Thứ Tư, 29 tháng 7, 2009

Cần đồng thuận về Biển Đông

Cần đồng thuận về Biển Đông

Biển Đông hiện là vùng có nhiều tranh chấp về lãnh hải và các quần đảo

Có người hỏi tôi đồng thuận theo kiểu nào? Có phải theo kiểu chính quyền hiện nay nói hay không? Theo tôi phải theo kiểu đồng thuận của ông cha chúng ta từng làm khi có quốc biến.

------

> Cựu chiến binh gửi tâm thư cho Đảng

Nguồn: http://bauxitevietnam.info/c/4276.html

--------

Phải từ mọi phía và không thể áp đặt, do nhận thức của mọi người mà theo tôi phải là của toàn dân tộc trước hiểm hoạ chưa từng có trong ngàn năm qua. Phải bắt chước tiền nhân, gác bỏ thù riêng như ông cha chúng ta thường làm.

Không may sau Thế chiến II, Việt nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh rất dài ác liệt chưa từng có. Bắt đầu thập niên 50 thế kỷ XX, lại ở trong hoàn cảnh có cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối chính trị thù địch trên thế giới, Việt Nam đã bị cuốn hút và nhanh chóng trở thành nạn nhân của các thế lực quốc tế.

Song Việt Nam cũng đã tiếp nhận được truyền thống khôn ngoan của tiền nhân. Từ việc sửa sai kịp thời trong cải cách ruộng đất đến Cuộc cách mạng văn hóa long trời lở đất, nếu “địa chấn” ấy như lan mạnh đến tận Campuchia thì dường như bị chặn trước khi ảnh hưởng đến Việt Nam.

Quyết định đánh chiếm Trường Sa trước khi đánh chiếm Sài Gòn, theo tôi đã mang tính bước ngoặt lịch sử dân tộc.

Từ khi giải phóng Trường Sa đến nay, Việt Nam bắt đầu phải đối phó với thách thức chưa từng có trong lịch sử ngàn năm. Nhất là trước sự lớn mạnh của siêu cường mới nổi, lại tiếp tục truyền thống bành trướng đường Lưỡi bò “Đại Hán” ở thập niên 30 thế kỉ XX ở Biển Đông.

Bất chấp sự thật lịch sử rất rõ ràng ghi trong chính sử như Đại Nam Thực Lục Tiền biến, Đại Nam Thực Lục Chính biến, Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, Đại Nam Hội Điện Sử Lệ hay sách địa lý Đại Nam Nhất Thống Chí, nhất là các văn bản nhà nước từ châu bản triều đình đến các văn bản của các cấp chính quyền tỉnh đã ghi chép rất rõ hoạt động của dân binh đòi Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải cũng như thủy quân triều Nguyễn bắt đầu từ năm 1876 đi cắm cột mốc, dùng bia chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa theo cách thức Phương Tây.

Các tài liệu Phương Tây cũng đã ghi chép đầy đủ các sự kiện xác lập chủ quyền rất cụ thể theo phong cách phương Tây từ năm 1816.

Đối với thách thức Biển Đông thì ngoài chính sách ngoại giao mềm dẻo theo truyền thống, có nhu có cương...

Tiến sĩ Nguyễn Nhã

Bất chấp pháp luật quốc tế, đặc biệt Hiến Chương, các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc cấm dùng vũ lực, Việt Nam luôn là nạn nhân của các hành động dùng võ lực như trong tháng giêng năm 1974 ở Hoàng Sa cũng như tháng 3 năm 1988 ở Trường Sa.

Bất chấp cả luật biển 1982 mà các nước đã kí , đã qui định rất rõ việc thềm lục địa, lãnh hải… Việt Nam đang là nạn nhân của thế lực quốc tế quá nhiều tham vọng và hung hãn.

Quốc gia hưng vong , thất phu hữu trách. Người dân rất bức xúc và thông cảm với những thử thách quá lớn lao mà chính quyền hiện nay đang phải đối phó.

Truyền thống Việt Nam luôn “trọng sỉ” hơn “trọng tước” nên trước quốc biến, thời Trần các bô lão đã họp tại hội nghị Diên Hồng để thể hiện sự đoàn kết dân tộc.

Thời nay, trước thách thức lớn lao chưa từng có từ Tây Nguyên đến Biển Đông ấy, các bô lão cách mạng có tầm nhìn xa, thấy hết các nguy cơ, thử thách và các bô lão trí thức kêu gọi cùng nhau đồng thuận từ chính quyền đến người dân, từ trong ra ngoài nước.

Muốn có sự đồng thuận thì trước hết chính quyền phải lắng nghe dư luận, nhất là những kiến nghị xác đáng của các bô lão cách mạng và bô lão trí thức.

Ngược lại, mọi người phải nhận thức rõ nguy cơ cùng mục tiêu chung, đường lối chung đối phó với những nguy cơ, mỗi người có kế hoạch nhỏ xây dựng nội lực đất nước hùng cường đừng để thế nước suy yếu do mất đoàn kết mà ra.

TS Nguyễn NHã đọc tham luận tại Tọa đàm về Biển Đông 24/25 tháng 7 vừa qua ở TPHCM

TS Nguyễn NHã nêu ra đề tài đồng thuận tại Tọa đàm về Biển Đông 24/25 tháng 7 vừa qua ở TPHCM

Sẽ bớt khó khăn

Có sự đồng thuận thì rồi ra sự đối phó với thử thách vô cùng to lớn chưa từng có trong một ngàn năm qua sẽ bớt khó khăn hơn.

Đối với thách thức Biển Đông thì ngoài chính sách ngoại giao mềm dẻo theo truyền thống, có nhu có cương. Nhu cương nhuần nhuyễn đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ và nên linh hoạt có sự phân công cụ thể. Song phải nhất quyềt phải tổng hợp sức mạnh, đa phương hoá, trước mắt đoàn kết chặt chẽ với khối Asean cùng các nước cùng quan tâm đến các nguy cơ thách thức ấy.

Sự đoàn kết khối Asean, khó nhất là Philippines mà tranh thủ được là điều rất thuận lợi.

Các nước như Nhật, Mỹ, Nga, Ấn khi đã thật sự quan tâm thì không dễ gì bất cứ siêu cường nào có tham vọng lớn khó mà có thể đạt mục tiêu của mình.

Về phương hướng đấu tranh trên mặt pháp lý quốc tế, trước hết phải chuẩn bị tốt hồ sơ pháp lý quốc tế nhất là chuẩn bị đội ngũ luật gia giỏi kể những luật gia tài ba Việt kiều ở hải ngoại. Nếu cần đưa ra tòa án quốc tế thì ắt phải có sự đồng thuận của các bên liên quan, mà điều này rất khó vượt qua.

Tốt nhất thì tất cả các diễn đàn quốc tế, như Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, có thể là diễn đàn tốt nhất để Việt Nam nên trình bày những sự thật lịch sử những tính hợp pháp của chủ quyền của Việt Nam bị xâm phạm cũng những yêu cầu cụ thể của Việt Nam.

Tôi rất mong những ý kiến trên được sự đồng thuận của mọi người từ trong ngoài chính quyền từ trong và ngoài nước, nhất là với các bô lão thời nay cũng như đội ngũ trí thưc trẻ ở trong cũng như ngoài nước.

Bài viết được tác giả gửi tới BBC và nhiều diễn đàn khác, thể hiện quan điểm riêng của một nhà nghiên cứu, hiện sống tại TPHCM, không nhất thiết trùng với quan điểm của Ban Biên tập.

---
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/07/090729_nguyenha_eastsea.shtml

24 nhận xét:

  1. Điều lày e lói nhiều dồi, nhưng chả bác lào thèm nghe !

    Trả lờiXóa
  2. Dân và Chính quyền không đồng thuận, không mấy khi vừa lòng (1 bên làm cứ làm, còn 1 bên thì có nghĩa vụ phải nghe theo) ^_^
    Thì chả riêng gì Biển Đông, mà còn hàng tỉ chuyện khác không bao giờ có đồng thuận. (Mà nội bộ đảng còn chả đồng thuận với nhau, Tướng Giáp thì chống khai thác Boxít, Mạnh , Dũng thì ok, QH thì trước chống, sau theo...v.v và v.v, vậy thì đòi dân thuận là thuận thế nào? :)

    Giấc mơ có tên gọi là 'đồng thuận', không bao giờ trở thành hiện thực trong 1 quốc gia không dân chủ. Cốt lõi nằm ở chỗ này! :))

    Trả lờiXóa
  3. Truyền thống Việt Nam luôn “trọng sỉ” hơn “trọng tước” nên trước quốc biến, thời Trần các bô lão đã họp tại hội nghị Diên Hồng để thể hiện sự đoàn kết dân tộc.

    Trả lờiXóa
  4. Giờ mà các bô lão 'hội họp', 'tụ tập' để yêu nước mà không được phép của NN, CP thì vào tù cả đám... ^_^
    Trần Quốc Toản bóp nát quả cam thì vua, quan, bô lão đều thông cảm. Giờ mà đại biểu QH hoặc dân đứng trước quốc hội, phát biểu hoặc hành động 'nông nổi' như thế thì chỉ có nước mà vào tù (mặc dù là có lòng, có sự phẫn uất, cũng không được bộc lộ ra...) ^_^

    'Yêu nước', cũng cần phải được 'định hướng' cho phù hợp với đường lối của đảng chứ!

    Trả lờiXóa
  5. Nhà nước cũng đang cố gắng để toàn dân đồng thuận với nhà nước đấy thôi... haizz...

    Trả lờiXóa
  6. Muốn có sự đồng thuận thì trước hết chính quyền phải lắng nghe dư luận, nhất là những kiến nghị xác đáng của các bô lão cách mạng và bô lão trí thức.

    Trả lờiXóa
  7. dùng quyền lực và bạo lực cũng được :))

    Trả lờiXóa
  8. Muốn có sự đồng thuận thì trước hết chính quyền phải lắng nghe dư luận, nhất là những kiến nghị xác đáng của các bô lão cách mạng và bô lão trí thức. - Cái này đúng quá ròi !

    Trả lờiXóa
  9. Chả nghe dân, bô lão cũng chả nghe, ngay cả Lão Đại tướng nói còn không xi nhê ghề nữa là... ^_^

    Trả lờiXóa
  10. Bởi vậy nên không có sự đồng thuận đấy :)

    Trả lờiXóa
  11. Thuận Shanmai thuận TNT tát biển Đông cũng cạn..:)

    Trả lờiXóa
  12. Vậy 2 người tát cạn đi, khỏi tranh chấp :)

    Trả lờiXóa
  13. Còn đáy biển vẫn còn tài nguyên..:)

    Trả lờiXóa
  14. Có biển còn tranh chấp, cạn biển thì "nó" tràn ngập lãnh thổ ngay.

    Trả lờiXóa
  15. Ai đã:
    Bán trời không văn tự? Và bán trời có văn tự?
    Bán đất không văn tự? Và bán đất có văn tự?
    Bán biển không văn tự? Và bán biển có văn tự?

    :)

    Trả lờiXóa
  16. TNT chứ hông phỉa Zunie mô..:)

    Trả lờiXóa
  17. Zun có muốn chia chác lợi nhuận không? Nhiều tỉ usd đó... :))

    Trả lờiXóa
  18. TNT chỉ ký 'nháy', ký chính là các vị trong chính phủ. Để làm cái đơn xin phép chia lợi nhuận cho Zun con, Zun sẽ đứng tên cho 1 tài sản khổng lồ :)) Để mở cho Zun account bên ngân hàng Thụy Sĩ.

    Trả lờiXóa
  19. Phức tạp. Cho thì cho đại đi, còn lằng nhằng. Ứ thèm !!!

    Trả lờiXóa
  20. Dây mơ rễ má tùm lum, mới chạy chọt được phi vụ mua bán, đâu phải đơn giản và ngon ăn đâu Zun :)

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter