Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Tập Cận Bình: các nguyên tắc cùng tồn tại của các quốc gia láng giềng châu Á


Комментарий: взаимная помощь во имя охраны общей безопасности -- принцип сосуществования азиатских соседей



Kichbu theo russian.news.cn


Bình luận: sự tương trợ lẫn nhau nhằm bảo vệ an ninh chung - nguyên tắc cũng tồn tại của các nước láng giềng châu Á


Peking, ngày 24 tháng Tám /Tân Hoa Xã/ - Là láng giềng của Trung Quốc có nghĩa là gì - lo lắng về hòa bình hoặc có cơ hội để phát triển?

Khi thiết lập quan hệ giữa các các nước láng giềng ở châu Á hiện nay cần theo đuổi nguyên tắc như thế nào - để tranh cãi và gây bạo loạn, hoặc là để tương trợ lẫn nhau nhằm bảo vệ an ninh chung?

Trong những ngày 21-22 tháng Tám, chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình đã thực hiện chuyến đi thăm cấp nhà nước đầu tiên tới nước láng giềng Mông Cổ. Chuyến thăm có thể được mô tả như "một chuyến đi đến với những người thân" không chỉ đưa quan hệ giữa Trung Quốc và Mông Cổ vào giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử, mà còn thể hiện thiện chí và sự chân thành của Trung Quốc trong việc cùng với các nước láng giềng bảo vệ hòa bình và đạt được sự phát triển chung, cũng như cho thấy xu thế cùng tồn tại của các nước láng giềng  châu Á.

Nguyên tắc cùng tồn tại đầu tiên của các nước láng giềng châu Á - đó là tôn trọng lẫn nhau và tin cậy lẫn nhau có xét đến lợi ích cơ bản của các bên khác. Trong chuyến thăm của Tập Cận Bình đến Mông Cổ, các bên trong tuyên bố một lần nữa khẳng định tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, cũng như con đường phát triển riêng của mình đối với nhau. Tôn trọng lẫn nhau và tin cậy lẫn nhau của Trung Quốc và Mông Cổ trong tư cách là các nước quan trọng ở Đông Bắc Á là sự đảm bảo vững chắc cho hòa bình và an ninh trong khu vực.

Nguyên tắc cùng tồn tại thứ hai của các nước láng giềng châu Á - đó là  những điểm chung trong khi vẫn giữ sự khác biệt, khắc phục những bất đồng thông qua đối thoại và hợp tác. Mặc dù có sự khác biệt trong các khái niệm về phát triển và con đường phát triển, Trung Quốc và Mông Cổ không ngừng đổi mới mô hình hợp tác, phối hợp có hiệu quả các chiến lược phát triển của mình, mở ra những triển vọng rộng lớn cho sự hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.

Nguyên tắc cùng tồn tại thứ ba của các nước láng giềng châu Á - đó là cùng nhau hành động và cùng thắng vì sự phát triển và thịnh vượng chung. Đa số các nước châu Á là các nước đang phát triển, và lợi ích của phát triển chung mà các nước có thể thu được là những yếu tố kết nối chính của sự đồng thuận ở châu Á. Trong chuyến thăm của Tập Cận Bình đến Mông Cổ, cả hai nước đã quyết định "phối hợp thúc đẩy" hợp tác trong ba lĩnh vực chính - khai thác khoáng sản, cơ sở hạ tầng và tài chính, ưu tiên hợp tác trong các dự án lớn và mở rộng khả năng giao thông vận tải. Đây là tất cả các biện pháp để tăng phúc lợi của nhân dân hai nước và thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

Những nguyên tắc cùng tồn tại này phù hợp với thực tế của châu Á, là khu vực đa dạng và năng động, là khu vực mà đồng thời tình hình an ninh  phức tạp và biến động, ở đây tập trung khá nhiều vấn đề mà những bất đồng giữa các nước trong khu vực cũng như những vấn đề do lịch sử để lại đang cản trở việc giải quyết các tranh chấp. Thoát khỏi tình hình an ninh phức tạp là một thách thức chung cho các nước châu Á.

Phát biểu tại Đại Hural quốc gia của Mông Cổ, Tập Cận Bình vì tình hình đặc biệt của châu Á đã đưa ra sáng kiến ​​về mô hình của sự hợp tác với đặc trưng tôn trọng lẫn nhau, đạt được sự đồng thuần thông qua hiệp thương và xét đến tiện lợi của tất cả các bên. Ông kêu gọi trung thành với sự nhận thức của châu Á, dựa vào sự mong muốn không ngừng đi lên, tương trợ lẫn nhau nhằm bảo vệ an ninh chung và để các nước  châu Á dựa vào sự thông thái phương Đông nhiều hơn khi giải quyết các vấn đề, loại bỏ những mâu thuẫn và thúc đẩy hài hòa.

Tôn trọng lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau và tìm kiếm những điểm chung  trong khi vẫn giữ sự khác biệt, hợp tác và hai bên cùng thắng - đó là hình thức lý tưởng của mô hình châu Á, ý thức châu Á ý thức và sự thông thái phương Đông.

"Trung Quốc luôn luôn xem các nước láng giềng, bao gồm Mông Cổ, như các đối tác để thúc đẩy sự phát triển chung và những người bạn chân thành, đảm bảo hòa bình và ổn định", - Tập Cận Bình nói. Với những lời này, ông bày tỏ sự chân thành của Trung Quốc trong việc tuân thủ các nguyên tắc cùng tồn tại với các nước láng giềng  châu Á,  chỉ rõ mô hình cùng tồn tại của các nước láng giềng với đặc trưng tương trợ lẫn nhau nhằm bảo vệ an ninh chung.

Xem thêm:


-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter