Fidel Kastro. Photo lưu trữ ©AFP
Cuba: Đừng hy vọng cuộc cách mạng cam
Kichbu dịch theo: http://www.ria.ru/author/romanov/about_author.html
Tại Hội nghị Online của RIA Novosti, Phó giám đốc về công tác khoa học thuộc Viện Châu Mỹ Latin, ông Vadim Teperman tuyên bố, đừng hy vọng vào cuộc cách mạng “cam” ở Cuba. “Cách mạng cam” - đối với Cuba là cần phải có sự bất đồng rộng rãi trong quảng đại quần chúng. Tại Cuba, tất nhiên, cũng có những người bất đồng với chế độ,…nhưng đó chỉ là tiểu số, bởi những người bất đồng chính kiến đã rời bỏ Cuba đi Maiami từ những năm 1960s, - Teperman nói.
Ông bổ sung thêm, rằng để tổ chức cách mạng cũng cần phải có “sức mạnh của phe đối lập”, còn tại Cuba – “đó chỉ là các nhúm tổ chức nhỏ, không có khả năng lôi kéo quần chúng ra đường phố”.
Ngoài điều đó ra, theo lời chuyên gia, tại Cuba không có “lý do để bùng nổ”. “Ở nhiều nước, những cái cớ như vậy thường là sự cướp bóc đất nước của những người thân cận với chính quyền, nhưng ở Cuba sẽ không nhận thấy hiện tượng như vậy. Ở đó có những quan hệ bà con thân thích, khác với các nước Xô Viết, không phải là yếu tố quyết định trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế”.
Còn như một cán bộ khoa học của Trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế Đại học tổng hợp Havana, bà Olga Gridchina nhận xét rằng trong đợi ở Cuba một cuộc cách mạng cam tiếp theo sẽ là một sai lầm bởi vì rằng xã hội Cuba là xã hội đoàn kết nhất trí và đang xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, bình đẳng và công bằng, với trình độ bảo vệ dân chúng cao”.
Bình luận viên chính trị RIA Novosti, Petr Romanov, đến lượt mình, ông nhận xét rằng “phân tích này nói chung hợp lý đối với tình hình Cuba hiện nay”, nhưng vẫn chưa hoàn toàn trả lời được câu hỏi, liệu có khả năng xảy ra bước ngoặt cam sau khi Fidel qua đời. “Tôi không nghi ngờ rằng khi Fidel vẫn còn sống, thì không có một và thậm chí kỹ thuật cao siêu nào từ các cuộc cách mạng cam, có thể có hiệu quả đối với Cuba”.
Dẫu sao, sau khi Fidel qua đời – mà những ví dụ tương tự như thế trong lịch sử Cuba không thiếu - sẽ trải qua những thời kỳ hoàn toàn khác, tôi thậm chí không nói rằng thời kỳ sau Fidel sẽ là thời kỳ của chân lý xét về ý nghĩa của sự phân tích thực tế tính đoàn kết thống nhất một khối hay là không đoàn kết thống nhất của xã hội”, - ông nói.
Theo ý kiến của Romanov, “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ đánh Cuba thời hậu Fidel đơn giản chỉ bằng các trận tấn công của những cơn bão thông tin”, và một Cuba thời hậu Fidel có khả nămg chống đỡ những trận tấn công này như thế nào – là một câu hỏi còn bỏ ngỏ”.
.
Cuba trong những thay đổi lớn
Petr Romanov – Bình luận viên chính trị RIA Novosti
.
Students hold up a photograph of Cuban leader Fidel Castro as they sing in honor to late Argentine-born sevolutionary hero Ernesto "Che" Guevara, Wednesday,Oct.8,2008, although he was killed on Oct.9,1967 in the town of La Higuera,Bolivia. (AP Photo/Javier Galeano)
Hai tuần ở Havana đã khẳng định một điều rõ ràng: sau khi Fidel qua đời, mà ngày đó đang gần đến, sẽ có những biến đổi nghiêm trọng chờ đợi Hòn đảo Tự do.
Vả lại, chính bản thân những người Cuba cũng hiểu sâu sắc vấn đề này. Đồng thời, câu khẩu hiệu chính thống về đoàn kết một lòng của xã hội Cuba, rõ ràng, chỉ là sự hoang tưởng. Những người dân đảo nghĩ về những biến cố này theo những cách khác nhau. Những người thứ nhất - với hy vọng và đồng thời là những lo lắng liệu họ sẽ thích nghi với những hiện thực mới như thế nào một cách tốt nhất. Những người khác - chuẩn bị phản kháng mạnh hơn với tương lai để bảo vệ những vị trí trước đây của mình. Những người thứ ba, trong khi cố gắng thể hiện sự mềm dẽo, tìm cách, một mặt, đảm bảo sự bảo vệ những thành tựu của thời đại Fidel ở trong nước (còn họ tồn tại để kẻ thù không nhận thấy được), mặt khác, có thể cho phép đất nước tiến đến một nền dân chủ thật sự và một nền kinh tế hiệu quả có định hướng về mặt xã hội.
