Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Châu Á - Thái Bình Dương: chạy đua vũ trang tổng lực

Châu Á-Thái Bình Dương: chạy đua vũ trang tổng lực

В Азиатско-Тихоокеанском регионе идёт всеобщая милитаризация

Nguồn: newsland

Kichbu post on thứ bảy, 26.02.2011

 

Sự phát triển thần tốc của CHND Trung Hoa, một đất nước đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới  vượt mặt cả Đức và Nhật Bản. Đồng thời với điều đó là sự gia tăng sức mạnh quân sự. Đã gây phản ứng đáp trả của các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương – cuộc chạy đua vũ trang bắt đầu.

 

Новость на Newsland: В Азиатско-Тихоокеанском регионе идёт всеобщая милитаризация

Các giới tinh hoa Châu Á đã bắt đầu thấy không yên ổn là người láng giềng của kẻ khổng lồ như vậy. Thêm vào đó ở nhiều quốc gia Châu Á có các cuộc tranh chấp lãnh thổ với Pekin.

Nhật Bản

Nhật Bản vì cuộc chạy đua vũ trang của Trung Quốc đã thay đổi chiến lược quân sự của mình (lần đầu tiên sau 40 năm), nếu trước đây họ nhìn thấy mối đe dọa chủ yếu từ phía Bắc (từ phía Liên Xô-Nga), thì bây giờ các lực lượng phòng vệ Nhật Bản tập trung sự chú ý vào phía Nam - trong quan hệ với CHDCND Triều Tiên và CHND Trung Hoa. Ở Nhật Bản cũng có cuộc tranh chấp lãnh thổ với Pekin – các đảo tranh chấp Senkaky (tên gọi Trung Quốc là Dyaoydao).

Chương trình quân sự mới của Tokyo dự tính đào tạo các lực lượng phòng vệ cho sự đối đầu với khả năng đổ bộ có thể của các lực lượng kẻ thù nào đó, và nước có thể duy nhất chỉ một – CHND Trung Hoa.

Các chương trình quân sự được phê duyệt trên cơ sở các cuộc bàn thảo này đã chiến thắng. Thực tế Nhật Bản bắt đầu quân phiệt hóa mới – Tokyo dự tính trong giai đoạn từ 2011 đến 2015 chi cho hiện đại hóa các lực lượng phòng vệ đến 284 tỷ dollars. Dự kiến mua: 5 tàu ngầm (từ 18 đến 23 đơn vị), 3 khu trục hạm, 12 máy bay tiêm kích và 10 máy bay tuần tra.

Dự kiến sẽ tăng cường các tổ hợp của hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc gia – số lượng các tổ hợp phòng thủ vũ trụ-không quân Patriot thế hệ thứ ba (Patriot Advanced Capability-3) sẽ tăng từ 3 đến 6. Ngoài ra, trên tất cả sáu khu trục hạm của Nhật Bản đã được trang bị hệ thống phòng thủ chống tên lửa “Aegis” sẽ được lắp đặt các tên lửa đối kháng mới của Mỹ SM-3 (Standard Missile-3). Hiện nay chỉ có 4 trong số 6 tổ hợp tàu chiến có tên lửa đối kháng lớp này.

Hoa Kỳ đã đề nghị Nhật Bản mua một vài kiểu máy bay tiêm kích mà chúng cho phép đất nước củng cố đáng kể toàn bộ máy bay chiến đấu, Defense News đưa tin. Washington giới thiệu 3 mẫu máy bay tiêm kích- F-15 Eagle, F/A-18 Super Hornet hay là F-35 Lightning II. Hiện tại chưa thông qua quyết định cụ thể. Như đã biết trước đây, bộ quốc phòng Nhật Bản đã quyết định mua một gói bổ sung gồm 50 máy bay tiêm kích Mitsubishi F-2 do các hãng Mitsubishi Heavy Industries Lockheed Martin sản xuất dựa theo mẫu máy bay tiêm kích F-16 Fighting Falcon của Mỹ.

Bộ quốc phòng Nhật Bản đã quyết định cải tiến gói các máy bay trực thăng tìm kiếm cứu hộ UH-60J Black Hawk, hiện đang được trang bị cho lực lượng không quân phòng vệ, được nói đến trong press-reliz của công ty Mỹ Sikorsky . Theo giấy phép của công ty này Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản sẽ lắp ráp 40 UH-60J mới và chúng sẽ thay thế số lượng những máy bay tương tự đã trang bị cho lực lượng vũ trang từ năm 1991. Giá của việc chế tạo những máy bay trực thăng mới và các phương tiện kỹ thuật bảo trì sẽ là 190 tỷ yen (2,3 tỷ dollars).

Hàn Quốc

Vào năm 2006, Seoul đã bắt đầu chương trình dự trù chi cho các mục tiêu tái vũ trang trong thời gian 15 năm khoảng 550 tỷ dollars. Trước hết đó là nói về việc mua các máy bay chiến đấy và tàu chiến mới.

Seoul cho rằng, kẻ thù chính của mình là Bắc Triều Tiên và liên quan đến những sự cố xảy ra cách đây không lâu (vụ đám tàu bí hiểm, việc quân đội Bắc Triều Tiên pháo kích vào lãnh thổ Hàn Quốc), còn sẽ mở rộng danh sách các chương trình quân sự.

Seuol sẽ mua các máy bay tiêm kích khó phát hiện vào năm 2012. Theo đánh giá bước đầu, gói tài chính của chương trình F-X III sẽ là 10 tỷ tỷ won (9 tỷ dollars) – dự kiến mua 60 máy bay tiêm kích. Nói chung chương trình F-X được khởi động trong năm 2008, dự kiến mua theo từng giai đoạn 120 máy bay tiêm kích mới trước năm 2020. Các máy bay mới sẽ thay thế các máy bay tiêm kích quá hạn F-4E Phantom II F-5E Tiger II. 60 máy bay Hàn Quốc đã mua trong khuôn khổ của các giai đoạn một và hai F-X. Trong khuôn khổ các giai đoạn này đã mua các máy bay tiêm kích F-15K Slam Eagle của hãng Boing Mỹ.

Indonesia và Hàn Quốc đã thỏa thuận chế tạo máy bay tiêm kích-tàng hình. Seuol dự kiến chế tạo máy bay tiêm kích riêng của mình thế hệ “4+”. Máy bay mới sẽ được chế tạo với công nghệ khó phát hiện về các chức năng , cần phải có tính năng vượt trội các máy bay KF-16 đang được trang bị cho quân đội của Hàn Quốc. Giá trị của dự án KF-X vào khoảng tám tỷ dollars. Tỷ lệ của Indonesia trong chương trình chế tạo máy bay là 20 phần trăm.

Hãng LIG Nex1 của Hàn Quốc, hiện đang mua các trang bị quân sự của nước ngoài, vì các lợi ích của bộ quốc phòng đã ký với hãng Saab của Thụy Điển hợp đồng mua radar trinh sát pháp binh Arthur, Defense Aerospace đưa tin. Tổng giá trị hợp đồng là 450 triệu cron Thụy Điển (70,2 triệu dollars). Vào cuối 2009, Hàn Quốc đã tiếp nhận từ Saab sáu RLS Arthur. Các trạm radar này có khả năng xác định vị trí của pháo binh kẻ thù nhờ tính toán tọa độ theo quỹ đạo bay của viên đạn. Những radar này có thể được sử dụng ngay cả để xác định tốc độ đầu súng của viên đạn theo tầm xa rơi của nó. Tầm xa của Arthur khoảng 35 km. Các radar Thụy Điển cũng có thể được sử dụng để tính toán thời gian và vị trí rơi của viên đạn của các vũ khí đồng minh vào các vị trí của kẻ thù. Nhờ đó Arthur có thể được sử dụng để điều chỉnh hỏa lực pháo binh. Hệ thống Arthur có thể triển khai hoàn toàn sau hai phút, cũng như có thể lắp đặt trên máy bay trực thăng.

Bộ quốc phòng Hàn Quốc đã ký với hãng Lockheed Martin của Mỹ hợp đồng cung cấp bốn máy bay vận tải-quân sự C-130J-30 Super Hercules, Flightglobal đưa tin. Theo các điều kiện hợp đồng, việc cung cấp máy bay mới sẽ bắt đầu vào năm 2014. Hiện nay đã có 12 máy bay vận tải C-130H Hercules trang bị cho không quân Hàn Quốc.

Hãng Korea Aerospace Industries của Hàn Quốc đã tiến hành giới thiệu máy bay cường kích T/A-50, máy bay huấn luyện T-50 Golden Eagle, hãng Flightglobal đưa tin. Không quân Hàn Quốc đã đặt hàng 22 máy bay kiểu này và dự tính sẽ sử dụng chúng như như những máy bay tiêm kích, cường kích hạng nhẹ, và cũng như để huấn luyện tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Việc cung cấp các máy bay, dự kiến, sẽ bắt đầu vào năm 2012.

Hàn Quốc sẽ tái sản xuất BMP K21. Nói riêng, vào tháng tư 2011, 100 BMP, mà 50 trong số đó đã được trang bị cho không quân vào năm 2010. Những máy bay này đã được hiện đại hóa tại nhà máy Doosan. Trong thời gian mười năm sắp đến dự định sẽ chuyển giao cho quân đội 900 K21.

Seoul dự kiến tăng cường sức mạnh cho hải đội tàu ngầm nguyên tử số 6.

Đài Loan

Đài Loan là một trong những khu vực có khả năng xảy ra xung đột nhất, bởi vì Pekin có tham vọng đối với quốc gia này. Còn giới tinh hoa của Đài Loan từ chối mọi sự thống nhất hòa bình, hai nhà nước Trung Quốc.

Đài Loan vào đầu 2011 sẽ trang bị cho lực lượng vũ trang những máy bay đầu tiên trong số 12 máy bay P-3C Orion chống tàu ngầm mua của Mỹ. Chúng có giá khoảng 2 tỷ dollars và sẽ thay thế các máy bay chống tàu ngầm S-2T.

Đài Loan muốn tăng số lượng số lượng tàu ngầm nguyên tử: hiện nay trong biên chế của Hải quân Đài Loan có bốn tàu ngầm diezel (ДЭПЛ), hai trong số đó kiểu “Hippy II” được chế tạo trong những năm 1944-1950s và thích hợp chỉ đối với việc huấn luyện cá nhân. Những tàu ngầm kiểu “Hai Lun” hiện đại hơn được mua của Hà lan trong những năm 1987-1988s , không thể đảm bảo bảo vệ hiệu quả các đường biên giới của quốc đảo. Họ muốn mua các tàu ngầm diezel của Hoa Kỳ, nhưng các tàu ngầm diezel không được thiết kế và chế tạo ở Mỹ từ những năm 1950s. Và Washington không muốn thêm một lần nữa gây căng thẳng với Pekin. Đài Loan có kế hoạch mua đến 8 tàu ngầm, có thể ở Nga, bởi vì Liên minh Châu Âu không muốn cãi cọ với Pekin và cũng như không bán cho Đài Loan tàu ngầm nguyên tử.

Đài Loan chính thức phê chuẩn việc sản xuất tên lửa có cánh. Đài Loan đang sản xuất hai kiểu tên lửa có cánh  - Chichun tại căn cứ tên lửa đối hạm Hsiungfeng 2E, và siêu âm thanh Chuifeng. Các đặc trung của các loại tên lửa này không được biết rõ. Chỉ biết rằng, các tên lửa có thể được phóng lên từ mặt đất, cũng như trên biển và nhằm mục đích tiêu diệt các sân bay, các căn cứ tên lửa và các đối tượng khác tại Đông-Nam Trung Quốc. Hsiungfeng 2E có tầm bay xe 800 km. Như mong muốn, Đài Loan sẽ trang bị cho lực lượng hải quân 300 đơn vị vũ khí như vậy.

Philippins

Đang tăng cường các khả năng hải quân của mình, và chủ yếu mua các  tàu tuần tiểu và cano, trong số đó có những tàu đã bị các nước khác loại bỏ.

Lực lượng hải quân Philippins dự định sẽ thay thế gói các máy bay cường kích hạng nhẹ quá hạn Rockwell OV-10 Bronco, Flightglobal đưa tin. Các máy bay tấn công một máy hạng nhẹ đang được xem xét để thay thế. Trong số những máy bay dự kiến mua, các máy bay của Israel Embraer EMB-314 Super Tucano, KAI KT-1 của Hàn Quốc và Beechcraft T-6 Texan II của Mỹ.

Việt Nam

Việt Nam có các cuộc xung đột nghiêm trọng với CHND Trung Hoa trong quá khứ và các cuộc tranh cãi về lãnh thổ trên biển Nam Trung Quốc (Biển Đông Việt Nam-Kichbu).

Việt Nam đang hành động theo hai hướng, tăng cường các lực lượng vũ trang và đồng thời tìm kiếm đồng minh, thậm chí thông qua kẻ thù trước đây Hoa Kỳ. Sẵn sàng giao căn cứ hải quân-quân sự của Liên Xô trước đây cho Ấn Độ, hay là các lực lượng quốc tê, thậm chí cả Hoa Kỳ.

Trong năm 2008-2009 Nga và Việt Nam đã ký các hợp đồng tổng cộng 4,5 tỷ dollars và dự tính sẽ cung cấp các máy bay tiêm kích Su-30MK2, tác tàu tên lửa kiểu “Tia chớp”,  hải phóng hạm kiểu “Gepard” và sáu tàu ngầm project 636. Vấn đề cung cấp các phương tiện phòng thủ đối không hiện đang được thảo luận – thực tế người Việt Nam quan tâm tất cả những gì hiện Nga có như tổ hợp tên lửa phòng không “Tor”, “Buk”, S-300.

Singapore

Hiện nay ở Singapore đang thực hiện chương trình củng cố các lực lượng hải quân. Trước đó bộ quốc phòng đất nước đã bày tỏ mong muốn mua một số máy bay P-3C Orion tuần tra đã qua sử dụng của Mỹ, họ nói về 4-6 máy bay.

Singapore đang trang bị cho hải quân sau máy bay lên thẳng chống tàu ngầm S-70B Seahawk đã đặt hàng ở công ty Mỹ Sikorsky vào năm 2005, Flightglobal đưa tin. Các máy bay trực thăng sẽ được biên chế vào các phi đội của các chiến hạm lớp “Forrmidebl” có trong biên chế của hải quân vào năm 2009.

Các lực lượng hải quân Singapore hiện có 4 tàu ngầm lớp Challenger và 2 tàu ngầm lớp Archer do Thụy Điển sản xuất. Tàu ngầm đầu tiên lớp Challenger đã được mua bởi Singapore vào năm 1995, những chiếc còn lại – vào năm 1997. Các tàu ngầm lớp Archer được mua vào năm 2005. Dự kiến sẽ mua thêm  2 tàu ngầm nữa.

Malaisia

Đã mua: 6 máy bay lên thẳng hải quân ở Anh (1999-2004), 6 chiến hạm kiểu “Meko” ở Đức (1999-2010), 167 BTR ở Thổ Nhỉ Kỳ (2000-2004), 18 PC30 ở Brazilia (2000-2009), 9 UTS cánh quạt ở Thụy Sỹ (2000-2001), 2 tàu ngầm nguyên tử kiểu “Skorpene” do Pháp và Tây Ban Nha sản xuất (2002-2009), 3 tiểu đoàn 3PK tầm ngắn ở Vương quốc Anh (2002-2007), 11 máy bay lên thẳng hạng nhẹ (2003-2006), 18 máy bay tiêm kích hạng nặng Su-30MKM của Nga (2003-2009), 48 xe tăng RT-91m CỦA Ba Lan (2003-2010), 6 máy bay trực thang hạng nhẹ của Pháp (2003-2004), vào năm 2005 đã đặt hàng 4 VTS A400M ở Châu Âu, đã mua thêm 10 UTS cánh quạt của Thụy Sỹ (2006-2007), đã mua ở Italia 12 UTS phản lực (2006-2009), và thêm 18 PC30 ở Brazilia (2007-2009), 56 BTP chạy xích ở Thổ Nhỉ Kỳ (2008-2009).

Vào năm 2010 Malaisia đã đặt hàng cho Pháp  các thiết bị huấn luyện và các hệ thống khác nhau đối với tàu ngầm nguyên tử, 8  đơn vị pháo tự hành do Pháp sản xuất, các thiết bị dự phòng và bảo dưởng Su-30, 12 máy bay trực thăng do Châu Âu sản xuất.

Malaisia quan tâm các máy bay chống tàu ngầm, các máy bay tuần tiểu hải quân, các máy bay tiêm kích đa năng, UTS, các đơn vị pháo tự hành, tàu chiến –dok đổ bộ, 2 chiến hạm, các hải phóng hạm, sv. 20 tàu tuần tiểu, các tàu thủy văn học, cano tuần tiểu, các tàu quét mìn/vớt thủy lôi. Dự kiến mua thêm 2 tàu ngầm diezel.

Indonesia

Đại diện của Hải quân Indonesia tuyên bố thế này: Hải quân Indonesia cần 39 tàu ngầm bổ sung để bảo vệ vùng lãnh hải chống những đe dọa từ bên ngoài. Hiện nay hải quân Indonesia được trang bị hai tàu ngầm diezel kiểu “Chakra” (project 209/1300 do Đức sản xuất) đã được hiện đại hóa bởi công ty Hàn Quốc DSME. Jakarta dự kiến mua hai tàu ngầm trong những năm 2011-2012. Các ứng cử viên chủ yếu là tàu ngầm nguyên tử project 209 do hãng DSME chào hàng và tàu ngầm diezel của Nga project 636 “Kilo”. Hiện nay Indonesia không có đủ nguồn tài chính để thực hiện chương trình đồ sộ như vậy. Nhưng 2-4 tàu ngầm diezel Indonesia hoàn toàn có thể mua được.

Thêm một trong những tuyên bố công khai mới đây, Indonesia có nguyện vọng mua đến 180 máy bay tiêm kích “Sukhoi”, nhưng hiện tại không có kinh phí. Hiện nay lực lượng vũ trang Indonesia được trang bị mười máy bay tiêm kích hiệu “Su”: 2 Su-30MK, 3 Su-MK2, 2 Su27CK và 3 Su-27CKM. Trong thời gian tới họ còn muốn mua thêm 6 chiếc nữa.

Indonesia đã tiếp nhận các máy bay chiến đấu thủy quân lục chiến của Nga BMP-3F – 17 chiếc, 3 máy bay trực thăng tấn công Mi-35.

Vào tháng mười một 2010 Indonesia đã mua 8 máy bay tấn công hạng nhẹ Super Tucano để thay thế các máy bay cường kích Bronco.

Bangladesh

Chính phủ Bangladesh đang xem xét khả năng mua các tàu ngầm như một hợp phần quan trọng của các biện pháp nhằm đảm bảo bảo vệ khu kinh tế đặc biệt của đất nước. Bởi Bangladesh là một nước không giàu có, nên mua các tàu ngầm không còn được sử dụng ở Trung Quốc là có thể hơn cả.

Trong năm 2001, đã mua chiến hạm “Bangabadhu” kiểu “Ulsan” của Hàn Quốc. Những khả năng của hải quân dự kiến tăng cường nhờ mua năm tàu tuần tiểu nhỏ của hãng “Khulna shipyard”.

Vào năm 2010 hải quân Bangladesh đã tiếp nhận từ biên chế của hải quân Vương quốc Anh ba tàu chiến bảo vệ bờ biển kiểu “Kastl”. Hoa Kỳ đã chuyển cho Bangladesh 16 cano kiểu “Difender”. Theo thông tin không chính thức, trong quá trình thực hiện có hợp đồng với CHND Trung Hoa cung cấp cho hải quân Bangladesh hai chiến hạm “Dzangvei-2” (project 053H3) và ba máy bay trực thăng Z-9.

Tính đến các nguồn dự trữ hydrocacbon trên lãnh thổ đất nước – Trung Quốc có tham vọng hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường vũ khí của Bangladesh, bán chịu, hay là trên thực tế nhượng hẵn – những vũ khí cũ của mình. Nói riêng, trong suốt một vài năm, Shaanxi Baoji Special Vehicles Company đã cung cấp cho Bangladesh tài khoản tín dụng được Pekin cho phép các BTR ZFB05 với công thức nhẹ 4x4 và cuối năm 2009 hãng tuyên bố về các cuộc đàm phán cung cấp các bệ phóng bổ sung. Vào năm 2007 “Chendu eirkraft indusstry” đã chuyển 12 máy bay tiêm kích một chỗ ngồi F-7BG và bốn máy bay FT-7BG hai chỗ ngồi, và, như được biết, họ đang tiến hành đàm phán cung cấp cho Bangladesh các máy bay JF-17 (FC-1) và máy bay hiện đại hơn J-10 (FC-20).

Bangladesh đã tiến hành hiện đại hóa các xe tăng hạng nhẹ của mình kiểu 59, các phiên bản copies của Trung Quốc theo mẫu xe tăng Liên Xô T-54, Strategy Page đưa tin. Sau khi cải tiến, các xe tăng được mang chỉ số 59G. Những xe tăng như vậy được trang bị các pháo nòng dài mới, vỏ thép phản lực tích cực và các hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại. Xe tăng kiểu 59G của quân đội Bangladesh được trang bị pháo 120mm và các động cơ mới của Ucraina với 1200 mã lực.

Úc

Không có nước nào hưởng được lợi nhiều từ sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc như Úc. Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Úc. Trung Quốc mua ở Úc số lượng than và quặng sắt vô cùng to lớn và  điều này thúc đẩy việc bán ồ ạt  các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước.

Nhưng điều này không làm yên lòng Úc. Đất nước này cho rằng sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ tạo mối đe dọa đối với an ninh của Úc.

Úc dự định chi 279 triệu dollars cho chương trình tăng cường các lực lượng vũ trang trong 20 năm – cơ bản Canberta sẽ chi các khoản này để mua các tàu chiến mới và cho không quân. Đây là sự gia tăng và mở rộng các lực lượng vũ trang Úc lớn nhất kể từ Đại chiến thế giới thứ II.

Úc đã xây dựng xong phi đội máy bay tiêm kích F/A-18F Block II Super Hornet đầu tiên, Defense Aerospace đưa tin. 12 máy bay này sẽ được điều cho cho căn cứ không quân Emberli, và đã đưa vào chế độ trực chiến. Tổng cộng, Úc cần nhận 24 máy bay tiêm kích F/A-18 đã mua của hãng Boing vào tháng năm 2007 với giá 4,6 triệu dollars. Không quân Úc xem F/A-18 như khâu chuyển tiếp giữa các máy bay tiêm kích đã bị loại với những máy bay tiêm kích F-35 Lightning II tiềm năng đã được dự định trang bị cho quân đội.

Trong biên chế của hải quân Úc hiện có 6 tàu ngầm lớp Collins, 4 trong số đó – đang được sửa chữa khẩn cấp hoặc cơ bản. Dự kiến mua 12 tàu ngầm nguyên tử mới.

.

Các đặc điểm của của chạy đua vũ trang “theo kiểu Châu Á” là:

- Tập trung chủ yếu cho các lực lượng hải quân, bởi vì chiến trường và các cuộc tranh chấp lãnh thổ, cơ bản trên biển – các đảo, các thềm lục địa. Quan tâm đặc biệt đối với các tàu ngầm diezel.

- Các quy mô và tốc độ của cuộc chạy đua vũ trang chưa từng có từ thời “chiến tranh lạnh” giữa Liên Xô và Hoa Kỳ.

- Các nước nghèo hơn (như Bangladesh) và hiện không có xung đột với Trung Quốc mua chịu vũ khí của CHND Trung Hoa – các loại vũ khí rẻ hơn, đã bị loại bỏ bởi chính Trung Quốc. Các nước giàu “các con hỗ châu Á” thích mua vũ khí của Hoa Kỳ, và tự chế tạo (Nhật Bản, Hàn Quốc), hay là mua của Nga (Việt Nam, Indonesia).-Kichbu-

.

Bài chưa được biên tập. Mong các blogger chuyên lĩnh vực quân sự hiệu đính cho. Kichbu theo giới thiệu của bạn  hotrunghia  lỡ dịch phải dịch cho hết. Toát cả mồ hôi trộm..:)

5 nhận xét:

  1. http://kichbu.multiply.com/journal/item/1358
    Vietnam South: Conflict with the PRC in the past and the territorial dispute
    over the South China Sea (East Sea of Vietnam-Kichbu)
    THANKS FOR THIS POST
    TOM PREMO - NGUYÊN MINH TÂM - TT

    Trả lờiXóa
  2. lien xo sup do vi khong du suc chay dua vu trang SDI voi My
    chay dua vu trang la co loi cho trung quoc, vinam khong du su canh tranh,
    chi co mot va chi mot thu vu khi dam bao duoc chu quyen vnam, va xung dang duoc bo tien vao
    do la bom nguyen tu,

    Trả lờiXóa
  3. Không đủ măm nguyên tử cái gì..:)

    Trả lờiXóa
  4. Bom nguyên tử là con đường ngắn nhất để TQ (và Mỹ) có cớ đánh Vn như Mỹ oánh Iraq 2003

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter