Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Diễn văn của Tổng thống LB Nga. 18.3.2014

Обращение Президента Российской Федерации.

Обращение Президента Российской Федерации


Kichbu theo: Tiểu Phi

Vào lúc 3h chiều (Moscow) 18/03/2014. Tổng Thống Nga V.Putin đã chính thức ký một văn bản rất quan trọng (có lẽ quan trọng bậc nhất trong đời ông ta), chấp nhận sáp nhập Crưm và Sevastopol trở lại LB Nga sau 60 năm kể từ khi Khrushchev cắt từ Nga trao cho Ucraine và sau 24 năm kể từ ngày Liên Xô tan rã, đồng thời đệ trình phê chuẩn Hiệp Uớc gia nhập của Cộng Hòa Crưm và thành phố Sevastopol vào Liên Bang Nga.

Tôi đọc bài diễn văn của ông ta, dài tới hơn 10 trang A4. Xin dịch sơ lại cho mọi người cùng đọc, và quả thật tuy mất thời gian cả đọc lẫn dịch nhưng tôi đánh giá rằng đó là một bài diễn văn rất đáng đọc, ít nhất là về mặt kỹ năng viết, kỹ năng hùng biện, việc tích lũy và sử dụng kiến thức và mặc dù khá bận nhưng tôi hoàn toàn không tiếc công của mình đã bỏ ra để dịch lại nội dung này!

Mang tính chất sơ dịch để đảm bảo đủ, đúng và trọn ý (quan trọng nhất), rối mới đến văn phong... nếu còn chỗ chưa tốt bà con cũng bỏ quá!

---------------------------

Kính thưa quí vị thành viên Hội đồng Liên bang, thưa các vị đại biểu Duma Quốc gia. Các đại biểu của Nước cộng hòa Crưm và Sevastopol đang ở đây với chúng ta, các công dân Nga cùng nhân dân của Crưm và Sevastopol!

Thưa các bạn, hôm nay chúng ta hội tụ ở đây vì có liên quan tới vấn đề có ý nghĩa lịch sử và sống còn với tất cả chúng ta. Tại Crưm vào ngày 16/3 vừa diễn ra một cuộc trưng cầu dân ý tuân thủ đầy đủ mọi thủ tục dân chủ và chuẩn mực quốc tế.

Hơn 82% cử tri đã tham gia bỏ phiếu. Trên 96% đã ủng hộ tái hợp với nước Nga. Những con số này đã thể hiện ra tất cả.

Để hiểu vì sao có sự lựa chọn này thì cần hiểu về lịch sử Crưm, tức là, những điều có ý nghĩa cho cả Nga đối với Crưm và cho cả Crưm đối với Nga.

Tất cả những gì tại Crưm đều là niềm tự hào và là lịch sử chung của chúng ta. Ở nơi này có dấu tích của Khersones cổ đại, ở đây Quận Vương Vladimir đã được làm lễ rửa tội. Tinh thần Chính thống giáo của Người đã xây dựng ra các nền tảng cho văn hóa cũng như những giá trị nhân văn, văn minh để liên kết nhân dân Nga, Ukraine và Belarus. Cũng tại Crưm này còn có bia mộ của những người lính Nga mà vào năm 1783 sự anh dũng của họ đã đưa Crưm vào với Đế quốc Nga. Crưm cũng có Sevastopol – một thành phố huyền thoại, thành phố của lịch sử chói lọi, cũng là một pháo đài, và chính là quê hương để sinh ra Hạm đội Biển Đen của nước Nga. Crưm là Balaklava và Kerch, Malakhov Kurgan và Sapun Ridge(1). Mỗi cái tên đó đều rất thiêng liêng trong lòng dân tộc, là biểu tượng của lòng dũng cảm và vinh quang của quân đội Nga.

Còn hôm nay, dân số tại bán đảo Crưm là 2,2 triệu người, trong đó, khoảng 1,5 triệu người Nga, 350.000 người Ukraine, nhưng cơ bản coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ. Người Tatar có khoảng 290.000 - 300.000, phần nhiều trong số họ - theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý – cũng ngả về phía Nga .

Crưm - đó là nơi hội tụ độc đáo của văn hóa và truyền thống các dân tộc khác nhau. Điều này cũng làm nó giống nước Nga là nơi trong nhiều thế kỷ qua không một dân tộc nào bị bỏ rơi và quên lãng. Người Nga, người Ukraine, người Tatar ở Crưm đại diện các dân tộc khác đã cùng chung sống và lao động bên nhau trên mảnh đất Crưm, cùng bảo tồn đặc trưng, truyền thống, ngôn ngữ và tín ngưỡng của mình.

Cũng đã có lúc người Tatar tại Crưm, cũng tương tự như một vài dân tộc khác ở Liên Xô, từng bị người ta đối xử không công bằng. Tôi nói thêm một điều rằng: cũng có hàng triệu người thuộc nhiều dân tộc khác nhau đều đã phải chịu đựng tình trạng đó, và họ chủ yếu đều là người Nga cả.

Người Tatar Crưm cũng đã quay trở về với quê hương bản quán của mình. Tôi cho rằng rồi đây chúng ta nhất định phải thông qua tất cả những quyết định cần thiết về mặt pháp lý và chính trị để hoàn thành quá trình khôi phục danh dự cho dân tộc Tatar Crưm, để họ được hưởng quyền lợi của mình và được trong sạch hoàn toàn.

