THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Mỹ tăng cường thế bao vây Trung Quốc
và biện pháp ứng phó của Bắc Kinh
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Sáu, ngày 24-7-2009
Thời gian gần đây, trước sự điều chỉnh chiến lược quân sự của Mỹ và tình hình diễn biến phức tạp ở Triều Tiên, Afghanistan, Pakistan, Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], có nhiều dư luận cho rằng Mỹ đang tăng cường thế bao vây đối với Trung Quốc. Phản ánh xung quanh vấn đề này, bài viết đăng trên Mạng Tin tức Quốc phòng của Trung Quốc mới đây bình luận:
1. Lý do đòi hỏi Mỹ phải có điều chỉnh chiến lược
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có vị trí ngày càng quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc đang đe doạ đến vị trí chiến lược của Mỹ ở khu vực này. Tình hình bán đảo Triều Tiên đang rất căng thẳng trước thái độ cứng rắn của các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, đặc biệt là sau khi nước này thử hạt nhân và liên tiếp phóng tên lửa. Tình hình Biển Nam Trung Hoa đang có diễn biến rất phức tạp, tranh chấp giữa các nước xung quanh ngày càng trở nên quyết liệt, nhất là từ sau ngày 13/5/2009, thời hạn các nước đệ trình dự án thềm lục địa ngoài 200 hải lý lên Liên hiệp quốc.
Từ đầu năm 2008 đến nay, Taliban quay trở lại, phát động tấn công quy mô lớn ở khu vực miền Nam Afghanistan, trên thực tế nó đã khống chế rất nhiều khu vực, đã hình thành thế bao vây đối với thủ đô Cabun. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng là ảnh hưởng của Taliban nhanh chóng phục hồi và ngày càng lớn mạnh đối với các khu vực của Afghanistan, phạm vi hoạt động đã vượt qua biên giới kép dài đến nội địa Pakistan. Thế lực của Taliban ở Pakistan cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ, Taliban ở Pakistan và Afghanistan đã bắt tay nhau, dẫn đến tình hình an ninh ở khu vực này ngày càng căng thẳng. Ngoài ra, Taliban ở Pakistan không những liên tiếp vượt biên giới tập kích quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan mà còn tăng cường tập kích tuyến cung cấp hậu cần cho quân đội Mỹ và NATO. Sự trỗi dậy của Taliban ở hai nước này cũng tạo môi trường thuận lợi cho Al-Qaeda.
Trong tình hình mạng lưới Al-Qaeda ở Iraq bị tấn công nghiêm trọng, các t chức Al-Qaeda ở một số khu vực khác ngoài Iraq và Trung Đông cũng bắt đầu mở rộng hoạt động và cũng đã có một bộ phận đến Afghanistan. Theo số liệu thống kê, năm 2008, thương vong của quân đội Mỹ đóng tại Afghanistan đã tăng lên 35%. Là biểu tượng cho thành quả chống khủng b của Mỹ, Washington không cho phép Afghanistan sụp đổ. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Michael Mullen đặc biệt nhấn mạnh “thành công của Taliban trực tiếp đe doạ an ninh và lợi ích của Mỹ”. Giành thắng lợi trong cuộc chiến Afghanistan vẫn là nhiệm vụ quan trọng cơ bản của Mỹ.
Trước tình hình như vậy, đòi hỏi Mỹ phải có điều chỉnh chiến lược quân sự nhằm bố trí lại lực lượng để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình.
2. Điều chỉnh chiến lược của Mỹ đã hình thành vòng vây quân sự xung quanh Trung Quốc
Cùng với việc điều chỉnh chiến lược quân sự, quân đội Mỹ mượn danh nghĩa chống khủng bố để không ngừng gia tăng ảnh hưởng quân sự đối với các nước xung quanh Trung Quốc. Giới truyền thông cho rằng hành động này của quân đội Mỹ là nhằm tiến hành khống chế chiến lược mới đối với Trung Quốc.
