thể giới có cuộc sống vật chất tốt hơn người Cuba, nhưng ở chúng tôi cũng có những ưu việt của mình, bà nói. - Thứ nhất, ở Cuba an toàn, các loại tội phạm nghiêm trọng đã từ lâu không còn. Thứ hai, tích cách đạo đức của người Cuba được giáo dục trên tinh thần tự do và độc lập cao hơn ở người dân của nhiều quốc gia khác. Thứ ba, ở những người Cuba có những nguyên tắc mà họ không phản bội bao giờ, chẳng hạn, chủ nghĩa quốc tế vô sản”.
NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ MẶC ÁO TRẮNG
Cái gì đúng thì nói đúng. Cả lần đầu tiên đến đây và bây giờ, tôi đã nghe rất nhiều về sự chuẩn bị cho công dân Cuba luôn luôn sẵn sàng thực hiện “nghĩa vụ quốc tế” của mình. Hóa ra, những người Cuba nói về điều này một cách rất hồn nhiên và chân thành. “Nhiều người trong chúng tôi - hậu duệ của những người xuất thân từ Châu Phi, vì thế, trong mỗi người chúng tôi luôn vang lên tiếng gọi của máu và nghĩa vụ khắc lòng khi chúng tôi đến Angola hay Mozambic giúp đỡ những người anh em của mình đấu tranh vì tự do”. Câu này anh Maul trung tuổi nói với tôi. Anh ta là kỹ sư và được đào tạo bài bản. Cuối cùng, có lúc, tôi hiểu ra rằng tự do đối với người Cuba trước hết đó là độc lập dân tộc thoát khỏi ách thống trị của nước ngoài cho dù đó là Tây Ban Nha, hay Mỹ, chứ không phải là tự do của mỗi các nhân riêng biệt. Những nhà cách mạng Cuba đã chiến đấu chống “kẻ độc tài “bù nhìn của Mỹ” Batista làm nên sự nghiệp dựa trên đặc điểm lịch sử này của người dân Cuba. Như đã biết, Kastro và cộng sự của ông chỉ xem mình là người cộng sản vào năm 1961, khi với hy vọng giữ vững được chính quyền vừa dành được trong hai năm trước đây thoát khỏi “những mưu mô” của USA, đã quyết định đặt hy vọng vào sự giúp đỡ của Liên Xô. Và trong những năm ấy, người Cuba, cũng như chúng ta, khi cách đây không lâu còn là những người Liên Xô, đã tự ám thị một điều - về “hòn đảo tự do” trong vòng vây của bọn đế quốc. Nhưng nửa thế kỷ đã trôi qua, khi mà con đường chính trị dài và rất dài của người đứng đầu đang đi vào giai đoạn kết thúc, một người đã biến hòn đảo của mình thành pháo đài bị bao vây cấm vận, và bỗng nhiên phát hiện ra một điều rằng những người bảo vệ pháo đài trở nên ngày một ít hơn. Và , đồng thời, hoạt động bên trong của pháo đài đã từ lâu không còn được đảm bảo bằng những nguồn lực của chính riêng mình.
Điều này trên đất Cuba người ta biết và hiểu, trước hết đó là những người bất đồng chính kiến, là nhưng nhà bảo vệ nhân quyền, những người bị chế độ Fidel tống vào những nhà tù để cải tạo, còn khi được tha, họ lập tức bị buộc rời khỏi đảo. Cần phải nói rằng, trong số những người chống đối, số người Cuba trẻ tuổi ngày một ít dần. Chống lại chế độ, chủ yếu, là những người đã kịp nhìn thấy rằng thế giới còn lại sống như thế nào hay là những người đã từng được tiếp thu nền học vấn tuyệt vời, trong đó kể cả ở tại Liên bang Xô Viết trước đây. Và giờ đây, trong các nhà tù Cuba còn có rất nhiều tù nhân chính trị. Người ta nói, không ít hơn 200 người. Và nhiều tháng nay, những người vợ, những người mẹ và các chị các em họ sửa soạn đi lễ thánh ở nhà thờ Rita thiêng liêng nằm ở khu ngoại giao đoàn của Havana. Sau khi kết thúc buổi lễ,họ mặc bộ đồ màu trắng, một tay cầm hoa lay ơn, tay kia nâng niu chân dung của những người chồng của mình, tuần hành lặng lẽ theo con phố cạnh nhà thờ. Người ta nói, trước đây có những người phụ nữ “tình cờ” xuất hiện ở đây sách nhiễu họ, đã giật những bức chân dung ở “những người mặc đồ trắng”, gây nên những vụ ẩu đả. Nhưng bây giờ, những vụ khiêu khích như thế đã chấm dứt. Bất kỳ lúc nào vào chủ nhật, tôi đến đó, chẳng thấy ai gây khó khăn cho những người biểu tình. Người ta khẳng định rằng một thái độ bình tĩnh như thế từ phía các quan chức chính quyên đối với những hành động chống đối được giải thích rằng ở Cuba, người phụ nữ được đối xử đặc biệt, họ được tha thứ vì những điều mà cũng vì những điều ấy, người đàn ông sẽ không được tha thứ bao giờ.
Tuy nhiên, khi tôi cầu cạnh một trong những người phụ nữ Nga, hơn 20 năm trước đã kết hôn với một người Cuba và cùng anh ta rời khỏi Voronhet về Havana cho tôi nhập hội và đi lễ với tư cách là người phiên dịch để nói chyện với những người phụ nữ Cuba gan dạ này, bà phát hoảng: “Anh nói làm sao, người ta sẽ đuổi việc tôi, nếu biết tôi giao tiếp với những người kia!”. Rõ ràng, bà ta biết bà ta nói gì.
Khi tôi chuẩn bị bay về Moscow, một cụ bà 80 tuổi, là người bà con xa của bà chủ nhà tôi thuê trọ ngăn tôi lại ở cửa và hỏi một câu bằng tiếng Anh: “Có đúng là ở Nga hiện nay người cộng sản không còn nắm chính quyền?” Tôi khẽ gật đầu. “Thế thì hãy nói cho bà biết, khi nào thì sống tốt hơn – dưới thời những người cộng sản hay không có họ ?” “ Tất nhiên, là không có họ sống tốt hơn” – tôi nhún vai. “Bà thì bà cũng biết thế, - bà vung đôi tay khẳng khiu ngạc nhiên, - Bà cũng còn nhớ thời ở Cuba, khi mà những người cộng sản chưa có…”.--Kichbu--
.
Arkadi DUBNOV. Havana – Sanchiago-de-Cuba – Moscow
-- Mời các bạn cmt và bổ sung thông tin về Cuba !
Comments
(17 total) Post a CommentMột thông tin hữu ích với những ai quan tâm đến tình hình CuBa thời "hậu Fidel".
Monday October 6, 2008 - 08:33am (ICT) Remove Comment
Hello. Tiếp tục nữa cho đến khi không tiếp tục nữa thì hết tiếp tục.
Monday October 6, 2008 - 11:06am (ICT) Remove Comment
Hello. Tiếp tục nữa cho đến khi không tiếp tục được nữa thì hết tiếp tục.
Monday October 6, 2008 - 11:07am (ICT) Remove Comment
một bài viết bôi bác với nhiều thông tin phiếm diện
dù bị Mỹ cấm vận kinh tế ngặt nghèo nhưng chỉ số phát triển con người của Cuba đứng hạng 51/177 quốc gia (đánh giá của Quỹ phát triển con người LHQ năm 2007)
http://hdr.undp.org/en/statistics/
thu nhập bình quân dầu ngườiở Cuba là 2500 USD/năm (số liệu của CIA), con số 40-50 USD là bới ở đâu ra thế?
https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/cu.html
thành tưu giáo dục, y tế, thể thao, môi trường của Cuba được cả thế giới công nhận. Nga cũng đan nỗ lực khôi phục quan hệ truyền thông với Cuba như thời Liên Xô
bài viết này chắc là của tay phóng viên thân phương Tây nào đó mà thôi
Monday October 6, 2008 - 12:08pm (ICT) Remove Comment
- Nông …
- Offline
Ồ, dài thế này, thì phải đọc 2 ngày, để xem, Cuba sau nửa thế kỷ Phiđen lãnh đạo, được gì và mất gì ?
Monday October 6, 2008 - 12:51pm (ICT) Remove Comment
Chà Chà ! Thú vị đấy chứ ! Những thông tin này mình chỉ mới được biết qua bài này !
Monday October 6, 2008 - 08:21am (EDT) Remove Comment
- Kieu
- Offline
Mình cmt lạc đề chút vậy, vì mình chả hiểu gì về chính trị.
Mình sẽ đến cả hai đất nước đã có cộng sản, không phải để đánh giá gì mà để cảm nhận về hai đất nước đã cho mình rất nhiều những tác phẩm văn học tuyệt vời.
Nga và CuBa, trong mắt mình luôn đẹp.
Tuesday October 7, 2008 - 12:11am (ICT) Remove Comment
@ Winter Lover: Đọc thì biết tay phóng viên viết bài này thân phương Tây rõ rồi. Một bài viết như vậy cho ta thông tin từ một góc nhìn khác, có thể là phiến diện, nhưng trong đó cũng có cái chắt lọc được đấy chứ, ít nhất là để ta biết thêm người "thân phương Tây" nhìn Cuba thế nào?
Tuesday October 7, 2008 - 10:09am (ICT) Remove Comment
- TNT
- Offline
Nói về Fidel Castro: Ông ta là nhà cách mạng vĩ đại, đã lật đổ chế độ độc tài Batixta, giải phóng Cuba....Sau đó xây dựng lên 1 chế độ độc tài khác, kéo dài gần 50 năm, đế chế của riêng mình. Và ông giành ghế 'lãnh đạo' được 'dân bầu' trong suốt 50 năm này...hehehe. Bó tay luôn...hehe ^_^
Tuesday October 7, 2008 - 04:18pm (ICT) Remove Comment
Ha ha ha ha! Sao mà mấy bác thân Nga hằn học thế nhở ! Người dân Cuba biết rõ nhất! Bác Kichbu tích cực mở mang cho thằng đệ Phúc Hậu thêm đi! Nó có tương lai làm Putin của Việt Nam đấy!
Tuesday October 7, 2008 - 04:19pm (ICT) Remove Comment
Ha ha ha ha! Sao mà mấy bác thân Nga hằn học thế nhở ! Người dân Cuba biết rõ nhất! Bác Kichbu tích cực mở mang cho thằng đệ Phúc Hậu thêm đi! Nó có tương lai làm Putin của Việt Nam đấy!
Tuesday October 7, 2008 - 04:23pm (ICT) Remove Comment
Thiệt là phẩn khởi về tin tức nức lòng từ các nước `trong phe XHCN anh em`. Ba Sàm xin hòa điệu cùng Kichbu, hầu bà con màn `thi đua yêu nước`-ngợi ca hai anh cả đang chen vai thích cánh tiến lên trên con đường ... Tư bổn Chủ nghĩa. Ngày mai sẽ hầu tiếp một bản ngợi ca nữ điệp viên thượng thặng Bắc Triều Tiên anh em, dùng vốn tự có làm thứ `vũ khí cách mạng`, được mệnh danh là Mata Hari thế kỷ 21.
Tuesday October 7, 2008 - 06:00pm (ICT) Remove Comment
- vuong…
- Offline
quảng cáo : Cuba thiên đường XHCN....
Wednesday October 8, 2008 - 01:01am (ICT) Remove Comment
Những vị ấy, ngày nay lừng danh cả, đều đã lần lượt đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy. Như vậy các vị ấy có sao không? Chẳng sao cả. Nền dân chủ của chúng tôi, nhờ Chúa! rất là tốt! Thật thế, nền dân chủ hào hùng của nước Pháp, mà hôm nay tôi được vinh dự thay mặt giữa các ông, khoan dung với những người, như tôi, đã đoạn tuyệt với những lầm lạc của tuổi trẻ.
"Nhưng sao thế, ông hãy nhìn tôi này, ông Phan Bội Châu! trước tôi là đảng viên xã hội đấy, và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền...!"
Wednesday October 8, 2008 - 03:26am (ICT) Remove Comment
- Nông …
- Offline
Cuba luôn đẹp trong mắt Kiều, rồi là Phi đen lật đổ độc tài để rồi xây độc tài khác, tóm lại, Cuba vẫn cần sự giúp đỡ của VN, nếu cần máu, VN cho máu (hiến máu), chứ ko cầm súng hộ đâu nhé !
Wednesday October 8, 2008 - 09:00am (ICT) Remove Comment
khi ko có cộng sản cuba, mọi người lầm than.khi có cộng sản fidel, mọi người sống khổ hơn sao? với tôi, cuba và Nga luôn đẹp.
Sunday November 2, 2008 - 01:21pm (EST) Remove Comment
kiểm tra lại thông tin nha.GDP bq đầu người Cuba lớn hơn ta mấy lần.40-50usd là ko đúng nhá.thành tựu về y tế, giáo dục ...đáng để các nước ngưỡng mộ đó.
Sunday November 2, 2008 - 01:29pm (EST) Remove Comment
Tiếc của và hoài cổ..:)
Trả lờiXóa