Chúng ta rất tôn trọng nhân dân tất cả các dân tộc đang sống trên mảnh đất Crưm. Đây là ngôi nhà chung của họ, là quê hương nhỏ của họ, và đúng ra như tôi biết là cả 3 ngôn ngữ - tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Tatar – được bình đẳng như nhau trong hệ thống ngôn ngữ quốc gia tại Crưm.

Thưa các bạn,

Trong trái tim và tâm trí nhân dân, Crưm vẫn luôn còn là một bộ phận không thể tách rời của nước Nga. Niềm vững tin đó được dựa trên sự thật và công lý, đã được truyền từ đời này sang đời khác qua, cả những khi đối mặt với sự bất lực và với thời gian, cả trong những tình thế bất khả kháng rồi bất chấp tất cả những bi kịch vật đổi sao dời trên đất nước chúng ta mà chúng ta đã vượt qua được trong suốt thế kỉ 20.

Sau cách mạng, vì lý do nào đó mà những đảng viên Bolsevich, xin Chúa hãy phán xét họ, đã đem  phần lãnh thổ rất lớn ở miền Nam nước Nga để nhập vào Cộng hoà Ukraine. Việc này đã xảy ra  mà không đếm xỉa đến đặc điểm của thành phần dân cư. Ngày nay nơi đó là vùng đông nam Ukraine. Còn nữa, sau đó, vào năm 1954, thêm một quyết định giao tiếp lãnh thổ Crưm cho Ukraine, tiếp đến là  cả Sevastopol, bất chấp sự thật khi đó đang là thành phố thuộc liên bang. Khởi xướng việc này thuộc về trách nhiệm cá nhân người lãnh đạo đảng Liên Xô, Khrushchev. Cái gì đã xui khiến thúc đẩy ông ấy đảm bảo hỗ trợ Ucraine hay là ông ấy muốn sửa lỗi cho vụ trấn áp tập thể ở Ucraine vào những năm 1930 – cái này tôi xin nhường lại cho những nhà sử học nghiên cứu.

Vấn đề quan trọng với chúng ta thì ở khía cạnh khác: quyết định lúc đó được thông qua đã ngang nhiên vi phạm thậm chí là vi phạm chính các quy tắc về hiến pháp đương thời. Quyết định này đã không được công khai mà chỉ quyết định nội bộ giữa vài người liên đới. Và hiển nhiên, chẳng ai thèm hỏi ý kiến người dân Crưm và Sevastopol. Đơn giản là thực tế như thế đã xảy ra và họ phải đối diện. Tất nhiên là trong dân đã nảy sinh nhiều thắc mắc tại sao bỗng dưng Crưm lại bất ngờ trở thành một phần của Ukraine. Nhưng nhìn tổng thể thì cần nói thẳng, tất cả chúng ta ai cũng biết quyết định kia chỉ là hình thức, vì khi đó việc chuyển giao đất đai đơn thuần diễn ra bên trong biên giới một nước lớn và thống nhất. Lúc đó làm sao ai có thể nghĩ rằng Ukraine và Nga lại trở thành 2 quốc gia riêng. Nhưng điều đó lại cũng đã xảy ra.

Đáng tiếc rằng điều khó tin đó lại trở thành hiện thực. Liên Xô tan rã. Sự kiện quá chóng vánh tới mức gần như không ai kịp nhận ra đầy đủ toàn bộ bi kịch và hậu quả của chúng. Rất nhiều người, ở Nga, Ukraine và các nước cộng hoà khác, hi vọng rằng Cộng đồng các Quốc gia Độc lập  thành lập vào thời điểm đó sẽ trở thành một dạng liên bang mới. Cũng có hứa hẹn về đồng tiền chung, không gian kinh tế thống nhất, lực lượng vũ trang chung. Nhưng tất cả vẫn chỉ là lời hứa, còn thực tế đất nước lớn đã tan vỡ. Và khi Crưm đột nhiên thành một phần của quốc gia khác, lúc đó nước Nga mới cảm nhận được mình không đơn giản bị mất cắp mà là bị cưỡng đoạt.

Đồng thời cũng phải thừa nhận rằng chính nước Nga cứ khoa trương về chủ quyền cũng góp phần làm Liên Xô sụp đổ rồi khi hợp pháp hoá sự tan rã Liên Bang Xô Viết, không ai đả động đến Crưm và căn cứ của Hạm đội Biển Đen là Sevastopol. Hàng triệu người Nga đã đi ngủ ở một nước rồi lúc thức dậy họ bỗng thấy mình đang ở nước ngoài, rồi cũng chỉ qua một đêm đã nhanh chóng trở thành dân tộc thiểu số tại một nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Còn chính dân tộc Nga thì lại trở thành một trong những dân tộc lớn nhất, nếu không muốn nói là dân tộc lớn nhất bị phân chia trên thế giới.

Giờ đây, sau nhiều năm, tôi đã nghe người dân Crưm, gần đây, bảo rằng vào năm 1991, họ đã bị bán trao tay như một bao khoai tây vậy. Khó mà phủ nhận. Thế còn Nga là cái gì? Nước Nga thì sao? Nước Nga thì phải miễn cưỡng chịu trận trước tình thế mà nuốt cái xấu hổ đó. Khi đó nước ta đã trải qua cái thời kỳ khó khăn đến mức thú thực là không còn có khả năng bảo vệ lợi ích của chính mình nữa. Nhưng nhân dân đã không chịu nhịn sự bất công quá đáng đó. Trong bao nhiêu năm đó, nhiều công dân và các nhà hoạt động xã hội xem xét lại vấn đề, theo họ thì về mặt lịch sử, Crưm là lãnh thổ của Nga, Sevastopol là một thành phố của Nga. Đúng thế nó quá gần gũi từ cảm giác đến trái tim và tâm hồn ai cũng hiểu rõ nhưng cũng cần phải từ thực tế khách quan đã có mà nên xây dựng một quan hệ láng giềng tốt đẹp với nước Ucraine độc lập trên cơ sở mới. Khi đó quan hệ với dân tộc Ucraine là quan hệ anh em vốn dĩ và luôn tồn tại mãi mãi với chúng ta với vai trò quan trọng nhất, mang tính then chốt mà không cần phóng đại thêm chút nào.

Hôm nay chúng ta có thể nói hoàn toàn cởi mở, tôi muốn chia sẻ một số chi tiết về các thỏa thuận đã ký kết vào đầu những năm 2000. Khi đó, Tổng thống Kuchma của Ukraine đã đề nghị tôi xúc tiến quá trình phân định biên giới Nga - Ukraine. Tới trước lúc đó thì quá trình này trên thực tế đang bế tắc. Nga cũng coi như sẽ công nhận Crưm là một phần của Ukraine, nhưng trên thực tế chưa hề có thỏa thuận nào về phân định biên giới. Hiểu được tình hình rất phức tạp, tôi đã nhanh chóng chỉ thị cho chính phủ Nga đẩy nhanh việc lập hồ sơ về biên giới, để cho rõ ràng rằng, khi chấp nhận phân định đường biên, chúng ta sẽ thừa nhận về cả tính pháp lý lẫn hiện trạng rằng Crưm là lãnh thổ của Ukraine, và như vậy vấn đề đó sẽ chính thức được khép lại.

Chúng ta gặp gỡ Ukraine không chỉ trong vấn đề Crưm, mà còn trong cả vấn đề khá phức tạp chẳng hạn như lãnh hải ở Biển Azov và eo biển Kerch. Chúng ta vì đâu? Vì coi mối quan hệ tốt đẹp với Ukraine là điều tối quan trọng, và cũng để họ không bị kẹt trong bế tắc các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Và như vậy chúng ta đã hi vọng Ukraine vẫn là hàng xóm tốt rồi những công dân Nga và cộng đồng nói tiếng Nga ở Ukraine, đặc biệt là ở Đông Nam và Crưm sẽ được sống trong một đất nước hữu nghị, dân chủ, văn minh, bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của họ theo luật pháp quốc tế.

Vậy mà, mọi việc lại theo hướng khác. Hết lần này đến lần khác, người ta tìm cách xóa bỏ những di sản lịch sử Nga và thậm chí cả tiếng mẹ đẻ của người Nga, thực hiện việc cưỡng chế đồng hóa. Tất nhiên, người Nga và những công dân khác của Ukraine còn phải gánh chịu các cuộc khủng hoảng nhà nước và chính trị xảy ra như cơm bữa, làm Ucraine bất ổn hơn 20 năm qua.

Tôi hiểu vì sao người dân ở Ucraine muốn thay đổi. Trong những năm tự chủ, độc lập thì người dân cũng phát ngấy với các thứ chính quyền. Các đời tổng thống, thủ tướng, ông nghị sĩ Quốc Hội bị thay thế nhưng cũng không hề biến đổi được thái đội của họ với chính đất nước và dân tộc mình. Họ đã vắt kiệt quệ Ucraine, đánh đấm lẫn nhau để chiếm quyền lực, các món hời cũng như tiền bạc. Khi đó cái thứ chính quyền  thống trị(2) ít được để ý so với việc những người dân thường sống ra sao, trong đó vì sao hàng triệu công dân Ucraine lại không tìm thấy tương lai cho mình tại quê hương để rồi buộc phải tha hương ra nước ngoài làm thuê những việc được trả công nhật. Tôi muốn nhấn mạnh, không có cái “thung lũng Silicon”(3) nào cả mà cụ thể chỉ là làm những công việc hương lương theo ngày. Chỉ riêng ở Nga trong năm trước đã có khoảng 3 triệu công dân Ucraine. Theo các đánh giá thì trong năm 2013 ở Nga họ đã làm được trên 20 tỷ đô, số này đã chiếm 12% cho GDP(4) của Ucraine.



Tôi nhắc lại rằng tôi rất hiểu những người tới Maidan biểu tình hòa bình để chống tham nhũng, chống hiện tượng quản lý đất nước trì trệ, chống nghèo túng. Lẽ phải luôn đứng về những kháng nghị hòa bình, những nguyên tắc dân chủ và chọn lựa để mà thay đổi cái chính quyền không được lòng dân. Vậy mà những người đứng đằng sau những diễn biến mới nhất ở Ucraine lại chạy theo nhưng mục đích khác: họ đã tổ chức cuộc đảo chính chóng vánh, rắp tâm cướp quyền lực quốc gia và không gì có thể khiến họ dừng lại. Thực tế ở đó đã mượn tới những kẻ khủng bố và những tên sát thủ thậm chí là bạo loạn. Những người tích cực đảo chính là những kẻ “dân tộc cực đoan”(5), “quốc xã mới”(6), theo chủ nghĩa bài Nga và bài Do Thái. Cũng chính họ, cho tới tận bây giờ, mới đang là những người định hình cuộc sống tại Ucraine.

Trước tiên, cái gọi là “chính quyền mới” đã đưa ra một bản dự luật bê bối nhằm xem xét lại chính sách về ngôn ngữ, và điều này đã thẳng tay vi phạm quyền của các dân tộc thiểu số. Tất nhiên, những nhà “tài trợ” nước ngoài cho các “chính khách” hiện tại, những kẻ giật dây cho “chính quyền” hiện tại cũng đã lập tức khiển trách những ai khởi xướng ra cái trò này. Bọn họ là những kẻ thông minh, nên cho họ những thứ hữu ích mà họ cần, và họ hiểu rằng mưu toan xây dựng một nhà nước thuần chủng Ucraine sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào. Dự luật đã bị để lại, bỏ qua một bên nhưng rõ ràng vẫn còn được coi là phương án dự phòng. Cho dù sự tồn tại của câu chuyện đó trong tâm trí ngắn ngủi của con người, cũng sẽ phải quên đi nhưng tất cả chúng ta thì đã kịp có được cơ hội được thấy rõ mồn một những người Ucraine kế thừa tư tưởng của Bandera – vốn là tay sai của Hitler trong thế chiến II, đã dự định làm những gì tiếp theo.

Cũng rõ ràng là hiện tại ở Ucraine không tồn tại chính quyền chính thống nào cả, cho nên chẳng biết cần đối thoại với ai nữa. Hàng loạt cơ quan nhà nước bị những kẻ tự phong(7) đoạt quyền kiểm soát và vì thế không thể điều hành được gì trên đất nước, và tôi muốn nhấn mạnh, chính họ thường trực chịu sự thao túng của những kẻ cực đoan. Thậm chí hiện nay việc tuyển lựa nhân viên vào một số bộ trong chính quyền cũng phải được sự cho phép từ phía các chiến binh Maidan. Đây không phải chuyện đùa mà là sự thật trong đời sống hiện tại.

Những người chống lại cuộc bạo động này thì lập tức đã phải gánh chịu sự đe dọa và những cuộc trấn áp trừng phạt. Và tất nhiên, nhắc tới đầu tiên là Crưm, Crưm nói tiếng Nga. Do đó, người dân Crưm và Sevastapol mới quay sang yêu cầu sự hỗ trợ của nước Nga để bảo vệ quyền và sự sống còn của họ, không thể xem thường được những gì đã và hiện nay vẫn còn đang diễn ra tại Kiev, Dosnetsk, Khakov và một số thành phố khác của Ucraine.

Tất nhiên chúng ta không thể nào làm ngơ lời thỉnh cầu đó, không thể bỏ rơi Crưm và cư dân ở đó trong rủi ro sợ hãi, nói cách khác là phản bội họ.

Trước tiên đã có sự hỗ trợ để gây dựng một điều kiện đáp ứng cho nguyện vọng hòa bình, tự do để nhân dân Crưm có thể tự họ, lần đầu tiên trong lịch sử(8), có được cái quyền xác định vận mệnh của chính mình. Thế mà hôm nay chúng ta nghe xem những đồng nghiệp ở Tây Âu và Bắc Mỹ họ nói gì? Họ bảo chúng ta rằng vi phạm các chuẩn mực của luật quốc tế. Thứ nhất, thôi được rồi, họ đã nhớ tới  rằng thì ra còn tồn tại cái gọi là luật quốc tế, và rất cảm ơn họ về điều đó, dẫu muộn còn hơn không.

Còn thứ hai, quan trọng nhất là hình như chúng ta vi phạm cái gì đó? Đúng thật rồi, ông tổng thống Cộng Hòa Liên Bang Nga đã nhận được sự cho phép của Thượng Viện quyền sử dụng lực lượng vũ trang tại Ucraine. Thế nhưng cái quyền đó, nói cho chuẩn ra là hiện nay thậm chí còn chưa hề được dùng đến. Quân đội Liên Bang Nga cũng chưa vào Crưm, quân đội Nga vốn dĩ đã đồn trú sẵn ở đó đàng hoàng theo hiệp ước quốc tế.  Vâng, chúng ta đã tăng cường phòng thủ quân đội nhưng điều đó, tôi lưu ý để tất cả nghe rõ và biết được, rằng chúng ta thậm chí còn chưa cần tăng quân số tại Crưm mà ở đó vốn đã có trước khoảng 25 nghìn quân rồi, do đó cũng chẳng cấp thiết phải có một sự điều động quân đội nào cả.

Tiếp nữa. Khi thông báo về sự độc lập bằng trưng cầu dân ý, Xô Viết tối cao của Crưm đã viện dẫn vào “Hiến Chương Liên Hiệp Quốc” mà trong đó đã nói rõ về quyền được tự quyết của các dân tộc. Vừa đúng lúc, tiện thể nhắc tới chính Ucraine, tôi muốn nhắc lại, Ucraine đã từng tuyên ngôn để ly khai khỏi Liên Bang Xô Viết, đã vận dụng nguyên xi điều này, thậm chí là chính xác đến từng dấu chấm phẩy. Ở Ucraine nguyên tắc đó đã được người ta sử dụng, vậy tại sao riêng người dân Crưm lại không được? Tại sao thế?

