Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Nhuệ khí và táo bạo

08.10.2010, 16:42:22

 

Портрет Лю Сяобо в руках у председателя Нобелевского комитета. Фото ©AFP

.

Chân dung Lưu Hiểu Ba trên tay chủ tịch Ủy ban Nobel. Photo ©AFP

Nhuệ khí và táo bạo

Мужество и дерзость

Kichbu   chuyển ngữ

Posted on 09.10.2010 16:30

NguồnLenta.ru

.

Giải thưởng Nobel Hòa bình đã được quyết định tặng cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc

Giải thưởng Nobel Hòa bình đã thuộc về nhà hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến người Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, người mà vào năm 2009 đã bị kết án 11 năm tù giam vì âm mưu lật đổ chế độ nhà nước. Quyết định tặng giải được các thành viên Ủy ban Nobel thông qua đồng thuận – bất chấp sự phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc, quốc gia, người ta nói, thậm chí đã tiêu âm chường truyền hình trực tiếp của CNN từ Oslo.

.

20 năm bất đồng chính kiến

Hoạt động công khai bất đồng chính kiến của Lưu Hiểu Ba bắt đầu vào năm 1989, khi nhà giáo 33 tuổi đang giảng dạy văn học tại đại học Pekin can thiệp vào сác sự kiện trên quảng trường Thiên An Môn – ngay từ đầu đã tuyên bố tuyệt thực, và sau đó đã tham gia vào các cuộc đàm phán với các quan chức, yêu cầu tạo cho phép các sinh viên đang phản đối rời bỏ quảng trường đang bị binh lính bao vây một cách hòa bình.

Đặc biệt, kể từ đó Lưu không làm bất kỳ việc gì khác ngoài hoạt động bảo vệ nhân quyền: ngay lập tức sau sự kiện Thiên An Môn ông đã bị bắt và ở tù hai năm – trong khi đó người ta không hề đưa ra bất kỳ tội trạng nào dành cho ông. Sau đó các quan chức Trung Quốc đã cấm ông làm công tác giảng dạy trong tất cả các cơ sở giáo dục nhà nước và công bố bất kỳ các tác phẩm nào của mình – thậm chí cả các tác phẩm phê bình văn học.

Từ 1989 thời gian Lưu Hiểu Ba đã bị giam hoặc bị quản thúc tại gia nhiều hơn thời gian được tự do. Vào năm 1996 ông bị kết án ba năm lao động cải tạo trong các trại lao động vì chỉ trích chế độ và kêu gọi trả tự do cho những người bị bắt vì tham gia vào sự kiện Thiên An Môn. Phần lớn thời gian của những năm 2000s ông sống dưới sự giám sát, và vào tháng mười hai 2009 ông bị kết án 11 năm tù vì đã viết “Hiến chương-08” – tuyên ngôn bao gồm 19 yêu cầu đòi hỏi thay đổi chế độ độc đảng và tuân thủ trong nước các quyền của con người (bản dịch Hiến chương-08 bằng tiếng Anh có thể đọc tại đây )

 Пикетчики в Гонконге требуют освободить Лю Сяобо. Фото (c)AFP

Biểu tình ở Honkong đòi trả tự do cho Lưu Hiểu Ba. Photo (c)AFP

Lưu là một trong những đồng tác giả của Hiến chương được công bố vài ngày sau khi ông bị bắt. Dưới văn bản là tập hợp các chữ ký của hơn 300 đại diện của giới trí thức tinh hoa Trung Quốc, và còn có hơn 10 nghìn người ủng hộ văn bản này trên mạng internet. Hoa Kỳ, các quốc gia Cộng đồng châu Âu và Vương quốc Anh đã phê phán quyết định của tòa án. Các cuộc biểu tình ủng hộ Lưu diễn ra ngay cả ở Trung Quốc. Tuy thế, những người ủng hộ Lưu đã không thế kháng án được.

Vào năm 2007, khi được trả tự do giữa hai giai đoạn bị bắt ở nhà, Lưu đã trả lời phỏng vấn của CNN, trong đó ông bình luận về hoàn cảnh của mình. “Cá nhân tôi cảm thấy rằng, sống dưới chế độ chuyên chế nếu anh muốn trở thành người xứng đáng và chính trực, nếu anh muốn đấu tranh vì các quyền và tự do của công dân – cần sẵn sàng chuẩn bị cho điều rằng, anh sẽ phải ở tù một thời gian nào đó. Và chẳng có gì để ta thán. Tôi thậm chí không kết tội ngay cả những người bắt bớ mình, hay là không thể hành xử theo một cách nào khác”.

Ủy ban  Nobel ở Oslo, ngày 8 tháng mười khi quyết định tặng Lưu Hiểu Ba giải thưởng Hòa bình đã đánh giá chính tư tưởng phản kháng, đấu tranh bất bạo động vì các quyền và tự do. Giải thưởng được trao cho ông với định thức “ vì cuộc đấu tranh bất bạo động trường kỳ vì các quyên căn bản của con người ở Trung Quốc”.

Không đồng nhất, nhưng đồng thuận

Đáng chú ý là dù cho tên của các ứng cử viên nhận giải Nobel không được phép công bố sớm hơn, nhưng vào những tuần cuối cùng tên tuổi của Lưu Hiểu Ba đã được nhắc đến trên báo chí cùng với những ứng cử viên sáng giá khác – nhà bảo vệ nhân quyền người Afghanistan Sima Samar, chủ tịch ủy ban xã hội Nga “Phối hợp hành động công dân” Svetlana Gannushkina và cựu thủ tướng CHLB Đức Helmut Cohle.

Nói riêng, biết rằng, Даlаi Lama (người được giải Nobel Hòa bình 1989) và cựu tổng thống Chek, nhà văn và là nhà bảo vệ nhân quyền Vaslav Gavel đã tham gia  vào nhóm sáng kiến đề cử ứng cử viên Lưu Hiểu Ba.

Đáp lại những thông tin này các nhân vật chính thức của Trung Quốc đã tuyên bố rằng việc trao giải cho Lưu Hiểu Ba sẽ có thể là một sai lầm và phản ánh tiêu cực trong các quan hệ giữa CHND Trung Hoa và Nauy. Đồng thời sau một thời gian trước khi công bố người trúng giải chủ tịch ủy ban Nobel Turber Yagland  buột miệng nói lộ ra rằng quyết định của Ủy ban Nobel trong năm 2010 sẽ “không đồng nhất” sau khi bổ sung thêm rằng, ứng cử viên của người chiến thắng đã được thông qua một cách đồng thuận.

Sau khi quyết định của Ủy ban được công bố, Trung Quốc lại nêu lên quan điểm của mình sau khi tuyên bố rằng việc trao giải thưởng cho Lưu Hiểu Ba mâu thuẫn với các nguyên tắc của giải Nobel vì người được giải là kẻ tội phạm đang thi hành án theo luật pháp của đất nước. CNN cũng thông báo rằng, trong thời gian tiến hành lễ tuyên bố người đoạt giải tại Oslo tín hiệu truyền hình cho Trung Quốc đã bị phong tỏa.

Như vợ của nhà bảo vệ nhân quyền đang bị giam giữ bà Liu Xia đã nhận xét vô tư trong bài trả lời phỏng vấn cách đây không lâu, giới cầm quyền Trung Quốc đã chống việc trao giải cho Lưu Hiểu Ba còn vì rằng họ không muốn bổ sung thêmđiều gì vào tiểu sử của ông. Đặc trưng của bộ máy truyền thông Trung Quốc là như thế này rằng, ở nước ngoài chắc chắn nhiều người được thông tin về  nhà bất đồng chính kiến đang bị xét xử hơn ở bên trong nước. Trong khi đó việc trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu hoàn toàn có thể thay đổi được tình hình này, đặc biệt với điều kiện rằng, ông sẽ trở thành người Trung Quốc đầu tiên xứng đáng với giải thưởng cao quý.

Ngoài ra, sự ủng hộ thẳng thắn cho tù nhân chính trị không thể không được xem như sự lên án trực tiếp chính phủ Trung Quốc. Ủy ban Nobel từ lâu không cho phép mình xử sự một cách táo bạo dường vậy, đôi khi cần phải suy nghĩ đắn đo rằng quyết định trao tặng cho Lưu Hiển Ba là áp đặt, mặc dù đôi khi, bằng mong muốn thanh minh cho khoản ứng trước năm ngoái đã trao cho tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

Kết quả tích cực của việc trao giải Nobel Hòa bình-2010, dĩ nhiên, là có, và nó được thể hiện trong sự thừa nhận chính thức của hoạt động nhiều năm thậm chí không chỉ cá nhân của Lưu Hiểu Ba, và của phong trào bảo vệ quyền con người ở Trung Quốc vốn nó như vậy. Một vấn đề khác rằng người trúng giải liệu có dễ thở hơn không – nếu không phải là ngược lại.

Bị tù đày, Lưu 54 tuổi vẫn còn có thể chưa kịp biết về thắng lợi của mình, chứ chưa nói về điều rằng để nhận và sử dụng một triệu euro kèm theo cho công việc tốt đẹp nào đó. Có thể không nghi ngờ về điều rằng, quyết định của Ủy ban Nobel sẽ chẳng giúp được Lưu Hiểu Ba nhanh chóng được trả tự do..-Kichbu-

Konstantin Benyumov

 

Bài chưa được biên tập..:)

---

Ссылки по теме

·                                 Нобелевскую премию мира получил китайский диссидент – Lenta.ru, 08.10.2010

·                                 Суд отклонил жалобу главного диссидента Китая – Lenta.ru, 11.02.2010

·                                 Главный китайский диссидент приговорен к 11 годам тюрьмы – Lenta.ru, 25.12.2009

5 nhận xét:

  1. Bạn mềnh Rút ki i a dức ô trin khơ ra sô hè?

    Trả lờiXóa
  2. bản tiếng Việt
    http://danluan.org/node/581
    Hiến chương 08 (Linh Bát Hiến Chương)

    Trả lờiXóa
  3. Kichbu cám ơn dinhphdc nhiều lắm ..:)

    Trả lờiXóa
  4. @linalol:
    Biết vừa phải vừa trái thôi mờ..:)

    Trả lờiXóa
  5. TQ họ lo sợ tư tưởng của Lưu Hiểu Ba sẽ được những người tiến bộ, giới trí thức trong nước ủng hộ. Hoan hô Lưu Hiểu Ba!

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter