Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Những nguyên nhân Hoa Kỳ tấn công Việt Nam



Những nguyên nhân Hoa Kỳ tấn công Việt Nam

Причины нападения США на Вьетнам


Nguồn: topwar.ru newsland.ru
Kichbu posted on  17.10.2012

 Причины нападения США на Вьетнам

“Tôi đơn giản lo lắng cho đất nước của mình khi nghĩ rằng thượng đế công bằng”, - tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson.

Vào nửa cuối thế kỷ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sự gia tăng ý thức độc lập quốc gia sau Chiến tranh thế giới thứ I  dẫn đến vào năm 1941 tại Trung Quốc thành lập Liên minh vì độc lập của Việt Nam hay Việt Minhtổ chức chính trị-quân sự hợp nhất tất cả những người chống đối chính quyền Pháp.

Những người ủng hộ các quan điểm cộng sản dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh giữ các chức vụ chủ chốt. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giớ thứ II, ông tích cực hợp tác với Hoa Kỳ giúp Việt Minh vũ khí và đạn dược để đấu tranh chống Nhật Bản. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Hồ Chí Minh chiếm Hà Nội và các thành phố lớn khác của đát nước và tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập. Tuy nhiên Pháp không đồng ý với việc này và đưa đội quân viễn chinh vào Đông Dương, vào tháng mười hai 1946 bắt đầu cuộc chiến tranh thực dân. Đơn độc, quân đội Pháp đã không thể chiến đấu với những người du kích, và từ năm 1950 Hoa Kỳ đã bắt tay giúp đỡ Pháp. Nguyên nhân chính của việc Hoa Kỳ can thiệp là giá trị chiến lược của khu vực bảo vệ các đảo Nhật Bản và Philippines từ Tây-Nam. Người Mỹ cho rằng sẽ không đơn giản kiểm soát những vùng lãnh thổ này nếu họ không là đồng minh của Pháp.

 Причины нападения США на Вьетнам

Chiến tranh đã diễn ra bốn năm và đến 1954 sau khi người Pháp thất bại trong trận đánh ở Điện Biên Phủ, tình hình trở nên thực tế là vô vọng. Hoa Kỳ vào thời gian đó đã gánh hơn 80% các chi phí của chiến tranh. Phó tổng thống Richard Nixon đã đề xuất ném mom hạt nhân chiến thuật. Nhưng vào tháng bảy năm 1954 đã ký kết hiệp định Geneve, theo đó lãnh thổ Việt Nam tạm thời chia theo vĩ tuyến 17 (nơi khu phi quân sự) thành Bắc Việt Nam (dưới sự kiểm soát của Việt Minh) và Nam Việt Nam (dưới chính quyền người Pháp và sau đó công nhận độc lập của nó).

Vào năm  1960, John Kennedy và Richard Nixon tham gia cuộc tranh giành Nhà Trắng. Trong thời gian này, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa cộng sản được xem là phong thái tốt, và bởi vì rằng ứng cử viên nào có chương trình chống “mối đe dọa đỏ” quyết liệt hơn, người đó chiến thắng. Sau khi chấp nhận chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc, chính phủ Hoa Kỳ xem bất kỳ sự kiện nào ở Việt Nam như một phần của sự bành trướng cộng sản. Và điều này không thể chấp nhận được, và bởi vậy sau Hiệp định Geneve, Hoa Kỳ quyết định hoàn toàn thay thế Pháp ở Việt Nam. Ủng hộ người Mỷ, thủ tướng Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm tuyên bố mình là tổng thống Cộng hòa Việt Nam. Sự cai trị của ông là sự thống trị ở một trong những hình thái tồi tệ nhất. Chỉ những người thân tín mà những người này bị nhân dân căm ghét còn hơn cả chính bản thân tổng thống đã được bổ nhiệm vào những chức vụ nhà nước. Những người chống chế độ đã bị tống vào tù ngục, tự do ngôn luận bị ngăn cấm. Chắc gì điều này phù hợp với Mỹ, nhưng vì đồng minh duy nhất ở Việt Nam không thể nhắm mắt là ngơ với điều này.

 Причины нападения США на Вьетнам

Như một nhà ngoại giao Mỹ nói: “Ngô Đình Diệm, dĩ nhiên, đồ chó đẻ, nhưng nó là đồ chó đẻ CỦA CHÚNG TA!”

Sự xuất hiện trên lãnh thổ Nam Việt Nam các đơn vị kháng chiến bí mật, thậm chí không được sự hỗ trợ từ phía Bắc, cũng là vấn đề của thời gian. Tuy nhiên, Hoa Kỳ chỉ nhìn thấy những quỷ kế của những người cộng sản trong tất cả. Việc tăng cường các biện pháp khốc liệt nhất tiếp theo chỉ dẫn đến vào tháng mười hai năm 1960 tất cả các nhóm hoạt động bí mật ở Nam Việt Mam thống nhất thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, ở phương Tây gọi là Việt Cộng. Bấy giờ Bắc Việt Nam bắt đầu ủng hộ quân du kích. Đáp lại Hoa Kỳ tăng cường sự giúp đỡ quân sự cho Diệm. Vào tháng mười hai năm 1961, các đơn vị thường trực đầu tiên của Quân đội Hoa Kỳ đến đất nước -  hai đại đội máy bay trực thăng nhằm nâng cao khả năng di động của quân đội chính phủ. Các cố vấn Mỹ đào tạo và huấn luyện các binh sĩ và xây dựng các kế hoạch tác chiến. Chính quyền John Kennedy muốn chứng tỏ cho Khrushev thấy quyết tâm của mình tiêu diệt “căn bệnh truyền nhiễm cộng sản” và sẳn sàng bảo vệ các đồng minh của mình. Xung đột tăng lên và ngay sau đó đã trở thành một trong những lò lửa “nóng” nhất của cuộc chiến tranh lạnh của hai cường quốc. Đối với Hoa Kỳ, mất Nam Việt Nam dẫn đến mất Laos, Thailand và Campuchia và đe dọa Australia. Khi biết rõ rằng Diệm không có khả năng đấu tranh chống du kích một cách hiệu quả, các cơ quan tình báo Mỹ bằng bàn tay của các tướng lĩnh Nam Việt Nam, đã tổ chức đảo chính. Ngày 2 tháng mười một năm 1963 Ngô Đình Diệm cùng người anh của mình bị sát hại. Trong suốt hai năm tiếp theo, do kết quả của cuộc đấu tranh giành quyền lực cứ vài tháng một lần xảy ra các cuộc đảo chính và điều này cho phép quân du kích mở rộng các vùng lãnh thổ chiếm đóng được. Vào thời gian này tổng thống Hoa Kỳ John Kennedy bị sát hại, và nhiều người yêu thích “học thuyết lật đổ” nhìn thấy trong điều này mong muốn của ông kết thúc chiến tranh ở Việt Nam bằng con đường hòa bình và điều đó làm ai đó rất không thích. Giả thiết này là đúng sự thật, xét theo quan điểm của văn kiện đầu tiên do Lyndon Johnson ký ở chức vụ tân tổng thống, là việc bổ sung binh lính đến Việt Nam. Mặc dù trước cuộc bầu cử tổng thống, ông được đề cử như “ứng cử viên hòa bình” và điều này đã ảnh hưởng đến chiến thắng chắc chắn của ông. Số lượng binh sĩ Mỹ ở Nam Việt Nam tăng  từ 769 vào năm 1959 lên đến 23 300 vào năm 1964.

Ngày 2 tháng tám năm 1964, tại vịnh Bắc Bộ hai tàu khu trục Mỹ, Maddox và Turner Joy, đã bị các lực lượng Bắc Việt Nam tấn công. Vài ngày sau đó, vào lúc đỉnh điểm của sự can thiệp trong bộ chỉ huy “Janky”, khu trục hạm Maddox thông báo bị bắn lần hai. Và mặc dù ngay sau đó, e kíp con tàu bác bỏ thông tin, tình báo nói về việc bắt được những thông tin mà trong đó những người Bắc Việt Nam thừa nhận đã tấn công. Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu với 466 “đồng ý” và không một phiếu nào “chống”, đã thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ cho phép tổng thống đáp lại cuộc tấn công bằng bất kỳ phương tiện nào. Điều này đặt bước đầu cho cuộc chiến tranh. Lyndon Johnson đã ra lệnh tấn công bằng không quân vào các căn cứ hải quân của Bắc Việt Nam (chiến dịch “Pierce Arrow”). Điều ngạc nhiên là quyết định xâm lược của Hoa Kỳ vào Việt Nam được phê chuẩn chỉ bởi ban lãnh đạo dân sự: Quốc hội, tổng thống, bộ trưởng quốc phòng Robert Macnamara và ngoại trưởng Dean Rusk. Pentagon đã phản ứng quyết định “giải quyết xung đột” ở Đông-Nam Á thiếu nhiệt tình.

Colin Powell, vào những năm đó là sĩ quan trẻ, nói : “Binh lính của chúng ta sợ nói với ban lãnh đạo dân sự rằng một phương pháp chiến tranh như thế sẽ dẫn đến sự thất bại được đảm bảo trước”. Nhà phân tích Mỹ Micheal Desch đã viết: “Việc phục tùng vô điều kiện của giới quân nhân đối với các nhà lãnh đạo dân sự dẫn đến, thứ nhất, tổn thất uy tín của họ, thứ hai, để cho Washington tự do tiến hành các cuộc phiêu lưu tiếp theo tương tự như Việt Nam”.

Cách đây không lâu ở Hoa Kỳ đã công bố tuyên bố của nhà nghiên cứu độc lập Matthew Ada, chuyên gia về lịch sử của Cơ quan an ninh quốc gia (cục tình báo và phản tình báo điện tử của Hoa Kỳ) về vấn đề rằng các thông tin chính yếu về sự cố ở Vịnh Bắc Bộ năm 1964 là giả mạo. Cơ sở của nó là báo cáo của nhà sử học NSA Robert Neynoka soạn thảo vào năm 2001 và được giải mã trên cơ sở Luật tự do thông tin (được Quốc hội thông qua vào năm 1966). Từ báo cáo đó thấy rằng các sĩ quan NSA đã phạm sai lầm không tiên liệu trước khi dịch thông tin nhận được từ radio. Các sĩ quan trưởng, thực tế ngay lập tức thấy rõ sai lầm, đã quyết định che giấu nó, và chỉnh sửa tất cả các văn bản cần thiết sao cho chúng chỉ ra cuộc tấn công Mỹ là hiện thực. Các quan chức cao cấp nhiều lần viện vào những thông tin ảo này trong các phát biểu của mình.

Robert Macnamara, nói: “Tôi xem việc nghĩ Johnson muốn chiến tranh là không đúng. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng ở chúng ta có chứng cứ rằng Bắc Việt Nam gây căng thẳng cuộc xung đột”.

Và đây không phải là sự giả mạo cuối cùng của những thông tin do thám được bởi ban lãnh đạo NSA. Cơ sở của cuộc chiến  tranh ở Iraq cũng là thông tin chưa được kiểm chứng về “hồ sơ Uranium”. Tuy nhiên nhiều nhà sử học cho rằng thậm chí cứ cho là không xảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Hoa Kỳ thế nào cũng tìm thấy nguyên nhân bắt đầu các hoạt động quân sự. Lyndon Johnson cho rằng Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ danh dự của mình, áp đặt cho đất nước của chúng ta vòng xoáy chạy đua vũ trang, đoàn kết dân tộc, làm cho các công dân của minh xao lãng những vấn đề nội bộ.

Khi vào năm 1969 ở Hoa Kỳ diễn ra các cuộc bầu cử mới, Richard Nixon tuyên bố rằng chính sách đối ngoại của Hợp chủng quốc sẽ thay đổi mạnh mẽ. Hoa Kỳ sẽ không tham vọng vào vài trò giám sát nhiều hơn và muốn giải quyết các vấn đề khắp mọi nơi trên thế giới. Ông thông báo về kế hoạch bí mật kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Điều này đã được xã hội Mỹ chấp nhận một cách tốt đẹp vì mệt mỏi bởi chiến tranh, và Nixon đã chiến thắng trong các cuộc bầu cử. Tuy vậy trên thực tế kế hoạch bí mật là ở chỗ áp dụng không quân và hải quân ồ ạt. Chỉ trong năm 1970, máy bay ném bom của Mỹ đã ném số lượng bom ở Việt Nam hơn cả năm năm trước cộng lại.

Và ở đây cần nhắc lại thêm một phía liên quan trong chiến tranh – các tập đoàn Hoa Kỳ chế tạo vũ khí và đạn dược. Trong chiến tranh Việt Nam đã sử dụng hơn 14 triệu tấn bom đạn và nhiều lần lớn hơn số bom đạn sử dụng trên tất cả các chiến trường trong Chiến tranh thế giới lần thứ II. Những quả bom, trong đó có bom
tấn (высокотоннажные  từ trong tiếng Nga) hiện bị cấm, đã san phẳng khỏi mặt đất hàng loạt các thôn xóm, làng mạc, còn ngọn lửa bom napalm và fosfor thiêu đốt hàng hectar rừng. Chất dioxin, là chất độc nhất, một thời được con người chế tạo ra, đã rải khắp lãnh thổ Việt Nam với số lượng hơn 400 kg. Các nhà hóa học cho rằng 80 gr đưa vào hệ thống cung cấp nước của New York, hoàn toàn đủ để biến nó thành thành phố chết. Vũ khí này bốn mươi năm đã tiếp tục hủy diệt, tác động vào thế hệ người Việt Nam hiện nay. Lợi nhuận của các tập đoàn quân sự Hoa Kỳ thu được là hàng tỷ dollars. Và họ không quan tâm đến chiến thắng nhanh chóng của quân đội Mỹ. Và không ngẫu nhiên quốc gia phát triển nhất thế giới, sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất, số lượng binh sĩ lớn, chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh, dù thế nào cũng không thể thắng trận.

Ứng cử viên tổng thống từ đảng Cộng hòa Ron Pol nói như sau: “Chúng ta đi đến chủ nghĩa phát xít không phải kiểu Hitle, mà nói nhẹ nhàng hơn, thể hiện trong mất mát các quyền tự do của công dân khi các tập đoàn chi phối tất cả và chính phủ cùng nằm trên một chiếc giường với doanh nghiệp lớn”.

 Причины нападения США на Вьетнам

Vào năm 1967 Tòa án quốc tế về điều tra các tội ác chiến tranh đã tiến hành hai hội nghị, ở đó đã nghe các chứng cứ về việc tiến hành chiến tranh ở Việt Nam. Theo Lời tuyên án (verdict), Hợp chủng quốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm việc sử dụng vũ lực và tội ác chống hòa bình, vi phạm các nguyên tắc của công ước quốc tế đã được xác định.

“Trước những túp lều, - một cựu binh Hoa Kỳ nhớ lại, - những cụ ông, cụ bà đứng hoặc ngồi chồm hổm trong mưa bụi bên ngưởng cửa. Cuộc sống của họ mộc mạc như thế, toàn bộ đời họ trôi qua trong ngôi làng này và những cánh đồng bao phủ xung quanh nó. Họ nghĩ gì về những người nước ngoài xông vào làng xóm của họ? Họ hiểu thế nào về hoạt động thường xuyên của những máy bay trực thăng xé nát bầu trời xanh của họ; những chiếc xe tăng và xe xích, các đội tuần tiễu vũ trang dày xéo trên những cánh đồng lúa nơi họ cày cấy?”.

 Причины нападения США на Вьетнам

---

Bản dịch chưa được hiệu đính-Kichbu

17 nhận xét:

  1. Bài này hay quá! Sau một vài bài đọc cho vui, Kichbu lại đăng những bài thật hay. HUG!

    Trả lờiXóa
  2. Khi nào rỗi rải vào đọc hehehe...

    Trả lờiXóa
  3. bom высокотоннажные có lẽ là bom bi, hay bom chùm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vẫn chưa tìm thấy nghĩa tiếng Việt à.
      Nếu có chuyên gia bom mìn học ở Nga tình cờ đọc bài này thì may.

      Xóa
  4. Còn mấy loại bom nữa mà Mỹ và VNCH đã nhiều lần sử dụng là Daisy Cutter, CBU và BLU.

    - Daisy Cutter: Chiến trường VN được các Nhà quân sự Mỹ xem là chiến trường của trực thăng, vì trực thăng giữ nhiều vai trò quan trọng như đổ quân, chuyển tiếp liệu, tản thương. Trực thăng rất cần có được những bãi đáp an toàn, đủ rộng để xoay trở tại những vùng rừng rậm nơi chiến trường. Nhu cầu được đặt ra là tìm một loại bom nào có đủ sức công phá để tạo ra một khoảng trống càng rộng càng tốt có thể dùng làm bãi đáp cho trực thăng.

    Năm 1968, khi kiểm soát lại các kho vũ khí, một sĩ quan KQ HK đã tìm được một số bom loại 4.5 tấn (10.000 lbs) lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ vũ khí của KQ tại Căn cứ Kitland (New Mexico). Đây là những quả bom của thập niên 50, khi Bộ Chỉ huy Không quân Chiến thuật HK còn sử dụng các Pháo đài bay B-36 làm lực lượng răn đe chính. B-36 đã được thay thế bằng các B-52 trong thập niên 60. KQ HK đã nghĩ rằng các quả bom 10.000 lbs này có thễ sẽ đáp ứng được nhu cầu của Lục quân cho Lực lượng trực thăng?

    Nhưng vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là làm cách nào để thả những quả bom khổng lồ này?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không quân, trên nguyên tắc, sẽ là quân chủng đảm nhận việc thả bom, nhưng ngay lúc này KQ HK không có loại nào để thả được quả bom cỡ này: Bom không thể đưa vào khoang bụng của B-52, còn các loại như F-100, F-105 lại không chở nổi loại bom quá nặng này, và biện pháp sau cùng là dùng các trực thăng hạng nặng hay máy vận tải để thả chúng. Có thể dùng trực thăng, nhưng với sức nặng của quả bom thì chỉ một vài loại trực thăng có đủ khả năng để chở nổi, trực thăng cần cẩu khổng lồ của US Army loại CH-54 Skycrane có thể đeo được 1 quả, nhưng bay quá chậm và mỗi phi vụ chỉ thả được 1 quả nên chi phí để thả quả bom tăng lên quá cao.

      Biện pháp thứ nhì là dùng C-130, C-130 đã được dùng trong các phi vụ thả dù tiếp tế, khoang bụng đủ lớn để có thể chở một lúc 2 quả bom và hơn nữa tầm hoạt động cũng rất thích hợp. nhưng vì Lục quân muốn dùng trực thăng nên họ dành quyền thả trước và không đạt được kết quả mong muốn.

      Đến tháng 6 năm 1968, chương trình dùng C-130 để thả những quả bom này được giao cho Không đoàn Vận tải Chiến thuật 463 tại Căn cứ KQ Clark (Philippines) nghiên cứu thực hiện. Thiếu tá Robert Archer, thuộc Phi đoàn 29 (KĐ 463) là ngưới đã thử thả những quả bom đầu tiên tại Căn cứ Kirtland.

      Tháng 10 năm 1968, những quả bom đầu tiên được thả thử tại Vùng 1 CT dùng Hệ thống Radar MSQ-77, hướng dẫn mục tiêu, đặt dưới đất tại PleiKu và Huế. Từ tháng 12-1968, bom được thả thử theo sự hướng dẫn của các Hệ thống radar thuộc TQLC HK, và từ mùa Xuân 1969, bom 10.000 lbs đã được thả thường xuyên với tên gọi là Hệ thống M121

      Ngay từ đầu, việc chọn C-130 để thả bom đã được xem là rất thích hợp. Một chiếc C-130 có thể cất cánh từ Cam Ranh, chở 2 quả bom, có thể thả tại bất cứ mục tiêu tại Nam VN chỉ sau 1 giờ baỵ. Các phi công của KĐ 463 có lẽ là những nhà thả bom chuyên nghiệp nhất, thả theo sự chỉ dẫn của radar MSQ-77 và theo tín hiệu của các nhân viên điều hành dưới đất.

      Để biến đổi một C-130 bình thường sang thành loại thả bom 10.000 lbs, cần phải sửa đổi hệ thống liên lạc trên phi cơ để chuyên viên kỹ thuật ‘chất và thả hàng’ ở trong khoang hàng hóa, có thể theo dõi được các làn sóng phát đi từ đài đặt dứới đất. Mỗi C-130 còn được trang bị thêm Hệ thống thả hàng 463L gồm những đường ray đôi đặt trong khoang bụng phi cơ để giúp kiểm soát ‘hàng’ đặt sẵn trên một giàn gỗ, và khi thả thì sẽ thả cà giàn. Bom đặt trên giàn và được đưa trực tiếp vào khoang bụng C-130.

      Giàn bom được thả bằng dù, khi ra ngoài dàn tự vỡ tung ra và bom được rơi tự động, giữ chậm lại bằng một dù nhỏ hình tam giác. Một ngòi nổ xuyên qua cây cối gắn nơi mũi bom sẽ được khởi động bằng một chong chóng nhỏ, khi bom chạm đến cây sẽ phát nổ, đốn ngã hết cây cối trong vùng như chém hoa cúc (daisy cutter), và kết quả là tạo ra một khu vực tròn, trụi cây, đủ rộng để 1 đến 3 trực thăng đáp xuống. Nhưng nếu ngòi nổ bị tịt, thì ngòi nổ thứ nhì gắn nơi đuôi bom sẽ giúp gây nổ. Bom thường được gây nổ ở độ cao khoảng 6 m trên mặt đất và tạo ra một bãi đất trống đường kính khoảng 100 feet (33 m).

      Xóa
    2. - BLU: đến 1970, loại bom 10.000 lbs còn lại từ Thập niên 50 đã được sử dụng hết. HK đã chế tạo loại bom mới, khác hơn, dùng nhiên liệu lỏng, pha trộn với thuốc nổ TNT, đặt trong những ngăn khác nhau (do đó có thể xem là một loại CBU).

      Loại bom này với ký hiệu BLU-82 nặng đến 15.000 lbs, hình dạng như một bình chứa gaz propane khổng lồ dài 141.6 in, đường kính 54 in và được thả theo cùng phương thức như thả M-121 (Daisy Cutter). Đầu đạn của BLU-82 chứa 12.600 lbs nhiên liệu gây nỗ gồm ammonium nitrate, bột nhôm và nhựa dẻo polystyren.

      BLU-82 được sử dụng lần đầu tiên trên chiến trường VN vào ngày 23 tháng 3 năm 1970 và KQ Chiến thuật HK đặt tên cho chiến dịch thả bom này là Commando Vault BLU-82 đã được dùng trong cuộc hành quân qua Campuchea (1970), để tạo các bãi đáp cho trực thăng, pháo binh. Trong cuộc hành quân Lam sơn 719 của QL VNCH qua Lào, một số BLU-82 cũng đã được thả. Năm 1971, khi Không đoàn 463 HK giải tán, việc thả BLU được giao cho KĐ 374 Chiến thuật và đây là KĐ C130 sau cùng của HK hoạt động tại Đông Nam Á.

      Khi sử dụng để đánh nơi tập trung quân, BLU-82 được thả, lúc rơi xuống cao độ 30 m, nhiên liệu rải ra tỏa thành đường dài đến 300m, và đám mây nhiên liệu này được kích nổ, khi cháy nổ sẽ hút hết dưỡng khí trong một vùng, gây ngạt thở và tạo ra chấn động sau đó.

      Xóa
    3. - CBU: là tên tắt của Cluster Bomb Unit, còn được gọi là bom cattset, CBU là một áp dụng của việc nghiên cứu về loại vũ khí có tên là Rổ bánh mì Molotov (Molotov bread basket) dùng năm 1937 trong Trận Nội chiến Tây Ban Nha. Rổ bánh mì, đơn giản chỉ là một thùng lớn chứa nhiều quả bom nhỏ để khi thả xuống, thùng mở ra và rải các quả bom nhỏ trên một diện tích rộng lớn. Như thế Cluster Bomb hày Bom chùm chỉ có mục đích là mở rộng vùng sát thương của bom khi thả xuống mục tiêụ.

      Tại chiến trường VN, nhiều loại CBU đã được chế tạo: loại chống bộ binh là loại thường được dùng nhất, rồi đến loại chống xe bọc thép, chống các tiếp liệu quân sự.. có loại chứa đầy mìn và có loại chứa nhiên liệu đặc gây cháy..

      - CBU chống bộ binh cũng có nhiều loại như CBU-24 chứa 600 quả bom nhỏ cở trái banh golf, mỗi quả golf nhỏ này khi nổ còn phóng ra 300 mảnh thép hay viên bi nhỏ chứa bên trong; CBU-46 bom chùm dạng như quả dứa, khi nổ còn tung mảnh ra xa hơn, vùng sát thương rộng hơn... Các loại CBU này thường được KQ HK sử dụng khi bay tấn công đường mòn HCM, dân ta thường gọi là bom bi.

      - Một trong những loại CBU chống xe bọc thép được dùng tại VN là MK-20 Rockeye, khi nổ sẽ phóng ra những bom nhỏ hình mũi tên dài 9 inches, chứa đầu nổ có thể xuyên phá lớp vỏ thép của xe.

      - CBU chứa mìn: 2 loại chính dùng trên chiến trường VN là Dragonteeth và WAAPM (Wide Area Anti Personnel Munition). Dragonteeth chứa những mìn nhỏ có khả năng gây mất chân binh sĩ địch khi nổ, nhưng không gây chết người còn WAAPM, rất bí mật trong chiến tranh VN: WAAPM được thả xuống trong các thùng nhựa plastic, khi chạm đất sẽ phóng ra các sợi thép mỏng manh như chân nhện, nếu chạm vào sợi thép, mìn sẽ nổ. Bom được dùng thể thả vào các ổ phòng không.

      Xóa
    4. - Loại CBU thứ tư là một loại bom cháy dạng chùm (cluster bomb incendiary device) được quân đội Mỹ phát triển trong Chiến tranh Việt Nam, với mục đích tiêu diệt sinh lực địch, dọn bãi cho trực thăng đổ bộ, cũng gọi là bom chân không, bom nổ khối, bom nhiên liệu - không khí, bom phát quang. Loại bom này cũng có tên là Fuel Air Explosives, CBU-55 là bom thuộc loại này, trong khi hầu hết các loại bom cháy khác chứa na-pan hoặc phốt-pho thì CBU-55 chứa nhiên liệu propane, dài đến hơn 2m, đường kính 0,36m, gồm ba tầng, chứa đầy propan, oxit etylen lỏng và một số hỗn hợp khí hóa lỏng bí mật khác. Khi nổ, bom gây ra một quầng lửa rộng 0,8 ha, dọn sạch địa hình, đốt sạch ôxy, gây một vùng chân không rộng lớn… CBU-55 nặng 750 pound (khoảng 340 kg). Có 2 loại CBU-55: Loại thứ nhất CBU-55/B chứa 3 bom BLU-73A/B đặt chung trong Hệ thống chứa SUU-49/B và loại thứ nhì là CBU-55 A/B chứa 3 BLU-73A/B trong thùng SU-49 A/B. Sự khác biệt là SUU-49B chỉ có thể thả bằng trực thăng hay máy bay bay chậm, trong khi đó SUU-49A/B có thêm vi đuôi xếp lại nên có thể thả bằng các máy bay bay nhanh như A-37, OV-10. Các bom BLU nhỏ nặng khoảng 45 kg chứa ethylen oxyde lỏng. Khi nổ bom sẽ làm văng các giọt ethylen, tạo thành một đám mây nhiên liệu đường kính từ 17-25 m ở độ cao 2-3m. Đám mây này được kích hỏa bằng một ngòi nổ tạo thành một quầng lửa gây ngạt do thiếu oxy cho các sinh vật trong vùng.

      Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam thì CBU-55 là loại "bom chùm hàng không dạng cát-xét, kiểu nổ xon khí đầu tiên của Mỹ. Dài 2,3m, đường kính 0,36mm, sải cánh đuôi 0,72m, khối lượng 235kg, chứa 3 bom con BLU-73, dọc thân từ lỗ lắp ngòi hẹn giờ tới nắp đáy, có đặt một dây nổ, đảm bảo mở cát xét ở trên không. Mỗi bom con có khối lượng 45kg, nạp 32,6kg ôxít êtylen lỏng, có dù hãm để giảm tốc độ rơi xuống còn 33m/s. Khi chạm đất, ngòi nổ hoạt động gây nổ ống thuốc đặt giữa trục bom, phá vỡ vỏ bom, làm văng ôxít êtylen thành các giọt, tạo thành đám mây xon khí (nhiên liệu - không khí) có đường kính 25 - 17m; cao 2,5 - 3m. Đám mây này được một trạm nổ kích thích ở độ cao 1m sau khi hình thành 0,125s. Bán kính sát thương của mỗi bom con là 50m. Bom CBU - 55 được thiết kế cho loại máy bay tốc độ dưới âm (như A-37, OV-10 và máy bay trực thăng UH=1 ở độ cao bay 600m, tốc độ bay 120km/giờ).", tại Việt Nam CBU-55 đã được sử dụng tại chiến trường Quảng trị (1972) và tại Bến Tre (tháng 8-1972) thả xuống ấp 1, xã Tam Phước và giữa tháng 7-1973, thả xuống Giồng Trôm. CBU-55 cũng là quả bom thả xuống Xuân lộc trong tháng 4 năm 1975.

      Bom высокотоннажные có lẽ là chỉ đến các loại bom Daisy Cutter, CBU và BLU đã kể trên, nếu tra từ высокотоннажные theo cách chiết tự ra từ "cao trọng tải" là có nghĩa nhất.

      Xóa
    5. "высокотоннажные" là từ phức, bao gồm "высок":"cao"và "тоннаж": "tải trọng". Hay dịch là "bom tấn" dinhphdc nhỉ..:)

      Cám ơn dinhphdc nhiều lắm.

      Xóa
    6. Đúng rồi, tựu nhiên Khoằm ngu đột xuất, từ hôm qua tới giờ cứ lăn tăn mãi về "cao trọng tải" mà chưa biết dùng từ nào, cảm ơn kichbu!

      Xóa
    7. Kichbu ơi, Khoằm hỏi được bom высокотоннажные là gì rồi, chúng mình sai bét, nó là bom napal.

      Xóa
    8. Có một số bài bây giờ đọc lại không hiểu sao mình lại dịch thế..:)

      Xóa

Steps


Flag Counter