Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Nhân dân Triều Tiên đích thực theo học thuyết Chuchhe (so sánh với Hoa Kỳ)

Nhân dân đích thực theo học thuyết Chuchhe (so sánh với Hoa Kỳ)

Истинный народ в доктрине чучхе (на образце США)

Kichbu    chuyển ngữ

Nguồn:  juche-songun

.

Posted on thứ Bảy, 09.10.2010  23:00

Liên quan đến các văn kiện về đại hội lần thứ III của đảng Lao động Triều Tiên, tôi muốn dẫn ra cho các Đồng chí một chi tiết điển hình cho phép chúng ta xác định vị trí của nhân dân và của lãnh đạo trên nền tảng các tư tưởng Chuchhe*.

.

Chuyện xảy ra ngay sau khi Triều Tiên được giải phóng khỏi ách thực dân của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Vào thời điểm đó Liên Xô và Hoa Kỳ viện cớ thảo luận chung vấn đề về chế độ xã hội như thế nào cần thiết lập ở một Triều Tiên vừa được giải phóng, đã tổ chức và tiến hành một ủy ban hỗn hợp. Có một lần giữa các đại biểu Hoa Kỳ trong ủy ban hỗn hợp và những người dân Triều Tiên đã nảy ra cuộc trao đổi như thế này. Một đại biểu Mỹ không quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân Triều Tiên về việc xây dựng Triều Tiên mới, và bắt đầu tuyên truyền những tính ưu việt của cái gọi là “nền dân chủ Mỹ”. Ông khẳng định rằng xã hội Mỹ mạng lại “tự do” cho các dân tộc, đảm bảo cho họ “đời sộng vật chất giàu sang” và là “một xã hội ưu việt nhất”, mà ở đó mọi người dân sống sung sướng. Nếu từ những lời nói của ông, thì xã hội Mỹ là “xã hội của các dân tộc”. Sau khi kết thúc lời phát biểu của minh, người Mỹ nọ hướng nhìn đến một đại diện của những người nông dân ngồi ở góc phòng trong trang phục dân tộc khiêm tốn. Có lẽ, người Mỹ đó nghĩ rằng người nông dân này là người “ngu” nhất giữa tất cả các đại biểu Triều Tiên.

Lúc bấy giờ người nông dân Triều Tiên này bắt đầu nói bằng dọng nhỏ nhẹ, nhưng cương quyết.

“Ông nói rằng xã hội Mỹ - tốt đẹp. Vậy, các ông đã mang lại ruộng đất cho người nông dân nghèo hay không?”

.

Người Mỹ lúng túng và không thể trả lời câu hỏi này. Mà trả lời khác thế nào đươc? Chính nhà nước Hoa Kỳ xuất hiện bằng con đường cướp đoạt đất đai của những người da đỏ, còn hôm nay chỉ có những ông chủ đồn điền cỡ bự sở hữu toàn bộ ruộng đất ở đó.

.

Người nông dân đưa ra thêm một câu hỏi nữa: “Ở nước Mỹ các ông trong luật pháp có điều khoản về mang lại cho phụ nữ các quyền bình đẳng như nam giới không?”. Mà liệu trong hiến pháp dành cho các nhà độc quyền Mỹ có chỗ cho điều khỏa ấy hay không nữa. Người Mỹ không tìm thấy câu trả lời cho ngay cả câu hỏi thứ hai này.

.

”Ông nói rằng, xã hội Mỹ - “xã hội vì nhân dân”, nhưng ai còn có thể ở trong thành phần của nhân dân này ngoài công dân, nông dân và phụ nữ?”. Để trả lời câu hỏi cuối cùng này, người Mỹ đành ngập miệng nói chung. Như đại diện nông dân nêu trên đã nói, ai là nhân dân nếu không phải là những người công nhân, nông dân, trí thức và phụ nữ?

.

Nhân dân – đó là hoàn toàn không phải giai cấp bóc lột hay là nhóm của những người nào đó với những tài năng đặc biệt. Nhân dân – đó là tập thể của những người đoàn kết trên cơ sở thống nhất các nguyện vọng độc lập và hoạt động sáng tạo bao gồm chủ yếu từ những người lao động. Chinhd những quần chúng nhân dân như thế đang cải tạo thế giới tự nhiên, xây dựng lại xã hội, sáng tạo ra những tư tưởng mới và nền văn hóa mới và đóng vai trò quyết định trong việc giải quyết số phận của con người.

.

Đối với trẻ em hạnh phúc lớn nhất – đó là luôn luôn được cùng bên bố mẹ. Bố mẹ bất kỳ lúc nào cũng quan tâm đến chúng: nuôi dưỡng, trang mặc và thực hiện bất kỳ nguyện vọng nào và thậm chí cống hiến toàn bộ cuộc đời của mình vì điều đó. Trẻ em cảm thấy hạnh phúc nhất khi chúng luôn cùng với bố mẹ, và đau khổ khi bố mẹ qua đời.

.

Bởi vậy có thể nói rằng hạnh phúc và đau khổ lớn nhất của trẻ em là ở bố mẹ. Cúng có thể nói chính như vậy về quần chúng nhân dân. Lãnh đạo Kim Jong-il đã chỉ ra rằng nhân dân không có lãnh tụ lỗi lạc, thì cũng như một thế hệ mồ côi đã mất cha mất mẹ.-Kichbu-

---

Chú thích:

.

Hệ tư tưởng quốc gia Chuchhe do Kim Nhật Thành xây dựng mà trong đó chủ nghĩa cộng sản và chính sách tự cung tự cấp với một tỷ lệ đáng kể những giá trị của Khổng giáo phối hợp với nhau là một trong những nguyên nhân chuyển giao quyền lực bên trong triều đại. Khổng giáo ca tụng mối quan hệ được lý tưởng hóa giữa cha và con như một mô hình đối với tất cả các mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa các con người. Bởi vậy cũng như việc tôn kính cha là nghĩa vụ tuyệt đối của người con theo đạo Khổng, việc trung quân là nghĩa vụ tuyệt đối của chủ thể của Khổng giáo.

Xem theo link http://kichbu.multiply.com/journal/item/1013

2 nhận xét:

  1. Gia tộc Kim đâm kim chọc muôn năm

    Trả lờiXóa
  2. Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên!

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter