Tháng 12 năm 2008 Duma quốc gia Nga thông qua gói luật pháp phòng chống tham nhũng do Tổng thống đệ trình. Đây có phải là cố gắng của Chính phủ trong việc phòng chống tham nhũng hay không? Các đạo luật này có phòng chống được tham nhũng hay không? Đấy là những câu hỏi của cuộc hội thảo do Quĩ Sứ mệnh tự do tổ chức vào ngày 16 tháng 2 năm 2009. Nhiều nhà khoa học và hoạt động xã hội có tiếng như G. Sratov, V. Iuzhakov, K. Kabanov, E. Panfilova… tham gia hội thảo. Nhận thấy tình hình phòng chống tham nhũng ở Nga cũng có những nét tương đồng với nước ta, nghĩa là biện pháp thì nửa vời và càng chống thì tham nhũng lại càng tăng, xin trích dịch bài phát biểu mở đầu cuộc hội thảo của ông G. Sratov như một điểm nhìn tham chiếu.
Lời người dịch
Phòng, chống tham nhũng – Bài học chua chát từ nước Nga, người “anh cả” một thời của Việt Nam
Phạm Minh Ngọc dịch
Igor Kliamkin (Phó chủ tịch Quĩ Sứ mệnh tự do, người dẫn chương trình):
Xin chào tất cả các quí vị! Xin bắt đầu buổi họp của chúng ta. Hôm nay, một lần nữa chúng ta lại thảo luận vấn đề tham nhũng ở nước Nga. Đây là vấn đề mang tính hệ thống, mọi người đều đã công nhận như thế. Chính ông cựu Tổng thống đã nhiều lần nói như thế và ông cũng kêu gọi phải đấu tranh với nó một cách không mệt mỏi. Nhưng chủ yếu vẫn chỉ là ngôn từ mà thôi. Và đôi khi người ta có đưa một số tên cướp có môn bài và không có môn bài ra trước ông kính truyền hình. Nhưng đấy thường là trước ngày bầu cử, còn sau đó thì lại yên ắng. Dĩ nhiên là nếu không kể những lời kêu gọi chống tham nhũng.
Ông Tổng thống mới lập tức tuyên bố coi đấu tranh chống tham nhũng là lĩnh vực ưu tiên trong hoạt động của mình. Người ta đã đệ trình lên Duma quốc gia một loạt dự luật, chuyện chưa từng có trước đây. Hôm nay chúng tôi quyết định thảo luận những dự luật đó và đã mời các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này. Trước hết xin mời ông Georgy Aleksandrovich Sratov.
Georgy Aleksandrovich Sratov (Chủ tịch quĩ Thông tin dân chủ – INDEM):
Những bộ luật phòng chống tham nhũng được thông qua sẽ chẳng dẫn tới biện pháp phòng chống tham nhũng nào
Xin cám ơn tất cả các bạn. Tên gọi buổi họp mặt của chúng ta hôm nay: “Tương lai của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng”, nói một cách nhẹ nhàng là có vẻ khôi hài. Nhưng đề tài thì dĩ nhiên là quan trọng. Dù người ta có phê phán những nghiên cứu của INDEM thế nào đi chăng nữa, dù người ta có bảo rằng chúng tôi đã khuếch đại mức độ bi kịch thì sau khi công bố bao giờ cũng có người nói: “Kết quả dĩ nhiên là rất tuyệt vời, nhưng tình hình thì xấu hơn nhiều”. Mà đấy là những người rất thạo tin, tôi bao giờ cũng tôn trọng ý kiến của họ. Tôi nghĩ rằng phần mở đầu như thế là đủ.
Bây giờ xin đi vào thực chất vấn đề. Tôi xin trả lời các câu hỏi đặt ra một cách ngắn gọn và đồng thời có bằng chứng. Thứ nhất: sáng kiến chống tham nhũng của chính quyền nghĩa là gì? Xin được tuyên bố một cách đầy tự hào rằng tôi không phải là người của hệ thống. Tôi, cũng như các bạn chỉ có thể xây dựng những giả thuyết về ý định của Điện Cẩm Linh trên cở sở, một mặt là lý tính và mặt khác là kinh nghiệm lịch sử mà thôi.
Kinh nghiệm cho ta thấy gì? Nó cho ta thấy rằng trong các hệ thống phi dân chủ, chính quyền trung ương thường chỉ quan tâm đến vấn đề tham nhũng khi nó bắt đầu nhận ra rằng tham nhũng gia tăng đồng nghĩa với việc gia tăng hiện tượng “trên bảo dưới không nghe”. Tham nhũng không phải là hiện tượng riêng biệt, tự thân. Tham nhũng bao giờ cũng là dấu hiệu chứng tỏ sự kém hiệu quả của bộ máy quản lí.
Ngoài ra, một lúc nào đó chính quyền bắt đầu nhận ra rằng sự kém hiệu quả như thế không chỉ ảnh hưởng tới việc giải quyết những vấn đề công cộng nào đó – đấy chính là lí do tồn tại của chính quyền và đôi khi, ít nhất là để quảng bá rằng nó có quan tâm đến chúng ta – mà còn ảnh hưởng đến cả việc giải quyết những vấn đề ẩn khuất nào đó nữa. Đấy là vấn đề cực kì quan trọng, thiếu kỉ cương bao giờ cũng bắt đầu từ việc tạo ra những cản trở trong việc giải quyết các vấn đề công cộng rồi sau đó nhất định sẽ cản trở việc giải quyết các vấn đề riêng tư của những kẻ đứng ở những nấc thang quyền lực thấp hơn.
Ở nước ta sự thiếu hiệu quả và thiếu kỉ cương đã đạt đến mức độ kinh khủng từ lâu. Chứng cớ là những buổi gặp mặt thường kì giữa Tổng thống, bây giờ là Thủ tướng, với dân chúng. Tôi không xem buổi gặp gần đây, nhưng những buổi gặp trước bao giờ cũng có một mục. Đấy là khi người ta hỏi Putin tại sao việc nào đó chưa làm thì bao giờ ông ta cũng bảo: “Ba năm trước tôi đã chỉ thị rồi, thế mà bây giờ vẫn chưa làm xong”. Đây chỉ là một thí dụ. Trong những giai đoạn chuyển tiếp, đặc biệt là trong những giai đoạn khủng hoảng, điều đó làm chính quyền lo lắng. Đúng là chính quyền đã nói đến tham nhũng từ trước khủng hoảng, nhưng điều đó chỉ chứng tỏ rằng ngoài nguyên nhân này còn có những nguyên nhân khác nữa.
Nguyên nhân thứ hai. Trong những nước với một chính quyền phi dân chủ và tham nhũng lan tràn (hai cái này thường liên kết mật thiết với nhau) thì đấu tranh chống tham nhũng cũng đồng nghĩa với cuộc đấu tranh nhằm bơm số tiền tham nhũng được lên các cấp cao hơn. Đây là sự kiện đã được xác nhận trên thực tế. Người ta đã viết rất nhiều về vấn đề này, có cả các mô hình thống kê và mô hình toán học nữa.
Nguyên nhân thứ ba, là PR. Tôi xin đưa ra một trường hợp. Các bạn hẳn còn nhớ trong cuộc vận động bầu cử, Medvedev đã nói rằng ở nước ta có thể mua được cả chức Bộ trưởng. Mà thế là không tốt. Nhưng sau bầu cử thì đề tài này bị quên hoàn toàn. Các bạn sẽ không thể phát hiện được dấu vết của nó trong bất kì sáng kiến lập pháp hay chương trình quốc gia nào.
Cuối cùng, nguyên nhân thứ tư. Thường thì động cơ chỉ hiển lộ sau khi công việc đã hoàn tất. Lịch sử có rất nhiều trường hợp như thế, phát minh ra chữ viết là một thí dụ. Ứng dụng thực tiễn của chữ viết chỉ hiển lộ sau khi người ta đã phát minh ra nó. Ở đây cũng thế. Chúng ta đã có những điều luật như thế, chúng được soạn thảo khi chưa có dấu hiệu khủng hoảng nào, nhưng như tôi sẽ chứng minh sau đây, các điều luật này có một cách áp dụng “tuyệt vời”. Tôi nghĩ là nó sẽ được thực hiện. Đấy là trong giai đoạn khủng hoảng, khi doanh nghiệp cũng như dân chúng chẳng ai còn tiền, mà cần phải “bóp” cho ra tiền thì họ sẽ “bóp” chính người của mình. Các điều luật này là để dành cho trường hợp như thế.
Nói tóm lại, trong cuộc sống mọi thứ đều được sắp xếp sao cho chuyển động phức tạp của cơ thể con người cũng như xã hội không phải do một động cơ duy nhất gây ra. Trong trường hợp này cũng thế, chúng ta thấy không phải một mà là hàng loạt động cơ. Dĩ nhiên đây là câu chuyện về quan niệm của tôi về các động cơ đó.
Câu hỏi tiếp theo: những điều luật đã được thông qua có giúp ngăn chặn tệ tham nhũng hay không? Câu trả lời dứt khoát là: không!
Xin bắt đầu từ cơ sở của những bộ luật này. Chúng ta, những người hoạt động trong lĩnh vực khoa học thiết kế đã quen với việc là bất cứ kế hoạch nghiêm túc nào cũng phải dựa vào việc chẩn đoán và phân tích tình hình. Nhưng nếu không nói đến hoạt động khoa học mà chỉ giới hạn trong lĩnh vực đời thường thì chúng ta cũng sẽ không tin ông Bác sĩ không bắt mạch, không đo huyết áp, không lấy mẫu máu… mà đã kê đơn. Những đạo luật này cũng như chương trình chống tham nhũng quốc gia cũng là một loại “đơn thuốc” như thế. Và chương trình đó đáng quan tâm không phải như là một chương trình, không phải như là một kế hoạch mà như là một kiểu lời khai của nhân chứng.
Như vậy là xã hội đã không được nghe bất kì chẩn đoán nào. Tại sao? Tôi nghĩ là câu trả lời cũng dễ hiểu thôi. Nếu không có chẩn đoán thì có thể chữa bằng những biện pháp thiếu trách nhiệm nhất, và trong trường hợp này thì đúng là như thế. Ở đây không chỉ không có chẩn đoán mà còn không có cả mục tiêu và nhiệm vụ như thường thấy trong các bản kế hoạch và chương trình. Tại sao lại không có nhiệm vụ và mục tiêu? Các bạn sẽ hỏi như thế. Câu trả lời cũng rõ. Nếu không có kế hoạch và mục tiêu thì biện pháp có thể là bất kì và kết quả đạt được có thể chẳng cần phải so sánh với mục tiêu nào. Kết quả là cái mà chính quyền tuyên bố trên TV. Các bạn thấy đấy, thật là thuận tiện.
Tiếp theo, nếu có chẩn đoán, có nhiệm vụ và mục tiêu thì dĩ nhiên là phải có những chỉ báo chứng tỏ đã giải quyết xong các nhiệm vụ đặt ra, đã đạt được mục tiêu đề ra. Nhưng vì không có chẩn đoán, không có nhiệm vụ, không có mục tiêu cho nên cũng không có chỉ báo. Như vậy là không có tiêu chí chứng tỏ rằng một việc gì đó đã được thực hiện. Trong trường hợp này là chương trình phòng chống tham nhũng quốc gia.
Dựa vào những tham số như thế, tức là những tham số mà các bộ luật này không có, có thể kết luận một cách dứt khoát rằng kế hoạch đấu tranh chống tham nhũng không dẫn đến bất kì hành động đấu tranh nào. Ngay cả khi một người nào đó có ước muốn chân thành.
Bây giờ xin nói về những thứ mà các bộ luật này có. Cơ sở của kế hoạch là gì? Có một vài cơ sở như thế.
Thứ nhất công cuộc cải cách bộ máy hành chính đã thất bại hoàn toàn. Rất nhiều biện pháp đã không được thực hiện. Và chúng được “chuyển vào” chương trình phòng chống tham nhũng và được phân bố vào các đề mục của chương trình.
Thứ hai, các mục trong Công ước chống tham nhũng của Liên hiệp quốc mà chúng ta đã phê chuẩn. Chúng cũng được đưa vào những bộ luật mà chúng ta đang bàn tới ở đây.
Và thứ ba, những ý tưởng điên rồ của các đại biểu Duma quốc gia giả vờ làm việc của chúng ta.
Kết quả là chúng ta có được một vở “tuồng” mà trong các xã hội lịch sự người ta gọi là thoát y vũ. Vì trong các tài liệu này, chính quyền, với những quan niệm và biện pháp của họ, đã “phơi” ra một cách rõ ràng. Đấy là Phần II, gọi là “Những biện pháp cải tiến bộ máy quản lí nhằm ngăn chặn tham nhũng”. Mục 2 trong phần này – “Thực hiện các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động của bộ máy nhà nước, bao gồm…”. Sau đó là các tiểu mục a, b, c… và cuối cùng là g. Xin các vị chú ý lắng nghe: “… Tìm ra hệ thống tương tác tối ưu giữa các định chế của xã hội dân sự và phương tiện truyền thông đại chúng với các cơ quan nhà nước, loại bỏ được sự can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các công chức nhà nước”! Có cần bình luận về “sự can thiệp trái pháp luật” không? Tôi nghĩ là không cần.
Bây giờ xin nói một cách ngắn gọn về một vài bộ luật cụ thể. Bộ luật thứ nhất (cũng vĩ đại nhất) liên quan đến quá trình sửa luật về Chính phủ. Logic của các nhà làm luật là như thế này. Đầu tiên là luật khung, có tên là Luật Liên bang “Luật phòng chống tham nhũng”. Một tài liệu phải nói là đồ sộ: 24 trang giấy, 14 điều, co chữ 14, khoảng cách giữa các hàng cũng rất ấn tượng… Dấu vết của nhiều lần “cắt xén” hiện ra khá rõ.
Luật này đáng quan tâm ngay định nghĩa về tham những. Thí dụ vi phạm lợi ích của xã hội và nhà nước được coi là tham nhũng. Dường như là một câu vô thưởng vô phạt. Nhưng hãy xem xét kĩ một chút. Chúng ta biết rằng “nhà nước” là một phạm trù phức tạp, có một số nghĩa, một số cách giải thích. Nhưng khi người ta nói: lợi ích của “xã hội và nhà nước” thì phải hiểu thế nào? Vì chỉ có xã hội mới có lợi ích. Đấy là thứ nhất. Thứ hai, không ai (mà trước hết là chính quyền) có quyền minh thị rằng lợi ích đó là đúng hay không đúng, lại càng không được coi là đúng luật hay trái luật. Lợi ích là những cái vốn có của con người hay xã hội, đấy là khi những lợi ích này bắt đầu kết hợp lại với nhau.
Chính quyền, về bản chất là không có lợi ích. Chính quyền chỉ có trách nhiệm phối hợp và thực hiện các lợi ích của xã hội mà thôi. Nếu chính quyền lại có một cái gì đó giống như lợi ích thì đấy chỉ có thể là những lợi ích ích kỉ và phi pháp. Nhà nước dân chủ không thể khác. Chắc là những nhà lãnh đạo của chúng ta cũng như các cố vấn của họ không rành chuyện này. Trong những trường hợp như thế, bà xã nhà tôi thường nói “có dấu vết của những cuốn sách chưa kịp đọc”.
Xin được tiếp tục. Tham nhũng theo định nghĩa của bộ luật này là những hành vi vi phạm một số điều được ghi trong bộ Luật hình sự. Còn chính định nghĩa về tham nhũng thì lại được viết để một số việc, thí dụ như tham nhũng chính trị, không được xem xét, chứ đừng nói bị chế tài. Bộ luật không đề cập tới động cơ tham nhũng này, cũng như nhiều động cơ cực kì quan trọng khác – tôi có thể nói, quan trọng sống còn đối với đất nước ta, cũng không có trong bộ luật này. Thí dụ như việc liên kết giữa quyền lực và kinh doanh đã hoàn toàn không được nhắc tới, ngoại trừ hai vấn đề rất vô vị: khai báo thu nhập và hạn chế chuyển sang lĩnh vực kinh doanh sau khi rời bộ máy nhà nước.
Tất cả mọi người, tức là những người tuyên truyền cho gói sáng kiến luật pháp này, kể từ Chánh văn phòng Phủ Tổng thống đến các quan chức bình thường, đều nói rất to về hai biện pháp này. Nhưng vấn đề là gì?
Công khai thu nhập – một biện pháp vô thưởng vô phạt, trong thế giới văn minh người ta đều làm, nhưng trong luật pháp của nước ta nó lại được thực hiện theo kiểu riêng. Điều 8 (mục 2) nói rằng thu nhập của các quan chức là thuộc loại thông tin mật và đồng thời nhà làm luật có quyền đưa nó vào lĩnh vực bí mật quốc gia. Trên khắp thế giới việc khai báo thu nhập là công khai, nếu không thì chẳng còn ý nghĩa gì. Nhưng chúng ta thì lại bí mật. Nhưng lại có một điều nói thêm rất đáng khâm phục như sau. Về nguyên tắc, Chính phủ được quyền công khai thông tin, trên cơ sở những qui định nội bộ của chính nó. Điều đó có nghĩa là gì? Nói một cách thô thiển thì đấy là: “Này các bạn, ai muốn mua bán thông tin này, xin mời!”
Cái tiêu chuẩn được quảng bá rộng rãi: công chức, sau khi thôi việc nhà nước ít nhất hai năm mới được chuyển sang làm cho những doanh nghiệp nằm dưới quyền quản lí của mình. Ban đầu việc cấm trong vòng hai năm là tuyệt đối. Chánh văn phòng Phủ Tổng thống từng nói như thế. Nhưng sau một hồi cải tiến, điều này được viết như sau: nói chung là cấm, nhưng trong mỗi Bộ có thể thành lập các Ủy ban và người nào xin quá thì có thể cho.
Dĩ nhiên là có một số câu hỏi. Tại sao không công khai thu nhập, tại sao lại để người ta thu thập các thông tin có tính cách bôi nhọ, những đơn thư tố cáo sai? Có cần bình luận không? Hay: tại sao phải thành lập các Ủy ban để người này thì cho, người khác thì không? Tất cả là do cái khẩu hiệu mà tôi nghĩ là sẽ phát triển rất nhanh. Như người ta vẫn thường nói trên đài phát thanh “Tiếng vọng Moskva”: “Phải chia!”
Hay là thí dụ Công ước chống tham nhũng của Liên hiệp quốc có khuyến nghị về việc thành lập cơ quan phòng chống tham nhũng. Các nhà làm luật của chúng ta đã phản ứng một cách nồng nhiệt đối với lời kêu gọi của văn bản mà họ đã phê chuẩn. Như thế nào? Họ dành cho Tổng thống quyền, đấy là nói nếu ông ta muốn, thành lập một cơ quan như thế. Từ những ai? Từ những người đại diện của chính quyền! Nghĩa là mỗi một cơ quan tham nhũng của chính quyền cử đại diện tham gia vào cơ quan phòng chống tham nhũng. Cơ cấu phải nói là lí tưởng.
Bây giờ xin chuyển sang những việc cần phải làm. Trước hết xin nói rằng tôi không chấp nhận đề nghị của một quí bà mà tôi rất tôn trọng. Bà ấy đề nghị như sau: “Đã đến lúc bắn bỏ”. Tôi tuyệt đối bác bỏ biện pháp này vì còn có nhiều biện pháp trung gian khác. Nhưng đối với tôi điều gì là tuyệt đối cần thiết?
Cần phải hiểu rằng tham nhũng không phải là vấn đề độc lập mà là một sản phẩm phụ. Nó có thể bám vào mọi thứ, bắt đầu từ cơ cấu của hệ thống chính trị và cuối cùng là hệ thống thuế khóa của chúng ta. Nhân tiện xin nói rằng hệ thống thuế khóa không khuyến khích chính quyền địa phương giúp đỡ doanh nghiệp phát triển. Nhưng tiền phạt thì lại đi thẳng vào ngân sách địa phương. Hậu quả ai cũng thấy. Nếu chúng ta muốn chính quyền địa phương không “làm khó” doanh nghiệp nhỏ mà giúp đỡ nó thì hệ thống thuế khóa phải được xây dựng như thế nào đó để doanh nghiệp nhỏ càng hoạt động tốt thì thành phố càng thu được nhiều thuế. Về nguyên tắc, muốn làm như thế thì cần phải lật ngược kim tự tháp quyền lực.
Một lần nữa và một lần nữa: tham nhũng không phải là hiện tượng đơn lẻ, gia tăng mức độ kiểm soát của quan chức này lên các quan chức khác không giải quyết được vấn đề, đấy không phải là phòng chống tham nhũng. Bà chủ nhà nào cũng biết rằng muốn không có gián thì bếp phải sạch. Đấy chính là điều tôi muốn nói với các bạn.
PMN dịch từ tiếng Nga
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Tham nhũng là căn bệnh kinh niên, thuộc bản chất của bộ máy công quyền. Chỉ là khi nào nó xuất hiện và với quy mô như thế nào mà thôi..:)
Trả lờiXóahê hê, đó gọi là hậu quả nặng nề, di chứng của chế độ XHCN í mà. Ý thức của những người công chức, được giáo dục và sống trong thời Liên bang Sô Viết, khi chuyển đổi thành TBCN Nga, vẫn còn bị di chứng nặng nề trong đầu. Chắc khoảng nửa hoặc 1 thế kỷ nữa, nước Nga mới thoát khỏi 'bóng ma' từ thời Sô Viết để lại. Nhà báo ở Nga là nghề nguy hiểm nhất vì phải chống lại cả nhiều thành phần chính phủ tham nhũng , lũng đoạn, mafia, tập đoàn kinh tế... :)
Trả lờiXóaVN mà có 'chuyển đổi' thì 50 năm sau, kể từ thời điểm thay đổi ấy sẽ vẫn còn tham nhũng!
Trả lờiXóaCòn VN, TQ vẫn giữ vững 'định hướng' như hiện nay thì 50 năm nữa tham nhũng kinh khủng, tăng về số lượng lẫn ...chất lượng. Sẽ có nhiều biến thể để 'thích nghi', tinh vi và khó phòng chống hơn nhiều.
Bà chủ nhà nào cũng biết rằng muốn không có gián thì bếp phải sạch. Đấy chính là điều tôi muốn nói với các bạn.
Trả lờiXóa---
Sao mấy bà chủ nhà cái gì cũng biết vậy ta..:)
Chẳng có bà nội trợ nào lại chọn mua rau thối. Chẳng có người dân nào lại chọn cho mình những quan chức vô lại. Chỉ có những chức bộ trưởng được mua bằng tiền mới vơ vét tiền của dân.
Trả lờiXóaNhưng cũng đừng quên, bản chất con người có thể tha hóa. Và để chống tha hóa thì phải có sự đâu tranh trong nội bộ tổ chức, không cần phải là Mác, bất cứ người dân trung bình nào của Việt Nam cũng hiểu được quy luật như vậy – mâu thuẫn và đấu tranh giải quyết mâu thuẫn là động lực phát triển. Tổ chức ở đây là chính quyền, chứ không phải đảng phái.
Nếu cứ gán ghép tham nhũng là bản chất của đảng, hay chính quyền hiện tại, để phản ứng bằng mọi giá thì sẽ rất dễ phải trả giá. Điều gì sẽ xảy ra nếu cũng những con người ấy, vẫn bản chất ấy thay tên đổi họ từ đảng cộng sản thành đảng lao động, đảng ABC gì đó, rồi tiếp tục tham nhũng, giống như nước Nga đã từng thay đổi từ đảng CS thành một đảng chính trị quái gì đó của Putin, và vẫn không có cơ chế, luật pháp tương ứng để kiểm soát vấn đề? Nếu như ở VN có một sự thay đổi thì đảng CS vẫn cứ là cái đầu tàu trong một khoảng thời gian nhất định, chắc chắn là như vậy.
Cảm ơn Kichbu giới thiệu, XDDH lấy bài này về blog làm “kỉ niệm”, để có thể đọc lại. (Nguồn vẫn phải lấy là bauxite!).
CNXH hay CNTB cũng chỉ là những tên gọi mơ hồ, bản chất của xã hội VN hay TQ, Cuba, … có phải là CNXH theo đúng định nghĩa hay không? Tên gọi chỉ được dùng để khơi dậy một tinh thần nào đó nơi những người dân có khả năng tư duy giới hạn, bản chất xã hội mới là vấn đề.
Trả lờiXóaMột xã hội mà người dân có hiểu biết nhưng đớn hèn cũng giống như bản chất của một xã hội mà ở đó người dân u mê, ngu dốt.
Có thể có những trường hợp mà bà chủ nhà không biết được Kichbu ạ, nhưng trong quá trình đấu thầu để kiếm tìm lòng tin, những dự án của bà chủ nhà, những nhà thầu sẽ làm cho bà chủ nhà hiểu vấn đề. Nó là như vậy?
Trả lờiXóaChỉ tội mấy ổng hông có biết huhuhu...
Trả lờiXóaHuhuhu … Kichbu nói đểu mấy ổng rồi, XDDH mới nói xong, là một người VN trung bình cũng biết … mấy ổng không biết, hóa ra mấy ổng dưới trung bình !
Trả lờiXóaNói về tham nhũng mà đề cập TBCN hay XHCN là không đúng với bản chất thật của nó. 2 thứ này không quyết định là có ít, có nhiều, có hay không có tham nhũng.
Trả lờiXóaCái phải nói đến là DÂN CHỦ, mức độ dân chủ của XH sẽ thể hiện được bộ mặt của đất nước (bên ngoài) và minh bạch,hoạt động của giới cầm quyền (bên trong).
Độc tài, và càng thiếu dân chủ, thiếu giám sát của nhân dân, giám sát của báo chí và tính độc lập của khối Tư pháp (pháp luật & hiến pháp) thì càng dễ dàng sinh tham nhũng, lạm quyền và mức độ càng nghiêm trọng.
Vô tình các nước XHCN rơi vào cái danh sách THIẾU DÂN CHỦ , thành ra có tham nhũng. Đó là tính TẤT YẾU, hiện tượng thể hiện đúng bản chất.
Còn 1 số quốc gia khác, tuy là TBCN nhưng vẫn nhiều tham nhũng (một số nước Châu phi, Mỹ latin), do mức độ dân chủ thấp , chính phủ độc tài...v.v
Kể cả các nước TBCN nhưng lại có chính quyền độc tài quân sự (Miến Điện, Iraq trước đây, Lybia...), mức độ dân chủ thấp, quyền lực tập trung vào 1 người/nhóm người, thì đương nhiên mức độ tham nhũng rất cao.
Tham nhũng ở Nhà nước nào cũng có, nhưng chống tham nhũng thì mỗi nhà nước 1 khác. Điều đó tuỳ thuộc vào chính Nhà nước.
Trả lờiXóaThu nhập của quan chức là thông tin mật :
Trả lờiXóa"Điều 8 (mục 2) nói rằng thu nhập của các quan chức là thuộc loại thông tin mật và đồng thời nhà làm luật có quyền đưa nó vào lĩnh vực bí mật quốc gia" .
Mới chỉ một thông tin đã nói lên rất nhiều điều. Hơn nữa nó được ngụy biện : nhà làm luật CÓ QUYỀN đưa nó vào lĩnh vực bí mật quốc gia. Thêm một comment cưỡi ngựa xem hoa. Mới đi đâu về à, SM ?
@Shanmai: "Tham nhũng ở Nhà nước nào cũng có"
Trả lờiXóa=> Nói như vầy và quan niệm theo kiểu nói như thế thì rất là không ổn! ^_^
Nước nào cũng có - đúng 99%, nhưng phải đặt câu hỏi ít hay nhiều? Gần như không có hay "Gần như là có"- và phổ biến toàn bộ các cấp từ trung ương đến địa phương (như ở TQ, VN... :)).
Singapore chống tham nhũng rất dữ, nghĩa là vẫn có tham nhũng chứ? Vấn đề là nó sẽ rất ít, vì chính phủ minh bạch và chống triệt để, đó là cuộc chiến không có hồi kết thúc. Chỉ hướng đến mức tham nhũng = 0, chứ khó mà đạt được số 0 đó !!!
Ít hay nhiều, gần như không có hay gần như có rất nhiều liên quan đến Nhà nước - Nhà nước lại liên quan đến chế độ/người lãnh đạo/đảng lãnh đạo và mức độ dân chủ. Với hiện tượng thực tế như thế, có thể xác định được bản chất của NN, đảng lãnh đạo! ^_^
Giống như nói VIỆT NAM KHÔNG CÓ NHÂN QUYỀN, KHÔNG CÓ DÂN QUYỀN , điều này là SAI !!!
Hoặc nói là MỸ có Nhân quyền, dân quyền, điều này cũng SAI !!!
=> Phải xét đến mức độ, ít/nhiều, đạt được/chưa được, trong lĩnh vực nào ...v.v ^_^
=> Phải nói là Việt Nam chưa có đủ nhân quyền, dân quyền theo chuẩn thế giới. Phải nói là Mỹ có nhiều dân quyền, nhân quyền, nhưng vẫn chưa đủ và vẫn đang tiến đến mức cao hơn, liên tục thay đổi :)
chống tham nhũng thì mỗi nhà nước 1 khác. Điều đó tuỳ thuộc vào chính Nhà nước.( muốn chống hay không ) --- Ý chính của SM nằm ở đoạn này, ko nằm ở đoạn đầu.
Trả lờiXóaChà, vấn đề không phải là MUỐN hay KHÔNG MUỐN. Vì pháp luật đưa ra không phải là SỞ THÍCH, thích thì làm, không thì thôi.
Trả lờiXóaNếu VN đã có pháp luật, tức là muốn chống. Nếu không muốn thì không cần làm ra pháp luật. Trong lãnh đạo, bộ máy NN, tất nhiên có người muốn chống,người không (ngu sao chống? Chống lấy gì ăn? :)
Muốn = thi hành pháp luật triệt để. Không muốn là giơ cao đánh khẽ, thậm chí không đánh. Chóp bu không muốn thì cỡ như TNT hay SM cũng không làm thay được.
Trả lờiXóaTội gì mà không GIƠ CAO ĐÁNH KHẼ ở VN? "Giơ cao" để dân sợ pháp luật, nghĩ là pháp luật, NN công tâm, phải tuân thủ luật pháp, và đỡ 'lộ liễu, trắng trợn' gây rối loạn XH...v.v "Đánh khẽ" là để dung túng cho đồng bọn, cùng hội, cùng thuyền...Nó cũng chỉ 1 phần là chóp bu, vì chóp bu cũng là từ từ leo lên vị trí đó, vấn đề là CƠ CHẾ và BỘ MÁY NN từ trước đến giờ nó là như thế, 1 người chỉ là 1 cái bánh răng, dù to dù nhỏ cũng khó quay được lại được !!!
Trả lờiXóaCƠ CHẾ phải đảm bảo TAM QUYỀN PHÂN LẬP và DÂN CHỦ tối đa, thì mới đẩy nạn tham nhũng xuống mức thấp nhất, XH phát triển và ổn định trên tinh thần tôn trọng pháp luật. ^_^
- Pháp luật là Tư Pháp (Tòa án, viện kiểm sát, quan tòa...v.v)
- Nhà nước, CP là Hành Pháp (CA, Bộ máy hành chánh điều hành quốc gia, Thủ tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng)
- Quốc hội là Lập Pháp (Đại biểu dân, chủ tịch QH...v.v).
3 phần này phải tách rời hẳn ra, kô chịu sự can thiệp của phía bên kia, thì mới giám sát lẫn nhau tốt, và không sợ đụng chạm khi phanh phui sai trái của phía kia, thì mới đảm bảo chống tham nhũng và XH phát triển.
Ở VN thì ĐCS nằm trên hết, đẻ ra 3 cái thứ kia, thực chất là công cụ của mình. Thực ra là 1 cha toàn quyền kiểm soát, can thiệp hết! Tất cả điều chị sự quản lý, kiểm soát của đảng, thử hỏi làm sao minh bạch? Đánh mạnh vào tham nhũng khi toàn là quen biết, bạn bè, quyền lợi giống như nhau cả? Về bổng lộc, cân nhắc, thăng chức....v.v ? Cứ việc phạm tội tham nhũng, lạm quyền chứ, chẳng việc gì phải sợ , vì là 'ta xử ta', 'vừa đá bóng, vừa thổi còi'...Với cơ chế này, 1000 năm sau VN vẫn cứ là nước tham nhũng hàng đầu thế giới thôi! ^_^
Dân thì lại càng không can thiệp vào được, vì báo chí cũng do đảng kiểm soát luôn, dân thấp cổ bé miệng làm gì được ai? :)
Ở VN thì:
Trả lờiXóa- Bộ trưởng bộ Tư pháp (nhánh Tư Pháp) => Ủy viên BCT, do BCT của đcs đưa vào chức vụ này.
- Thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng (nhánh Hành pháp, quản lý bộ máy hành chánh, các địa phương , CA...) => Ủy viên BCT, do đcs đưa vào chức vụ này.
- Chủ tịch QH (nhánh Lập pháp, bao gồm các đại biểu nhân dân cũng do Mặt trận tổ quốc đưa vào danh sách để dân bầu) => Ủy viên BCT, cũng do đcs đưa vào.
- Chủ 'tịt' nước => Ủy viên BCT, cũng do đcs đưa vào.
Quân đội,Bộ quốc phòng cũng đảng trực tiếp lãnh đạo, nắm quyền luôn.
Thế thì...chả còn gì phải nói. Cơ chế nó thế, chả sợ ai đâu, vì đều là quen biết, chung 1 cha cả :)) hêhê
Ngu gì sát hại lẫn nhau, dân thì kệ dân, nước thì kệ nước chứ, bè phái và quyền lợi cá nhân trên hết !!!
Vấn đề không phải là ở 1 đảng hay nhiều đảng. Sinh chỉ có 1 đảng mà chống tham nhũng ra gì. Khi chóp bu MUỐN thì sẽ có đủ thứ để làm, kể cả tổ chức, cơ chế...
Trả lờiXóaRất nhiều người hiểu lầm tình trạng 1 đảng của Singapore và so sánh VN với Sing, do không hiểu rõ ngọn ngành nên rất khập khiễng!!! ^_^
Trả lờiXóaSingapore đúng là có 1 đảng - liên tục cầm quyền. Nhưng hiến pháp cho phép nhiều đảng, có thể thành lập đảng đối lập hợp pháp. Dân chủ mở rộng để dân bình bầu.
Tuy nhiên,do điều kiện của Sin là đất đai khá nhỏ, điều kiện chính trị từ xưa đến nay 1 đảng đó khá mạnh, người lãnh đạo giỏi vượt bậc, các đảng khác không thể cạnh tranh lại, nên tự rút lui. Và thực tế là đảng này đang điều hành Singapore tốt, chống tham nhũng rất tốt, đất nước phát triển mọi mặt, người dân ủng hộ hoàn tàn. Chẳng có gì phải bàn. Nếu ngày nào đó, Singapore đi lùi, tự khắc có đảng khác sinh ra để cạnh tranh, giành quyền điều hành đất nước, có đối trọng ngay lập tức !!!
Ở một đất nước như Singapore với cơ chế 1 đảng, cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì ở đây người dân thực sự làm chủ đất nước. Chính họ bầu lên đảng lãnh đạo hiện tại. Người Sing vẫn có thể lập đảng phái đối lập nếu ai đó có nhu cầu. Nhưng họ không làm vì đảng hiện tại đang làm rất tốt, thực hiện đúng ước vọng trưng cầu dân ý. ^_^
Việt Nam thì HIẾN PHÁP không cho phép đảng đối lập. Chỉ công nhận 1 đảng duy nhất là đcs. Singapore không giống như vậy! ^_^
Shanmai thử tìm hiểu xem. Rất rất nhiều người nghĩ giống như Shaiman :)) Và đôi khi mấy tay day chính trị của VN cũng đem ra so, rất buồn cười, nếu hiểu rõ! :)
Shanmai: "Khi chóp bu MUỐN thì sẽ có đủ thứ để làm, kể cả tổ chức, cơ chế..". => Vấn đề quốc gia hiện đại, không phải như thời phong kiến, để có thể giao toàn bộ quyền (đại diện dân lãnh đạo) cho 1 chóp bu (vua) để họ MUỐN hay KHÔNG MUỐN, rồi phát triển dựa trên cái đó được. Ai lên lãnh đạo phải tốt nhất, vì đất nước, không muốn thì...VUI LÒNG ĐI XUỐNG !!! Phải có đối trọng đủ quyền lực cân bằng để ép buộc người đó/đảng đó phải đi/thay đổi, do đó cần 2 đảng ngang quyền lực nhau để dân lựa chọn. Đó là cách tốt nhất.
^_^ Vui lòng đọc sâu về Singapore, chỉ nghe mấy ông thầy chính trị vd về việc 1 đảng, đa nguyên đa đảng, lấy Singapore làm vi dụ thì cực kỳ hề. Đảng cs VN không hề, không giống tí gì với Đảng cầm quyền của Singapre. HIẾN PHÁP thì lại càng KHÔNG GIỐNG CÁI GÌ CẢ !!! ^_^ Singapore có một bản HIỀN PHÁP ĐA ĐẢNG, dân có thể thành lập khi cần :P
Trả lờiXóaHỏi ông Lý Quang Diệu xem ông ấy có MUỐN chống tham nhũng không ? Nếu không MUỐN, chỉ là Gượng ép làm sao có kết quả được. MUỐN là ý chí chủ quan, chống tham nhũng là yêu cầu khách quan. Hai cái này phải "vào nhau" mới thành công.
Trả lờiXóaÔng Lý Quang Diệu KHÔNG MUỐN CHỐNG THAM NHŨNG, thì ổng phải ĐI XUỐNG !!!
Trả lờiXóaÔng Lý Quang Diệu MUỐN CHỐNG THAM NHŨNG, nhưng KHÔNG CÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ, dẫn đến thực tế Singapore tham nhũng đầy. Thì ổng cũng phải ĐI XUỐNG !!!
Người dân sẽ BẦU NGƯỜI LÃNH ĐẠO KHÁC, hoặc ĐẢNG KHÁC sẽ thay thế, có người giỏi hơn để lãnh đạo Singapore :))
Thế mới là con đường, mô hình phát triển phù hợp với qui luật XH. ^_^
Ha ha, có vẻ như SM với Tuyen976 "ông nói gà, bà nói vịt" đi vào vấn đề từ 2 hướng khác nhau nên không vào mạch lắm. Tạm dừng ở đây nhé.
Trả lờiXóaMình là DÂN, nghĩ đơn giản: KHÔNG LÀM ĐƯỢC, THÌ ĐI XUỐNG :))
Trả lờiXóaĐã làm lãnh đạo quốc gia, mọi cái đều phải là vì quốc gia, vì sự phát triển, đó là TRÁCH NHIỆM, chẳng liên quan gì đến MUỐN hay KHÔNG MUỐN. Không muốn thì đừng làm :)) Hoặc như VN, làm để CHẤM MÚT, THAM NHŨNG, vì lợi ích riêng thì vui lòng đi xuống :)
Họ không vui lòng đi xuống mô, chỉ đi lên hoặc hạ cánh an toàn mau..
Trả lờiXóa"Mày là dân, vui lòng đi xuống hoặc quỳ gối. Tao là quan, chỉ có đi lên (trời cao) và hạ cánh (xuống đất) bằng dù" ^_^
Trả lờiXóaThô lỗ quá chừng. Dạo nì cứ lắng nghe quan chức phát biểu miết, tự nhiên sinh ra thô lỗi ... ^_^ Sorry.
Trả lờiXóaNói chuyện tham quan đi...Lào..!
Trả lờiXóa