Thứ Tư, 1 tháng 7, 2009

Làm người khó hơn làm quan!!!

Kichbu: "Để trở thành Tổng thống hay Tổng bí thư, trước hết phải làm CON NGƯỜI với chữ cái viết Hoa!"
Quan trọng nhất, cha mẹ, người lớn phải làm gương. Cha mẹ, người lớn nói hay mà làm dở, nói tốt mà làm xấu… thì con cái, dù có được hưởng thụ nhờ cha, mẹ “làm quan” nhưng lớn lên, nó sẽ khó làm người cho ra con người.


Lâu nay công luận nhức nhối bởi các tệ lậu về đỏ đen nơi sòng bạc, thuốc lắc ở vũ trường, đua xe trên đường phố, đánh nhau tại quán nhậu, đâm nhau trong trường lớp…Các kết quả tra cứu của ngành công an khi truy xuất nguồn cội của các quý tử nói trên đều cho thấy, đa phần trong họ là những tay “anh chị” và là con em của nhiều gia đình khá giả.

“Văn hóa cậy thế”

Ảnh minh họa: gdc.vn

Giá trị và danh vọng của những gia đình đó “được” chính những người con này đem đánh đổi bằng sự đua đòi xả láng, bằng lối sinh hoạt trác táng, bằng việc ném tiền qua cửa sổ và nhiều khi ném cả mạng sống lên xa lộ, để mặc cho tử thần phán xét.

Trong khi các bậc song thân của họ say sưa với “văn hóa” làm giàu và “văn hóa” quyền lực, thì họ lại mê mẩn với thứ “văn hóa dựa hơi”, “văn hóa cậy thế” hòa quyện trong những thứ “văn hóa ăn chơi bạt mạng” để chứng tỏ đẳng cấp “ta đây” trước thiên hạ và bạn bè.

Họ xuất thân từ những gia đình có trình độ văn hóa, thậm chí trình độ cao. Đúng vậy, vì bố mẹ của họ là những vị chức sắc. Nhưng khi làm những điều đó, chính các quý tử ấy, những cậu ấm cô chiêu ấy đã gây tổn hại cho danh gia vọng tộc, cho văn hóa gia đình.

Điều trớ trêu, không phải vị song thân nào cũng “ngộ” ra điều đó cho tới khi con mình gây họa cho xã hội, cho chính gia đình, thậm chí đứng trước vành móng ngựa.

Cũng không phải các vị đó mù quáng mà không nhận ra. Vấn đề là có một khoảng cách giữa việc nhận ra và việc chú tâm giáo dục con cái sao cho đúng phép. Khoảng cách đó nói lên văn hóa dạy dỗ.

Nhiều người nhầm tưởng rằng hai thứ này- văn hóa gia đình và văn hóa dạy dỗ là một, đồng nhất. Nhưng thực tế không hẳn lúc nào cũng vậy. Thường là không có sự đồng nhất giữa chúng, đặc biệt với những gia đình có nhiều quyền lực, nhiều quyền thế, và cả… nhiều quyền lợi.

Làm người khó hơn làm quan!

Phép cơ bản nhất trong văn hóa dạy dỗ là luyện nhân tính, thay vì thả nổi để con cái chạy theo bản năng tầm thường. Càng dấn sâu vào bản năng hưởng thụ vung vít hay bản năng bạo lực tranh giành, con người càng được “tôi luyện” chất “con” nhiều hơn chất người, thú tính nhiều hơn nhân tính.

Văn hóa dạy dỗ con cái dựa trên những căn bản về tính nhân văn, về văn hóa làm người của mỗi con người. Ảnh minh họa: clip.vn

Văn hóa dạy dỗ con cái dựa trên những căn bản về tính nhân văn, về văn hóa làm người của mỗi con người. Trong đó, lấy văn hóa ứng xử làm cốt cách. Trong văn hóa ứng xử thì coi trọng giá trị nhân cách hơn giá trị đồng tiền và mọi thứ giá trị khác. Theo nghĩa đó thì làm người khó hơn làm quan.

Bởi ngày nay, có một số không ít vị quan chức tuy có chức sắc, chức trách to đấy, nhưng khái niệm “nhân cách làm người” lại hơi nhỏ, thậm chí không có. Vì người lao động chân chính họ không hề ăn cắp của công. Nhưng những vị đó lại mượn “cái ghế” (có khi cũng là đi mua) để làm điều xằng bậy, thậm chí làm hại lợi ích quốc gia.

Bài cùng chủ đề:
Chữ "lễ" hay chữ “đồng thuận"?
Từ dối trá đến “kinh doanh giáo dục”
Con chung... nên "vô trách nhiệm"?
Những sai lầm chủ yếu làm tha hóa giáo dục
Làm người khó lắm. Nhưng để dạy trẻ nên người, từ trong gia đình, điều tối kỵ là không được dùng bạo hành. Không hình thức bạo hành nào được chấp nhận, kể cả bạo hành hay ức hiếp về tinh thần mỗi khi con cái lầm lỗi. Biện pháp được sử dụng nhiều nhất là gần gũi thân thiện để cởi mở và lắng nghe, để thuyết phục trên cơ sở cùng nhau bàn bạc cách giải tỏa những bế tắc của con cái (nếu có).

Ngay cả biện pháp thuyết phục thì tránh giảng giải một chiều, mà cốt để nghe con cái bày tỏ, đối thoại, trên nền tảng đó mà phân tích điều hơn lẽ thiệt. Mặt khác, để có sức thuyết phục, không gì bằng tấm gương chính diện của mẹ cha, của người lớn.

Kèm theo thuyết phục là sự khích lệ động viên được coi trọng hơn biện pháp khiển trách kỷ luật. Lấy cái tốt của con làm điểm tựa để chế ngự và đẩy lùi cái xấu của nó.

Có người hỏi, khi con mắc lỗi có nên dùng biện pháp chế tài và cấm vận ? Bác sĩ Benjamin Spock (chuyên gia hàng đầu của nước Mỹ về tư vấn giáo dục gia đình và văn hóa dạy dỗ) có nói, đại ý : Đó chỉ là giải pháp tình thế, không nên lạm dụng. Khi nó lầm lỗi, có thể cắt chi viện hoặc cấm giao lưu, nhưng hãy mở cho nó một lối thoát. Đó là lối thoát lập công. Chỉ nên chế tài và cấm vận khi nó chưa lập công.

Đó là sự dẫn dắt con khi vào đời. “Vào đời”- theo nghĩa tổng quát nhất mà BS. Benjamin Spock khái quát là, tránh gây tội lỗi, và nếu lỡ bị lầm lỗi thì phải tìm cách lấy công chuộc tội.

Nhưng quan trọng nhất, cha mẹ, người lớn phải làm gương. Cha mẹ, người lớn nói hay mà làm dở, nói tốt mà làm xấu, thuyết giảng “đạo đức” về lẽ sống thì hay, mà sống chỉ vì cá nhân mình, vì lợi lộc của mình, thì con cái, dù có được hưởng thụ nhờ cha, mẹ “làm quan” nhưng lớn lên, nó sẽ khó làm người cho ra con người.

Sống để làm người thật khó. Ai đó đã tổng kết rất hay: Hành vi và con người bạn có thể lừa được một người, lừa được hai người, lừa được một tập thể, nhưng không lừa được cuộc đời.

         Quang Dương

Nguồn: http://tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/7354/index.aspx

20 nhận xét:

  1. Muốn làm Tổng thống hay Tổng bí thư, trước hết phải làm CON NGƯỜI với những chữ cái viết Hoa!

    Trả lờiXóa
  2. Hành vi và con người bạn có thể lừa được một người, lừa được hai người, lừa được một tập thể, nhưng không lừa được cuộc đời.
    ----
    Kichbu xin bổ sung thêm: "..., nhưng không lừa được cuộc đời và chính bản thân mình".

    Trả lờiXóa
  3. ....trừ khi người đó muốn tự lừa dối mình

    Trả lờiXóa
  4. Văn hóa dạy dỗ con cái dựa trên những căn bản về tính nhân văn, về văn hóa làm người của mỗi con người. Trong đó, lấy văn hóa ứng xử làm cốt cách. Trong văn hóa ứng xử thì coi trọng giá trị nhân cách hơn giá trị đồng tiền và mọi thứ giá trị khác. Theo nghĩa đó thì làm người khó hơn làm quan.

    Trả lờiXóa
  5. Hông ai bình cho mấy cái hình minh hoa ở Entry này cạ..:)

    Trả lờiXóa
  6. Làm quan khó hơn làm người chứ nhỉ? :))

    Trả lờiXóa
  7. Bởi ngày nay, có một số không ít vị quan chức tuy có chức sắc, chức trách to đấy, nhưng khái niệm “nhân cách làm người” lại hơi nhỏ, thậm chí không có. Vì người lao động chân chính họ không hề ăn cắp của công. Nhưng những vị đó lại mượn “cái ghế” (có khi cũng là đi mua) để làm điều xằng bậy, thậm chí làm hại lợi ích quốc gia.

    Trả lờiXóa
  8. Chết rồi, câu "Làm quan khó hơn làm người" chỉ đúng ở xứ khác, khoảng thời gian nào đó thôi. Chứ ở VN là nó sai be bét :))

    Trả lờiXóa
  9. Einstein nói đúng, ở hệ không gian và thời gian khác nhau thì các định luật (vật lý) đều khác nhau cả, chẳng giống nhau nữa...

    Trả lờiXóa
  10. May mà bài này Copy từ VNN, chứ sống lại Einstein lại bảo Làm quan = Làm người..?

    Trả lờiXóa
  11. Làm chuyện xấu thì dễ hơn làm chuyện tốt
    Làm quan tốt thì khó hơn làm người xấu
    Làm người tốt thì dễ hơn làm quan tốt
    Làm người xấu thì khó hơn làm quan xấu

    Trả lờiXóa
  12. Cái hình minh họa thứ 2 là quảng cáo nước chấm Chinsu à Kinie ???

    Trả lờiXóa
  13. Nhức đầu quá, hiện này giáo dục tinh thần, tính cách rất đơn giản: tụi nhỏ chỉ cần nhớ "Phải trung thành với đảng, và phụng sự , cống hiến theo đúng định hướng XHCN" là được.
    Nhỏ thì học làm Nhi Đồng, Lê Văn Tám, đoàn viên tốt,... lớn thì phấn đấu vào đảng, học tập gương HCM vĩ đại, vậy là xong. ^_^

    Trả lờiXóa
  14. Nhức đầu quá, hiện nay giáo dục tinh thần, tính cách rất đơn giản: tụi nhỏ chỉ cần nhớ "Phải trung thành với đảng, và phụng sự , cống hiến theo đúng định hướng XHCN" là được.
    Nhỏ thì học làm Nhi Đồng, Lê Văn Tám, đoàn viên tốt,... lớn thì phấn đấu vào đảng, học tập gương HCM vĩ đại, vậy là xong. ^_^

    Trả lờiXóa
  15. Hồi xưa đi học, cô giáo bảo nhân vật Lê Văn Tám không có thật. Các em có thể xem đó là 1 cách mà những người lãnh đạo dùng để cổ vũ tinh thần đấu tranh. Có rất nhiều lời nói dối khi ấy, nhưng đều được biện minh bằng mục đích lớn hơn của dân tộc, vì dân tộc. Và chúng ta, những thế hệ sau, cần chấp nhận chuyện đó với cái nhìn tường tận, khách quan và bao dung.

    Tuy nhiên, vấn đề là cho đến nay, khi hòa bình lập lại, thì không có ai lên tiếng trả sự thật về cho lịch sử.

    Trả lờiXóa
  16. "Làm người khó hơn làm quan", suy ra có những người không phải là quan và có những quan không phải là người. Huề tiền! :))

    Trả lờiXóa
  17. Một đứa nhỏ, tập tành hút thuốc lá, đứng gần kho xăng, bắt lửa, nóng quá chạy lung tung, làm cháy cả kho xăng.
    Lực lượng cách mạng lợi dụng, tung tin đồn là mình đã tiến hành đốt cháy kho xăng của 'kẻ thù'.

    Chuyện chỉ có vậy thôi mà cũng lợi dụng để tuyên truyền cho sức mạnh của mình, gieo rắc sự kinh hoàng , lo sợ :))

    Trả lờiXóa
  18. Xin mời vô đây đọc coi:
    Trích trong “Émile hay là về giáo dục” _ J.J.Rousseau

    Trả lờiXóa
  19. Làm Zunie khó hơn Miss Zuncon - Ban Co Nong không...

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter