Kỷ niệm 85 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2010)
05:41-18/06/2010
Nâng cao vai trò phản biện của báo chí
Bây giờ báo chí nhiều, sách cũng nhiều, chỉ tiếc là mình có tuổi, ham đọc, đọc nhiều mà không nhớ. Lúc nhỏ, nhà nghèo, không được học cho ra học, không có sách báo để đọc. Cũng may nhờ theo cách mạng sớm nên đọc sách báo kháng chiến, đọc thơ cách mạng… tuy không nhiều, và cộng với nỗ lực tự học trong thực tế mà có một ít hiểu biết để làm cái việc gọi là "cầm quyền" sau khi nước nhà thống nhất. Nhưng cái sai lầm lớn nhất là khi đang làm việc chưa lúc nào tôi thấy mình dốt, vì lúc nào cũng được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ! Nghỉ hưu rồi có dịp đọc nhiều mới tá hoả ra là mình dốt quá!
Thật tình trên cương vị lãnh đạo cấp huyện đầu những năm mới giải phóng; rồi trong công tác lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh hay gần 15 năm ở Ủy Ban tỉnh… tôi đều hết sức cố gắng và làm được một số việc, được tổ chức và dư luận khen. Còn những khuyết điểm mà tôi mắc đều được tập thể nhận thay cho hết rồi - do hậu quả chiến tranh, do cơ chế và do nền sản xuất nhỏ. Những lúc như vậy đôi khi tôi cũng tự mãn. Bây giờ nghĩ lại, không phải tự phê mà chỉ tiếc là mình tiếp cận được ít nguồn thông tin quá nên nhiều quyết định của mình còn thiếu tầm cao, rộng và sâu; nếu mình có học, có đọc, có tư duy thì thành công hay hiệu quả công việc chắc chắn không chỉ dừng ở đó. Nói cụ thể: khi gia nhập WTO ai cũng nghĩ rằng thị trường sẽ mở rộng, sản xuất và xuất khẩu gia tăng, nông dân sẽ đổi đời. Nào ngờ, từ khi gia nhập, thua thiệt cứ đổ lên người nông dân, do ta chưa chuẩn bị đủ điều kiện cần có cho họ, thậm chí còn giảm đầu tư cho nông nghiệp do sợ bị buộc là "trợ cấp". Sau khi Tổng thống Bush ký đạo luật trợ cấp cho nông nghiệp Mỹ trị giá gần 50 tỷ USD cho 10 năm (ký vào cuối nhiệm kỳ hai của ông ta), và gần đây Trung Quốc lần lữa không điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ thì tôi mới nhận thức ra bản chất của kinh tế thị trường không có tự do như ta nghĩ. Nhớ lại, năm 1991 sang Đài Loan, các thương nhân nói với tôi rằng: Ở đây thị trường tự do, nhưng những hàng hoá thiết yếu cho dân như: gạo, đường, muối và những thứ siêu lợi nhuận như rượu, bia, thuốc lá chỉ có quốc doanh và hợp tác xã độc quyền. Những năm gần đây hàng Việt Nam bị kiện bán phá giá tại thị trường EU, Mỹ, Ấn Độ… Từ đó, tôi ngộ ra, dù hết sức muộn màng, rằng: Tự do chỉ là hình thức hào nhoáng, giống như chiếc áo tàng hình mà chỉ kính hồng ngoại mới thấy. Tiếc rằng ta chưa có loại kính ấy để thấu suốt "chiếc áo tàng hình" của thị trường tự do hay tự do thương mại thế giới! Nói ta ở đây là nói những người làm công tác quản lý kinh tế - xã hội ở cùng thời với tôi nói chung.
Nhớ nâng cao cả vai trò phản biện của blogger nữa
Trả lờiXóaBLOGGER KHÁC NHÀ BÁO Ở NHỮNG ĐIỂM NÀO?
Trả lờiXóahttp://kichbu.multiply.com/journal/item/734
@Zunie: Thì đây - NÓI PHÉT CÓ CƠ SỞ ? http://zuncon.multiply.com/links/item/19/19
Trả lờiXóaKhi "người ta" muốn cho báo chí có vai trò phản biện, tự khắc nó sẽ lên cao.
Trả lờiXóa