Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

"Trục" Châu Á của Mỹ không có đường vòng





 Барак Обама и Китай

"Trục"  Châu Á của Mỹ không có đường vòng

Азиатская "ось" Америки без петель


Brahma Chellaneyi
Nguồn: inosmi.ru
Kichbu posted on 18.11.2012

Bài liên quan:

New Delhi-Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Barack Obama sau khi tái đắc cử  nhiệm kỳ thứ hai phản ánh sự tập trung mới của nền kinh tế và an ninh của  Mỹ ở châu Á. Tuy nhiên, chuyến công du châu Á của Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh vấn đề chính yếu về chính sách của Mỹ trong khu vực:  "trục" của Mỹ ở châu Á có bổ sung  chiến lược cụ thể hay vẫn sẽ  đóng gói lại bằng những từ ngữ hoa mỹ của chính sách cũ?

Hoa Kỳ, quốc gia có xu hướng nhanh chóng thu được nguồn lực từ những vấn đề khu vực gây nên bởi những nỗ lực ngày càng mạnh mẽ hơn để khẳng định mình của Trung Quốc, củng cố mối quan hệ quân sự với các đồng minh châu Á hiện có và thiết lập các mối quan hệ trong lĩnh vực an ninh với những người bạn mới. Nhưng khát khao của Mỹ quay trở lại sân khấu trung tâm của Châu Á làm lu mờ những vấn đề then chốt liên quan đến việc làm sao để cho phép buông neo an ninh của khu vực đối mặt với những tham vọng chiến lược của Trung Quốc.

Một trong những vấn đề là sự cần thiết ngăn chặn sự xâm thực sức mạnh tương đối của Mỹ mà trước hết nó đòi hỏi một sự đổi mới nội bộ toàn diện, và trong đó, tăng cường ngân sách. Tuy nhiên, nhu cầu cắt giảm chi phí trong viễn cảnh có thể đưa đến vấn đề rằng Hoa Kỳ có thể không có khả năng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương - hoặc, còn tệ hơn, buộc phải giảm sự hiện diện của mình ở đây.

Dưới thời Obama, Hoa Kỳ đã có nhượng bộ đáng kể các vị trí cho Trung Quốc, và xu hướng này đã xuất hiện ngay vào thời điểm khi chính quyền Bush tiến hành các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Điều này kích thích xuất hiện những nghi ngờ về khả năng của Mỹ đảm bảo uy thế chiến lược "trục" của mình, và duy trì mức độ cao hơn các ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà Mỹ triển khai 320 nghìn binh lính. Việc dự kiến bổ sung ​​tại Australia 2,5 nghìn lính thủy quân lục chiến trong mức độ nhất định mang tính biểu trưng.

Thực tế, sau khi tăng kỳ vọng của các nước châu Á về một phản ứng mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ đối với thái độ kiên quyết đang tăng lên của Trung Quốc, chính quyền Obama bắt đầu giảm các khía cạnh quân sự "trục" của mình, thay vào đó chú trọng vào sự tham gia kinh tế ngày càng lớn của Hoa Kỳ. Sự thay đổi này đã giúp các nước trong khu vực này không sợ phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với những quốc gia chịu đựng gánh nặng phương pháp tiếp cận quyết đoán của Trung Quốc đối với các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải, sự nhấn mạnh này gây nên những nghi ngờ mới về mức độ tham gia của Mỹ.

Thật vậy, sự định hướng lại về bình diện kinh tế của "trục", Mỹ điều chỉnh chính sách, đánh giá lại yếu tố quân sự và đặt Hoa Kỳ trên con đường  xung đột với Trung Quốc. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã ra tín hiệu về một lập trường cứng rắn hơn của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc bằng những phát biểu gay gắt của mình tại Diễn đàn khu vực năm 2010 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hà Nội,  bây giờ làm mềm quan điểm này, thúc đẩy thương mại và đầu tư trong thời gian các chuyến thăm của mình đến các nước châu Á.

Obama cũng nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế của "trục" của Mỹ, mô tả chuyến công du châu Á của mình như là một nỗ lực để tạo thêm nhiều việc làm ở đất nước của mình bằng cách tăng xuất khẩu sang "khu vực đang phát triển năng động và tăng trưởng nhất trên thế giới". Ngay cả chuyến thăm lịch sử của mình đến Myanmar - liên quan đến thương mại ở mức độ như vậy, cũng như với sự tách nước này, một quốc gia có vị trí chiến lược và giàu tài nguyên thiên nhiên, thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc. 

Tái định hướng vào các vấn đề kinh tế-thương mại cũng khiến Washington thúc đẩy quan hệ với Tổ chức đối tác xuyên Châu Á- Thái Bình Dương, mà mục đích của nó là tạo ra nhóm thương mại tự do Châu Á-Thái Bình Dương mới mà trong đó không có Trung Quốc. Ngoài ra, Hoa Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, mà nó về thời gian trùng hợp với việc tiến hành hội nghị EAS ở Phnom Penh, nơi ông Obama sẽ tham dự.

Việc điều chỉnh đường lối của Hoa Kỳ cũng cho biết về ý tưởng khác: Mỹ đã không giành chiến thắng nào, nếu ủng hộ bất kỳ một bên nào trong số các bên xung đột trong cuộc tranh cãi của Trung Quốc với các nước láng giềng -  ít nhất, cho đến nay, khi các lợi ích của Hoa Kỳ, chẳng hạn, như ở Biển Hoa Nam (Biển Đông - Việt Nam), nơi các tham vọng trên biển của Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải tại một trong những tuyến đường biển dày đặc nhất trên thế giới, sẽ chưa đưa lên bản đồ.

Sự quan tâm về các lợi ích quốc gia riêng của mình giải thích lý do tại sao nước Mỹ đã thực hiến đường lối trung lập ngầm về sự tái hồi các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, bao gồm cả những tham vọng xuất hiện bất ngời của Trung Quốc đối với  bang Arunachal Pradesh to lớn của Ấn Độ  nằm trong dãy Himalaya. Ngoài ra, Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản giải quyết hòa bình tranh chấp các đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát. Mục tiêu chính của Mỹ là để ngăn chặn sự phát triển đối kháng cho đến thời điểm, khi Mỹ, vì thiệt hại các lợi ích của riêng mình, buộc phải chấp nhận Nhật Bản.

Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta gặp gỡ với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng Chín, ông đã nhận được một "lời mắng" rằng Mỹ nên đứng ngoài cuộc tranh chấp Trung-Nhật. Thật vậy, trong điều kiện các cuộc chống đối Nhật Bản có tổ chức  tại Trung Quốc vào tháng Chín năm nay, Panetta thay vì khuyên Trung Quốc  kiềm chế các cuộc biểu tình thường kết thúc bằng các vụ hổn loạn, công khai khẳng định thái độ trung lập của Mỹ trong cuộc đấu tranh giành kiểm soát  các hòn đảo này.

Điều chỉnh trong chính sách của Mỹ thực sự mở rộng thậm chí đến thuật ngữ. Các nhà ngoại giao Mỹ nhìn chung đã từ bỏ sử dụng thuật ngữ "trục" (như trong tiếng Anh, từ này có cả sắc thái quân sự, có nghĩa là cứ điểm") và thay thế nó bằng thuật ngữ "tái cân bằng".

Dù người ta gọi điều này thế nào đi nữa, cách tiếp cận mới đối với chính sách trong tất cả các ý nghĩa đều  liên quan đến Trung Quốc, bởi vì đang nói đến việc tăng cường liên minh của Mỹ và tình hữu nghị với các nước xung quanh các ngoại vi của Trung Quốc, trong đó, với Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, Indonesia và Hàn Quốc. Tuy nhiên, chính quyền Obama tiếp tục phủ nhận rằng Trung Quốc nằm ở trung tâm chiến lược của mình. Trong thực tế, Mỹ không muốn công khai làm bất cứ điều gì hoặc nói để có thể  khiến Trung Quốc tức giận.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chiếm  phần lớn chương trình nghị sự trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Obama, đặc biệt là trong mối liên hệ với việc rút quân Mỹ đang diễn ra ở Afghanistan, mà nó sẽ thúc vào năm 2014. Tuy nhiên, Obama sẽ phải xác định một chính sách rõ ràng của Hoa Kỳ về một Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, trong điều kiện lãnh đạo của chế độ độc tài, của một Trung Quốc đang đưa ra những yêu sách mạnh mẽ tuyên bố đòi chủ quyền lãnh thổ và kích động chủ nghĩa dân tộc trong nước. Hoa Kỳ và các nước Châu Á còn lại sẽ không đơn giản thích ứng với Trung Quốc - họ nên cố gắng hướng đến sự hình thành của Trung Quốc, mà nó đang chơi theo các quy tắc.

Brahma Chellaney - giáo sư hoạch định chiến lược của Trung tâm nghiên cứu chính trị ở New Delhi, tác giả củacuốn sách "Nước: chiến trường mới Châu Á» (Asian Juggernaut and Water: Asia’s New Battleground).

.
Kichbu lược dịch. Các bạn đọc tham khảo..:)

1 nhận xét:

Steps


Flag Counter