Mặc dù tình hình Đài Loan có xu hướng hoà hoãn, ổn định và đã làm giảm áp lực can thiệp quân sự của Mỹ đối với quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, nhưng trước tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, với danh nghĩa là giữ lời hứa bảo vệ đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ đã tăng cường lực lượng và trang bị phương tiện ở hai nước này để đối phó với Bắc Triều Tiên. Đây cũng chính là cơ hội để Mỹ mở rộng phạm vi ảnh hưởng vào sâu trong trung tâm chiến lược của Trung Quốc ở khu vực Viễn Đông, tức là chuyển từ “phong tỏa chuỗi đảo” đối với Trung Quốc ở khu vực Viên Đông sang “áp chế chiến lược” phạm vi ngày càng lớn đối với Trung Quốc.
Để đối phó với tình hình diễn biến hết sức phức tạp ở Afghanistan, chính quyền Obama đã nhanh chóng đưa ra quyết định rút quân có trật tự tại Iraq và tăng thêm 17.000 quân đến Afghanistan để dần dịch chuyển trọng tâm chiến lược và mặt trận chống khủng bố quốc tế do Mỹ lãnh đạo từ Trung Đông, Tây Á đến Afghanistan và Pakistan. Mục đích chủ yếu của chiến lược mới này là tăng thêm lực lượng ở Afghanistan, ủng hộ và tăng cường tác dụng tấn công quân sự của Pakistan, gia tăng viện trợ phi quân sự và động viên lực lượng quốc tế tham gia đối với Pakistan và Afghanistan, đồng thời tăng cường sự hợp tác với hai nước này.
Có bình luận phân tích kế hoạch chống khủng bố ở Afghanistan và Pakistan của chính quyền Obama không phải là mục đích duy nhất của chiến lược dịch chuyển về phía Đông của Mỹ, mà còn có lợi ích chiến lược địa duyên. Là một siêu cường, việc kiểm soát được Afghanistan là mong muốn của Mỹ nhiều năm nay. Trên cơ sở chiếm lĩnh Afghanistan, để tiến vào Pakistan, từ đó tăng cường sự tồn tại của quân đội Mỹ ở vành đai quan trọng Á-Âu, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, mượn sự điều chỉnh này để khống chế Trung Quốc. Đây là một trong những mục tiêu phức tạp và lâu dài của Mỹ.
Đông Nam Á là khu vực vô cùng quan trọng trong chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, mặc dù Mỹ tuyên bố không trực tiếp can dự vào tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa, nhưng Mỹ sẽ không bỏ qua quyền lợi của mình ở khu vực biển Nam Trung Hoa. Xuất phát từ mục tiêu chiến lược của mình, Mỹ đã tăng cường đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước ASEAN nhằm duy trì sự có mặt của quân đội Mỹ ở Đông Nam Á. Trong những năm gần đây, diễn tập quân sự của quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không ngừng gia tăng, điều này đánh dấu Mỹ bắt đầu mượn diễn tập quân sự liên tục để từng bước hoàn thiện bố trí chiến lược ở khu vực này. Mỹ cũng đã tiến hành diễn tập quân sự liên hợp với một số nước tại biển Nam Trung Hoa. Ngày 18/6/2009, Mỹ đã tiến hành cuộc diễn tập “CARAT-2009″ với các nước Philippines, Singapore, Bruney, Thái Lan, thời gian dài ba tháng với quy mô chưa từng thấy trong diễn tập hàng năm. Các học giả cho rằng hải quân Mỹ đã cử 4 tàu chiến đến cùng với hải quân 6 nước Đông Nam Á diễn tập liên hợp quân sự là điều chưa từng có trong lịch sử nhằm mục đích thông qua diễn tập tăng cường khả năng tác chiến liên hợp với các nước đồng minh, duy trì quân đội Mỹ ở tiền duyên khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đe doạ đối thủ chiến lược tiềm tàng.
Xuất phát từ mục đích chính trị của các bên, hợp tác quân sự giữa Mỹ và Việt Nam gần đây ngày càng xích lại gần nhau. Theo tin mới nhất mà quân đội Mỹ tiết lộ, mùa Thu năm nay, không quân Mỹ sẽ đến Việt Nam triển khai diễn tập tìm kiếm cứu nạn. Đây là lần đầu tiên không quân Mỹ đến Việt Nam kẻ từ sau khi chiến tranh kết thúc, cũng là lần đầu tiên hành động loại này được thực hiện trong nội địa Việt Nam. Theo nguồn tin trên mạng của chính phủ Mỹ, gần đây Mỹ và Việt Nam đã tiến hành “đối thoại chính trị và quốc phòng an ninh” lần thứ hai tại Washington. Sau hội đàm, hai bên đã ra “tuyên bố chung” nhấn mạnh “sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, thúc đẩy hoà bình, ổn định và an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương”, vấn đề “làm thế nào để tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội hai nước” cũng được đưa vào trong nghị trình. Đây là điều không thể coi thường.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, hiện nay Mỹ đang có nhu cầu thuê lại quân cảng Cam Ranh, nếu trở thành hiện thực, Mỹ sẽ có 3 căn cứ xung quanh biên Nam Trung Hoa, cộng với căn cứ Guam và căn cứ hải quân ở Singapore, hình thành thế bao vây tam giác ở biển Nam Trung Hoa. Mỹ cũng sẽ sớm xây dựng 2 “chuỗi đảo” chiến lược ở Thái Bình Dương, nếu như Mỹ thuê được căn cứ hải quân Cam Ranh của Việt Nam, sẽ góp chặt yết hầu ở biển Nam Trung Hoa. Sức khống chế và khả năng điều động binh lực của căn cứ Cam Ranh đều cao hơn tất cả mọi căn cứ hải quân của Trung Quốc đối với bất cứ một đảo bãi nào ở biển Nam Trung Hoa.
Phía Tây Bắc Trung Quốc, NATO cũng đã có mặt. Trong tháng 5/2009, NATO đã tiến hành diễn tập quân sự tại Grudia. Các nhà bình luận quân sự quốc tế cho rằng mặc dù các cuộc diễn tập quân sự này là của NATO, nhưng các nước chủ yếu của NATO như Đức, Pháp, Italia không tham gia. Ngược lại, các nước tham gia diễn tập, đại bộ phận là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây như Grudia, Ukraina, còn có một bộ phận là của các nước khối Warsava trước đây như Hungari, Séc. NATO mở rộng về phía Đông, không những mở đến cửa ngõ nước Nga, mà còn mở rộng đến cửa ngõ Trung Quốc. Ngoài ra, ở Đông Nam Á còn có “bóng dáng của NATO”, đó là đồng mình quân sự Mỹ-Nhật-Hàn, hiện nay còn có thêm Austraylia, Ấn Độ.
Như vậy, điều chỉnh chiến lược của Mỹ đã hình thành thế bao vây đối với Trung Quốc, vòng vây “hình mặt trăng mới” mà Mỹ xây dựng hình như không giảm, mà ngày càng thắt chặt, hiện chỉ còn thiếu mỗi khu vực phía Bắc của Trung Quốc.
3. Trung Quốc ứng phó với điều chỉnh chiến lược của Mỹ
Giới học giả Trung Quốc cho rằng bất kể ý đồ chiến lược của Mỹ như thế nào, nhưng cuối cùng khu vực điểm nóng nhạy cảm toàn cầu hiện đã xuất hiện hòa hoãn xung đột quân sự và cân bằng chiến lược tạm thời. Trung Quốc nên dựa theo thời thế, nắm chắc cơ hội để thực hiện mục tiêu chiến lược trỗi dậy hòa bình, tranh thủ điều chỉnh bố trí chiến lược của Mỹ, tích cực tiến hành ứng phó chiến lược toàn diện, xây dựng nước giàu quân mạnh. Chủ yếu chú ý tới một số mặt chiến lược sau:
- Lợi dụng thái độ của Mỹ yêu cầu Trung Quốc cứu trợ kinh tế, lấy chiến lược “thực lực kinh tế khôn khéo” để ứng phó với “thực lực ngoại giao khôn khéo” của Mỹ, lấy Hội nghị thượng đỉnh G20 và chấn chỉnh lại IMF làm đột phá khẩu, tranh thủ mở rộng quyền được tuyên bố của Trung Quốc trong các vấn đề kinh tế quốc tế, nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ ở Đông Nam Á, dẫn đến có sức ảnh hưởng quốc tế, đẩy nhanh tiến trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Lấy thực lực kinh tế mạnh mẽ để xây dựng và củng cố hệ thống quốc phòng, an ninh ổn định vững chắc.
- Đẩy nhanh tiến trình phát triển hòa bình và thống nhất Đại Trung Hoa đối với hai bờ eo biển Đài Loan. Tăng cường toàn diện hiệp thương, lôi kéo và hợp tác giữa Hiệp hội quan hệ hai bờ và Quỹ giao lưu hai bờ, hợp tác và hội nhập quốc tế, từng bước thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau, hiệp thương và hợp tác chính trị, quân sự giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Chú trọng tới trỗi dậy hòa bình của Đại Trung Hoa, liên hợp xây dựng hệ thống phòng ngự quân sự ở biển Hoa Đông và Viễn Đông lớn mạnh, để làm suy yếu khả năng đe doạ và quẫy nhiễm quân sự của Mỹ-Nhật ở khu vực Viên Đông.
- Tăng cường và làm sâu sắc hơn hợp tác chống khủng bố của Trung Quốc, Nga, Tổ chức hợp tác Thượng Hải tại Afghanistan. Ngăn chặn tác động và ảnh hưởng quân sự của Mỹ ở khu vực, hỗ trợ cho việc hình thành thế cân bằng chiến lược mới và tăng cường ngăn chặn sự quấy phá và mở rộng của thế lực “Đông Thổ” để có lợi cho hòa bình và ổn định ở khu vực này. Đồng thời phải đẩy nhanh việc xây dựng đường ống dẫn dầu chiến lược từ Myanma đến Vân Nam.
- Sớm tăng cường xây dựng chiến lược hiện đại hóa lực lượng quân sự và hệ thống phòng ngự quân sự lớn mạnh trên biển để tăng cường quyền khống chế trên biển. Phải phát huy sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước ASEAN, đưa các nước có liên quan trở lại khuôn khổ nguyên tắc “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông”, để ràng buộc hành vi của các nước này. Đồng thời phải tập trung phát triển lực lượng phòng vệ quân sự biển xa hùng mạnh, nhanh chóng thu hồi lãnh thổ bị chiếm đóng và bảo vệ vững chắc an ninh quốc phòng trên vùng biển rộng lớn của Trung Quốc.
Kichbu theo anhbasam.wordpress.com
Tàu có nhiều nét giống Đức quốc xã ngày xưa nhỉ?
Trả lờiXóaNếu cho Mỹ mượn Cam Ranh thì sẽ có nhiều vấn đề rất phức tạp với lão láng giềng ăn tạp này! Haizzz
Trả lờiXóa"Đồng thời phải tập trung phát triển lực lượng phòng vệ quân sự biển xa hùng mạnh, nhanh chóng thu hồi lãnh thổ bị chiếm đóng và bảo vệ vững chắc an ninh quốc phòng trên vùng biển rộng lớn của Trung Quốc".- Cái này đáng lo ngại với VN đây.
Trả lờiXóaVN cũng đã chủ động "phòng thủ tích cực" rùi.
Trả lờiXóa