Chỉ có một số người Cuba nói chuyện với tôi, trong khi đánh giá uy tín của Fidel một cách xác đáng, đã bày tỏ niềm tin vững chắc rằng sự qua đời của người lãnh tụ có tầm quan trọng to lớn sẽ không có ý nghĩa là bước ngoặt trong số phận của đất nước. Chúng tôi chăm chú nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam, - một trong số họ nhận xét, - nơi mà sau khi Hồ Chí Minh qua đời, đảng đã biết bảo vệ hoàn toàn các quan điểm của mình.
Tôi không tin rằng sự tham chiếu này đúng, còn ước mơ thì đang được thực hiện: chỉ có tinh thần là Cuba và Việt Nam như nhau. Còn vị trí địa chính trị của Cuba và Việt Nam dù sao cũng khác nhau, nhưng bỏ qua những ý kiến tương tự, tôi không thể - nếu tồn tại trong một phần của giới tinh hoa chính trị Cuba, cả những ý kiến như thế.
Trước khi đưa ra một dự báo chính trị, cần phải, có lẽ, xác định được từ góc độ tính toán, tức là, cần phải tìm hiểu xem Fidel có thể và không có thể đã đưa lại những gì cho những người Cuba.
Tôi nhắc lại rằng chiến thắng của những người có râu – barbudos trong năm 1959 là chiến thắng của một trong ba trào lưu truyền thống lịch sử chính trị đối với Cuba, mà chính là chiến thắng của giáo đồ kiên định Hose Marti, xem ông như là người thầy của mình, của nhà tư tưởng và nhà thơ Cuba, của người chiến sỹ đấu tranh chống đế quốc vì chủ quyền của Cuba. Hai trào lưu còn lại là trào lưu của những nhà trung lập ôn hoà mong muốn dành được nhiều độc lập hơn cho Cuba từ Mỹ, và của những người theo chủ nghĩa xâm lược muốn sáp nhập Cuba vào nền dân chủ vĩ đại của Mỹ. Những người này đã có lúc thất bại nhưng vẫn sống và tồn tại cho đến bây giờ.
Không thể loại trừ khả năng hai trào lưu này lại không lấy lại được ưu thế mới. Theo một số thông tin, hiện nay tại Cuba có gần 500 tổ chức đối lập đang hoạt động bí mật. Nhưng các tổ chức này nhỏ nhoi, manh mún và cho đến bây giờ chúng không có những ảnh hưởng quan trọng nào đối với những gì đang xảy ra trong đất nước. Và, nói thêm, chính các tổ chức này cũng thừa nhận: trong các chuyến đi tại Cuba tôi đã may mắn được tiếp xúc với một số đại diện của các tổ chức đối lập. Nhưng đó là tình hình hiện nay. Còn ngày mai tôi không có ý định đánh giá thấp yếu tố phe đối lập bên trong của Cuba.
Trong số những thành tựu quan trọng nhất của Kastro – đó là chủ quyền của Cuba, tức là mục đích chính mà người thầy tư tưởng của Fidel – Hose Marti đặt ra trước toàn xã hội Cuba. Trong những điều kiện khốc liệt nhất của sự đối đầu thường xuyên với Mỹ, Cuba, không còn nghi ngờ gì nữa, đã giành được độc lập đích thực. Đồng thời cũng cần nhấn mạnh rằng chủ quyền của Cuba cũng đã trải qua những thử thách không chỉ bởi chính sách thù địch của người láng giềng phía Bắc mà còn kể cả tình hữu nghị với Liên Xô. Cái mặt nạ chủ nghĩa xã hội mà Cuba khoác vào chỉ để thể hiện sự hàm ơn đối với sự giúp đỡ của Liên Xô, tức là những tư tưởng của marksism-leninism trên thực tế chưa bao giờ có những ảnh hưởng sâu sắc đến chính bản thân Fidel và các cộng sự thân cận của ông. Còn về chính trị, Cuba luôn luôn độc lập với Moscow.
Vấn đề rằng đây chỉ là cái mặt nạ, hôm nay, đặc biệt trở nên rõ ràng. Từ chủ nghĩa xã hội ngay trong cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Cuba, tờ Granma, rất ít khi gặp, còn các tầm chương trích cú của các nhà kinh điển marksism-leninism cũng càng hiếm hoi. Những bức chân dung của Lenin và Marks suốt hai tuần nay tôi không nhìn thấy một bức nào. Mà tôi cũng không đặt ra cho mình nhiệm vụ đặc biệt phải tìm chúng. Nhưng bù lại, khắp nơi là các tượng đài Hose Marti. Tượng đài kỷ niệm bà mẹ của giáo đồ được dựng lên từ thời Hội Tam điểm Vĩ đại của Cuba trước năm 1956, trước cách mạng, vẫn được giữ gìn tốt .
Những điều như đã nói về sự ảnh hưởng Xô Viết, cũng có thể nói về sự xuất hiện tại Cuba của Trung Quốc, mà các nhà lãnh đạo Cuba đang hướng đến sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Ở đây, theo tính toán, chỉ có thể nói được về kinh tế, chứ không thể nói về hệ tư tưởng. Tính lịch sự như đã nhấn mạnh của người Cuba trong quan hệ với Pekin từ đây không phải là sự tương đồng về hệ tư tưởng của họ.
Nói một cách khác, Hose Marti tại Cuba đã liên tiếp chiến thắng Marks, Lenin, Mao và đặng Tiểu Bình. Tôi tin rằng trong tương lai ông sẽ vượt qua ngay chính cả Fidel Kastro, bởi vì sau khi đạt được mục đích do giáo đồ đặt ra, cuộc cách mạng năm 1959 đã không thể thực hiện được một nhiệm vụ khác do Hose Marti đề ra: đó là mang lại cho Cuba một nền dân chủ đích thực.
Theo hướng này, ở những người kế tục sự nghiệp của Fidel có những lý do để tự hào, và cũng có những nguyên nhân để thất vọng. Về những thành tựu to lớn đã đạt được trong lĩnh vực giáo dục không thể tranh cãi được hay là trong lĩnh vực y tế, thì sự thất bại trong xây dựng xã hội dân chủ và tự do và một nền kinh tế có hiệu quả đảm bảo cho mỗi người dân bình thường của Cuba một cuộc sống xứng đáng, là hoàn toàn có thể thấy được rõ ràng. Sự hỗ trợ đa dạng về mặt xã hội đối với người dân Cuba từ phía chính phủ đã không thể đưa họ thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Về những vấn đề phức tạp trong kinh tế, người Cuba thường tìm cho mình sự biện minh bởi sự bao vây kinh tế của Mỹ. Và, một phần nào đó, họ, tất nhiên, đúng. Phải sống trong những điều kiện như vậy quả là vô cùng khó khăn, chứ chưa đề cập đến cuộc bao vây cực kỳ vô nhân đạo và phi lý. Đối với tất cả mọi người, hình như ai cũng hiểu, ngoại trừ Washington. Biểu quyết thông qua mới đây (Năm 2006-Kichbu lưu ý) kêu gọi tháo bỏ lệnh cấm vận, thêm một lần nữa khẳng định việc cô lập toàn diện của Mỹ trong vấn đề nay, 184 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ bãi bỏ lệnh cấm vận và chỉ có bốn nước bỏ phiếu chống: đó là Mỹ, Israel, một nước đơn giản là không thể bỏ phiếu khác đi vì sự phụ thuộc của hoàn toàn của nó vào Mỹ tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, và hai nước quần đảo chẳng có mấy ảnh hưởng như Seishel và Palay.
Những điều vừa nói trên đây tuy nhiên không xoá bỏ sự cần thiết phải có những cuộc cải cách mạnh mẽ nhất trong chính bản thân nền kinh tế Cuba. Quốc gia muốn thế này hay thế khác, nhưng để làm lành mạnh hoá nền kinh tế, ở nhà nước này không có con đường nào khác là phải mở đường cho những sáng kiến liên tục.
Giới lãnh đạo Cuba, dường như, mặc dù từng phần, đã hiểu rằng điều đã được thể hiện một cách độc đáo trong nền kinh tế Cuba, nơi mà hôm nay song tồn những vấn đề, thoạt nhìn, không thể cùng tồn tại với nhau được. Nền kinh tế Cuba hiện thời - đó là tính hiện đại được lắp vào ngôi nhà kinh tế khảo cổ một cách không thể hình dung nỗi. Các bạn tự mình phán xét lấy.
Một mặt, tồn tại, ví dụ, đó là một cách tiếp cận kinh tế đối ngoại duy ý chí về xác định việc chuyển đổi ngoại tệ. Không thể không nhớ lại cách đây không lâu sự xuất hiện của đồng peso hoán đổi mà mỗi người nước ngoài đến Cuba phải sử dụng nó trong giao dịch mua bán. (Tham khảo: khi đổi một đồng dollar ra thứ tiền giấy không được đảm bảo bằng một cái gì trong thực tế, người Cuba còn khấu đi của khách 20%). Những người đã từng sống dưới chủ nghĩa xã hội, hoàn toàn có thể hiểu được một cách tự nhiên cách làm này: đối với sự xâm lược của đế quốc – phong toả của Mỹ, người Cuba cũng đáp lại bằng reket cách mạng thẳng thừng.
Nhưng đó chỉ là một mặt của tấm huy chương. Mặt khác – nó được đúc rèn từ một thứ kim loại khác. Hiện tại, nền kinh tế Cuba đang xích lại gần với nền kinh tế thị trường hơn so với, có thể nói, nền kinh tế kiểu Xô Viết trước khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Nhiều công ty, xí nghiệp được cổ phần hoá và với sự tham gia của tư bản nước ngoài. Tôi dẫn ra đây một thí dụ - nhà máy Bukanera – nhà độc quyền sản xuất bia tại Cuba. 50% cổ phần nằm trong tay nhà nước và 50% liên doanh trong tay tư bản nước ngoài. Tổng giám đốc - người Bỉ, giám đốc tài chính - người Brazil, giám đốc thương mại - Italia, quản lý sản xuất - người Shec. Và cuối cùng chính người sản xuất bia - Đức. Và đó chính là một Cuba hiện đại.
Những liên doanh liên kết như vậy trên Hòn đảo Tự do hôm nay nhiều không kể xiết. Một Havana đang đổ ập vì những trận cuồng phong, một Havana già cỗi, còn cách đó không xa là một quận hiện đại của thành phố Miramar với những khách sạn 5 sao do một người nước ngoài quản lý. Kia là tổ hợp hiện đại của những toà nhà trung tâm thương mại.
Như vậy, vào lúc xế chiều của thời đại Fidel Kastro, Cuba đã tách rời khỏi những nguyên tắc xã hội chủ nghĩa trong kinh tế (trong dạng biến thể Xô Viết với bất kỳ trường hợp nào của chúng), còn về ý thức hệ, Cuba đang dần dần phiêu di/trôi nổi quay lại (hay là, ngược lại, tiến về phía trước) đến với những tư tưởng của Hose Marti và những truyền thống bolivi của cuộc đấu tranh vì độc lập của Châu Mỹ Latin.
Khó có thể nói nó có mục đích rõ ràng đến mức độ nào, dưới sức ép như thế nào của hoàn cảnh, nhưng Cuba hôm nay đang công nhiên đi theo hướng cùng với các nước trong khu vực, những nước không những trong dựa vào chủ nghĩa xã hội có định hướng nền kinh tế về mặt xã hội, mà còn định hướng vào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong chính nền tảng của nó. Chính các nước Brazil, Venezuela (cùng với lối nói mỹ miều của một Ugo Chaves), Bolovia, còn bây giờ là Nicaragua – sau chiến thắng ở đó của Daniel Ortega, đang lựa chọn cho mình con đường đi này.
Cuba hiện nay là như thế đấy.
Kichbu dịch theo RIA Novosti
(Ý kiến của tác giả không trùng với quan điểm của toà soạn).
Không biết nhiều về Cuba nhưng Kukem cảm thấy dù vẫn có những ấu trĩ, yếu kém của hệ thống XHCN về cơ bản Cuba không phải một nước độc tài hiếu chiến. Và Kukem vẫn dành một sự kính trọng nhất định cho Fidel, cũng như với Hồ Chí Minh của Việt Nam - những anh hùng giải phóng dân tộc, dù họ cũng có những sai lầm...
Trả lờiXóaCó một truyện tiếu lâm rất vui về Fidel như vầy:
Fidel Castro đang hùng hồn diễn thuyết tới giờ thứ tư trong bài phát biểu dài sáu tiếng của mình. Vừa diễn thuyết ông vừa đưa người chủ tọa một mẩu giấy ghi “thứ 8 từ bên trái, hàng 17 từ dưới lên”. Công an tiến vào và lẳng lặng áp tải người ngồi ở vị trí đó ra ngoài, trong khi bài phát biểu vẫn được tiếp tục. Sau buổi họp, người ta chúc mừng Fidel Castro đã phát hiện ra tên gián điệp.
“Làm sao đồng chí phát hiện được hắn?” người chủ tọa hỏi.
“Rất đơn giản,” Castro trả lời. “Lenin đã dạy chúng ta, kẻ thù của Chủ nghĩa Xã hội không bao giờ ngủ.”
VN cũng đang tìm mọi cách xuất khẩu bất đồng chính kiến ra khỏi biên giới. Đúng là "đồng bệnh độc tài" mà...
Trả lờiXóa