Mà chưa hết, chính quyền Crưm lại còn vận dụng vào một “tiền lệ pháp” mà đã được những đối tác Phương Tây của chúng ta tạo ra ở Kosovo, hoàn toàn khớp với trường hợp Crưm. Họ đã công nhận sự ly khai của Kosovo khỏi Serbia và chứng minh cho mọi người rằng điều đó là hợp lệ mà không cần sự cho phép nào từ phía chính quyền nhà nước trung ương để đơn phương tuyên bố độc lập cả. Tòa án Quốc tế Liên Hiệp Quốc dựa vào chính khoản 2, điều 1 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đã đồng ý với sự kiện này trong phán quyết ngày 22 tháng 07 năm 2010. Tôi trích dẫn nguyên xi lại: “Không hề có điều cấm chung nào đối với việc đơn phương tuyên bố độc lập từ thông lệ của Hội Đông Bảo An” và “Luật Quốc tế không có qui định cấm tuyên bố độc lập”. Tất cả như họ đã nói thì hoàn toàn rất dễ hiểu.

Tôi không muốn trích dẫn đâu, nhưng trong cảnh này chẳng còn cách nào khác cả. Mà vẫn còn thêm một bản trích dẫn khác từ một tài liệu mà lần đó ngày 17 tháng 04 năm 2009 Mỹ đã từng gửi tới Tòa Án Quốc Tế liên quan tới buổi điều trần về Kosovo. Tôi lại phải trích dẫn nữa: “Các tuyên cáo về độc lập có thể và thường xảy ra và vi phạm luật pháp trong nước nhưng không có nghĩa là nó vi phạm luật quốc tế”. Hết trích dẫn. Họ tự viết, tự rêu rao cho cả thế giới biết đã thay đổi tất cả ấy vậy mà giờ lại tỏ ra ta đây bất bình. Bất bình cái gì chứ? Toàn bộ hành vi của người Crưm rõ mồm một phù hợp qui chế. Vậy tại sao những gì người Anbani ở Kosovo có thể làm (tất nhiên chúng tôi luôn tôn trọng họ) mà với người Nga, người Ucraine, người Tatar Crưm ở chính Crưm lại bị cấm? Lại thêm lần nữa xuất hiện câu hỏi “tại sao”.

Chúng ta vẫn nghe người Mỹ và Châu Âu tuyên truyền rằng Kosovo là trường hợp đặc biệt. Không hiểu điều gì đã biến được Kosovo thành trường hợp đặc biệt đối với những người bạn Âu Mỹ của chúng ta nhỉ. Thì là do xung đột lúc đó có nhiều thương vong nhân mạng. Hóa ra lý do đó được coi là cơ sở pháp lý? Cơ sở đấy à? Thế nhưng theo phán quyết của Tòa Án Quốc Tế về chính vấn đề này thì lại không hề được nhắc tới một tí nào. Và thế là rõ, các vị biết không đây thậm chí còn không xứng đáng được coi là một thủ đoạn “tiêu chuẩn kép”(9) nữa. Đây đã là một sự trơ trẽn lý sự cùn đến mức khó tin vừa ngô nghê và trực quan quá mức.

Tôi nói thẳng, nếu giả như lực lượng tự vệ Crưm kia không kịp thời khống chế tình hình thì tất yếu đã xảy ra thương vong rồi. Và lạy Chúa, rất may không có chuyện đó. Ở Crưm chẳng hề có một xung đột vũ trang nào cũng không có thương vong nhân mạng. Các vị thử nghĩ xem tại sao? Câu trả lời đơn giản: bởi vì chống lại dân tộc và ý chí của nhân dân là điều không thể thực hiện. Và nhắc đến việc này tôi cũng chân thành cảm ơn những quân nhân Ucraine mà tại thời điểm đó quân số của họ không hề nhỏ, với 22000 người được vũ trang hoàn toàn. Tôi xin cảm ơn những quân nhân Ucraine đó đã không tiến hành cuộc tàn sát và cũng không biến tay mình nhuốm máu.

Cũng nhân việc này, dĩ nhiên nảy sinh một số ý nghĩ khác. Có người loan tin về cuộc can thiệp gì đó của Nga vào Crưm rồi xâm lược nọ kia. Nghe mà thấy lạ. Tôi không thể nào nghĩ ra trong lịch sử đã từng xảy ra một cuộc xâm lăng nào mà không có nổ súng bắn nhau và giết người cả.

Thưa quí vị!

Tình trạng quanh chuyện Ucraine giống như một tấm gương phản chiếu những việc diễn ra hiện tại, vâng và cả những gì đã xảy ra trong vài thập kỷ gần đây trên thế giới. Sau khi hệ thống “lưỡng cực”(10) bị tan rã thì hóa ra thế giới lại không hề bình ổn hơn. Những qui chế Quốc Tế chủ đạo chẳng những không được củng cố hơn trước mà ngược lại, đáng tiếc là thường bị thoái hóa đi. Những đối tác Phương Tây của chúng ta do Mỹ lãnh đạo dần ưa chuộng cách ứng xử chính trị dựa trên “luật súng đạn” hơn là dựa trên luật Quốc Tế. Họ dần tin vào đặc quyền cho phép mình có quyền quyết định vận mệnh thế giới, rằng chỉ có họ luôn đúng. Họ mới tung hoành khắp nơi, chỗ này, chỗ khác và muốn thì dùng sức mạnh chống lại các quốc gia có chủ quyền, dựng ra các liên minh theo nguyên tắc: “ai không theo phe ta tức là kẻ thù”. Để hợp lý hóa các cuộc can thiệp họ thực hiện việc cưỡng ép các tổ chức quốc tế ra nghị quyết và nếu như vì lý do nào đó mà điều này không thực hiện được thì họ đi bước nữa là qua mặt luôn cả Hội Đồng Bảo An lẫn Liên Hiệp Quốc.

Thế là đã có chuyện xảy ra tại Nam Tư mà hiển nhiên chúng ta vẫn còn nhớ rất rõ vào năm 1999. Tôi thật không thể nào tin dù chính mắt mình chứng kiến, rằng vào cuối thế kỷ 20 rồi, tại một trong những thủ đô của Châu Âu – Belgrade lại có thể bị tấn công bằng tên lửa và bom trong hàng tuần liên tiếp. Rồi sau đó mới chính là một cuộc can thiệp quân sự đúng nghĩa. Là sao, chẳng lẽ có tồn tại một nghị quyết nào của Hội Đồng Bảo An về vấn đề này cho phép can thiệp? Không hề có đâu cả. Rồi sau đó lại đến vụ đánh Afghanistan, Iraq đồng thời họ cũng công khai mặc nhiên phá vỡ luôn nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tại Lybia ở chỗ, đáng ra phải thiết lập vùng cấm bay thì họ lợi dụng vào đó mà mặc nhiên thả bom.

Rồi tiếp theo là chuỗi “cách mạng màu” được giật dây. Dễ hiểu là nhân dân ở các quốc gia đó đã quá chán ngán cái ách thống trị, nghèo khổ không có tương lai nhưng rồi chính những tâm tư đó đã bị lợi dụng một cách vô liêm sỉ. Rồi những quốc gia đó bị áp đặt các tiêu chuẩn mới mà hoàn toàn không đếm xỉa, không có chút tương thích với lối sống, truyền thống cũng như văn hóa của dân tộc họ. Thế là kết quả thay vì có được dân chủ hay tự do thì chỉ còn lại nội loạn, tình trạng bạo lực gia tăng và các cuộc chính biến không dứt. “Mùa xuân Ả Rập” đã biến thành “Mùa đông Ả Rập”.

Màn kịch tương tự đã được thực hiện tại Ucraine. Vào năm 2004 để cố cài cắm cho bằng được ứng viên của họ vào vị trí tổng thống, họ đã phải tự biên tự diễn ra cái gọi là “vòng bầu cử thứ ba” gì đó mà không hề có trong qui định của luật. Đơn giản là sự ngụy tạo và nhạo bang Hiến Pháp. Còn bây giờ thì họ tung các chiến binh đã được huấn luyện và trang bị tốt tham gia từ trước.

Chúng ta hiểu cái gì đang diễn ra và cũng hiểu các hành động này được định hướng chống lại cả Ucraine lẫn Liên Bang Nga và cả mối liên kết trong không gian Á – Âu. Và ở thời điểm mà nước Nga chân thành hướng tới sự đối thoại với các đối tác Phương Tây. Chúng ta luôn đề nghị hợp tác trong mọi lĩnh vực then chốt và tăng cường sự tin cậy, muốn làm sao quan hệ phải được bình đẳng, cởi mở và thật thà. Thế nhưng chúng ta chưa nhìn thấy những bước tiến ở chiều ngược lại.

Ngay trước mặt chúng ta hết lần này đến lần khác họ đã lừa dối, đưa ra các quyết định sau lưng chúng ta và đặt vào những việc đã rồi. Chẳng hạn việc “đông tiến” của NATO, bố trí các khí tài quân sự sát biên giới chúng ta. Nhưng lúc nào họ cũng một luận điệu: “Ôi, việc này không liên quan gì đến các anh đâu”. Nói mỗi câu “không liên quan” là việc không thể dễ dàng hơn nữa.

Rồi về chuyện giải trừ hệ thống phòng thủ tên lửa. Chưa nói đến những lo lắng của chúng ta, xe cộ của họ cứ tiếp tục triển khai. Rồi đàm phán về thị thực thì bị kéo dài vô thời hạn cùng với những lời hứa hẹn về cạnh tranh lành mạn cũng như gia nhập tự do vào thị trường thế giới.

Hôm nay họ còn tiếp tục dọa trừng phạt chúng ta nhưng chúng ta cũng đã từng vượt qua được nhiều lần gian khó, đối với chúng ta, với nền kinh tế và với đất nước ta. Ví dụ khi còn “Chiến tranh lạnh” thì Mỹ và sau này là các đồng minh đã cấm vận bán vào Liên Xô hàng loạt công nghệ và thiết bị bằng cách tạo ra cái gọi là “danh sách CoCom”. Ngày hôm nay nó đã được xóa bỏ nhưng chỉ là trên giấy tờ, trên thực tế vẫn có rất nhiều thứ còn tiếp diễn như trước.

Tóm lại, chúng ta có tất cả cơ sở để thấy rằng chính sách kiềm chế nước Nga đã từng phải trải qua ở các thế kỷ 18, 19, 20 sẽ còn vẫn tiếp diễn trong ngày hôm nay. Họ luôn dồn nén chúng ta vào thế khó chân tường bởi vì chúng ta có cái lập trường độc lập của mình, vì chúng ta bảo vệ điều đó, vì chúng ta đưa mọi thứ vào chính danh của nó chứ không như những kẻ đạo đức giả. Nhưng mọi thứ cũng có giới hạn của nó. Và trong tình thế của Ucraine các đối tác Phương Tây của chúng ta đã đi quá vạch, thể hiện sự thô thiển cẩu thả thiếu trách nhiệm cũng như không hề chuyên nghiệp.

Họ cũng hiểu một cách thấu đáo rằng ở Ucraine và Crưm có tới nhiều triệu người Nga. Cần mất bao nhiêu nhạy cảm chính trị và lương tâm để dự đoán được hậu quả cho những hành vi của họ. Nước Nga cũng bị đẩy vào tới đường cùng mà không thể còn chỗ nào để lùi nữa. Nếu như nén cái lò xo tới cữ của nó thì có lúc nó sẽ bật lực trở lại. Cần luôn ghi nhớ giúp điều đó.

Ngày nay nhất định phải chấm dứt căn bệnh thần kinh, xóa bỏ hết cái luận điệu cũ kỹ rỗng tuếch “Chiến tranh lạnh” để công nhận một sự thật hiển nhiên rằng – nước Nga là một nước tự chủ, tham gia chủ động tích cực trong đời sống quốc tế và nó cũng như các nước khác đều có các lợi ích quốc gia cốt lõi cần được xem xét và tôn trọng.

Khi đó chúng ta sẽ cảm tạ tất cả những ai tiếp cận những hoạt động của chúng ta tại Crưm bằng sự hiểu biết, cảm tạ nhân dân Trung Quốc và lãnh đạo của nước họ đã xem xét vấn đề tại Ucraine và Crưm trên tất cả các mặt lịch sử cũng như chính trị và cũng đánh giá rất cao sự kiềm chế và tính  khách quan của Ấn Độ.

Hôm nay tôi cũng muốn hướng tới nhân dân Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, tới những người, từ khi lập ra nước Mỹ, thông qua bản “Tuyên ngôn độc lập” tự hào kiêu hãnh rằng tự do đối với họ mới là quan trọng hơn hết thảy. Chẳng lẽ lòng khao khát của dân cư Crưm tới lựa chọn tự do cho số phận của mình không có chút giá trị nào hay sao? Xin tất cả hãy hiểu cho họ.

Tôi tin tưởng rằng, những người ở lục địa Châu Âu và nhất là những người Đức sẽ hiểu tôi. Tôi vẫn còn nhớ rằng trong quá trình thương nghị chính trị về sự hợp nhất Tây Đức và Đông Đức, đâu phải tất cả các quốc gia vốn là bạn bè đồng minh của Tây Đức đều ủng hộ quan điểm Tây Đức tái hợp với Đông Đức. Còn nước Nga chúng tôi thì sao, ngược lại, lúc đó đã một mực chân thành ủng hộ lòng khao khát hợp nhất của người Đức về một mối. Tin rằng các vị còn chưa quên điều đó và tôi cũng đoán trước được rằng các công dân Đức cũng ủng hộ khao khát của dân Nga của lịch sử Nga về một sự trở lại thống nhất dân tộc.

Tôi cũng chuyển tới nhân dân Ucraine. Chân thành tôi muốn các bạn hiểu rằng chúng tôi không khi nào muốn các bạn điều tệ hại cũng không xúc phạm tình cảm dân tộc của các bạn. Chúng tôi luôn tôn trọng sự toàn vẹn của lãnh thổ  của nước Ucraina, nhân tiện cần phân biệt với những người đã ném sự toàn vẹn Ucraine vào trong cuộc tương tàn do các tham vọng tự mãn chính trị của họ. Bọn chúng tung ra các khẩu hiệu về Đế quốc Ucraine nhưng thực chất chúng đang làm mọi thứ để dẫn tới xẻ tan đất nước. Vai trò đối vị ngày nay hoàn toàn nằm ở lương tâm họ. Tôi muốn làm sao để các bạn lắng nghe tôi, các bạn thân mến ạ. Đừng tin vào những kẻ cứ lôi nước Nga ra để hù dọa các bạn rồi la lối bằng luận điệu sau Crưm sẽ đến các vùng khác. Chúng tôi không muốn chia cắt nước Ucraine và điều đó đối với chung tôi hoàn toàn chẳng để làm gì cả. Còn những gì liên quan tới Crưm thì nó đã thế vừa là Nga vừa là Ucraine và cũng là Tatar Crưm.

Tôi nhắc lại lần nữa, Crưm sẽ trở thành như nó vốn dĩ đã như vậy nhiều thế kỷ, là quê hương của toàn thể cộng đồng cư dân sống ở đó và nó sẽ không bao giờ trở thành (phát xít) Bander(11).

Crưm chính là tài sản chung của chúng ta cũng như nhân tố quan trọng nhất của sự ổn định khu vực. Vùng đất chiến lược này phải có chủ quyền mạnh mẽ và bền vững mà trên thực tế hiện nay chỉ còn mỗi nước Nga mới có thể đảm bảo được. Nói cách khác, thưa các bạn quí mến (tôi nói tới Ucraine và Nga), chúng ta là người Ucraine và người Nga hoàn toàn có thể mất Crưm vĩnh viễn trong một tương lai lịch sử không xa. Hãy lưu tâm hộ những lời này.

Tôi cũng lại nhớ tới ở Kiev người ta từng sang sảng tuyên truyền rằng Ucraine nhanh chóng gia nhập NATO. Có nghĩa là tương lai nào sẽ dành cho Crưm và Sevastapol đây? Vậy thành phố biểu tượng vinh quang của quân đội Nga sẽ chuyển sang cờ NATO đồng thời hình thành lập tức một mối đe dọa thường trực toàn bộ phía Nam của Liên Bang Nga – đây không phải chuyện phiếm mà là hoàn toàn chính xác. Toàn bộ những hiện thực đó suýt nữa đã ra nếu như không có sự lựa chọn của người dân Crưm. Cảm ơn họ về điều này.

Nhân tiện cũng phải nói chúng tôi không phản đối hợp tác với NATO, hoàn toàn không. Chúng tôi phản đối việc liên minh quân sự, còn NATO do quy trình nội bộ trong tổ chức thì vẫn là một liên minh quân sự. Chúng tôi cũng phản đối việc tổ chức quân sự này tung hoành sát biên giới chúng tôi, bên cạnh nhà và thậm chí nhảy cả vào những vùng lãnh thổ vốn mang cả yếu tố lịch sử của dân tộc chúng tôi. Quí vị biết không, tôi đơn giản là không thể hình dung được một ngày chúng ta phải tới thành phố thân yêu Sevastapol với tư cách những “người khách” của các bạn thủy thủy NATO. Nhân đây nói thêm, tuy họ về cơ bản là những chàng trai rất xuất sắc nhưng tốt hơn hết là hãy đến làm khách chỗ chúng tôi ở Sevastapol thì tốt hơn nhiều là làm điều ngược lại.

Tôi nói thẳng luôn, tâm tư của chúng ta lo lắng cho tất cả những gì đang diễn ra ở Ucraine, nhân dân đang chịu  nỗi khổ đó ra sao, làm sao sống qua hôm nay và tiếp ngày mai. Những lo lắng đó cho chúng ta nhận ra rằng hóa ra chúng ta không đơn thuần chỉ là những người hàng xóm gần nhất mà thực tế, như tôi đã nói hàng trăm lần, còn là cùng một dân tộc. Kiev(12) là người mẹ của các thành phố nước Nga sau này. Rus cổ đại(13) thì lại là tổ tiên chung, cho nên kiểu gì thì chúng ta cũng khó mà thiếu nhau.

Tôi sẽ nói thêm về việc nữa. Ở Ucraine đang sinh sống và sẽ tiếp tục hàng triệu người Nga cũng như cộng đồng công dân nói tiếng Nga và nước Nga luôn tìm cách để bảo vệ những quyền lợi chính đáng của họ bằng con đường chính trị, ngoại giao cũng như các chế tài khác. Nhưng trên hết thì chính tại bản thân Ucraine phải chịu lưu tâm đã, rằng quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó  phải được cam kết đảm bảo. Điều này chính là chìa khóa đảm bảo cho sự ổn định quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ toàn nước Ucraine.

Chúng ta muốn làm bạn với Ucraine, muốn làm sao nước này trở thành mạnh mẽ và tự chủ tự cường. Ucraine đối với tất cả chúng ta - là đối tác quan trọng bậc nhất, giữa hai nước có hàng loạt các dự án chung mà thậm chí tôi chưa cần quan sát quá kỹ đã có thể tin tưởng được vào sự thành công của chúng.

Và điều quan trọng: chúng tôi muốn làm sao ở trên đất Ucraine hòa bình và hòa hợp và chúng tôi cùng với các nước khác sẽ chuẩn bị phối hợp giúp đỡ và luôn ủng hộ bằng mọi cách. Nhưng cũng phải nhắc lại nữa: chỉ có chính các công dân Ucraine mới được điều hành trật tự tại nhà riêng của họ.

Thưa nhân dân Crưm và thành phố Sevastapol! Toàn thể nước Nga khâm phục lòng quả cảm, sự nghiêm túc và gan dạ của các bạn, đó là chính tự các bạn đã quyết định số phận Crưm của chính mình. Trong những ngày này chúng ta đã ở gần nhau lắm, như chưa từng bao giờ hơn thế, đã không lãng quên nhau. Đây là biểu hiện của tình cảm chân thành về đoàn kết. Chính tại những thời điểm lịch sử mang tính bước ngoặt thế này mới kiểm chứng được sự chín muồi cũng như sức mạnh của dân tộc tính. Và dân tộc Nga đã thể hiện cái sự trưởng thành và sức mạnh như thế đó, dùng tinh thần đoàn kết dân tộc để trợ giúp cho đồng bào mình.  

Sự kiên cường ở lập trường đối ngoại của nước Nga được dựa trên nền tảng là ý chí của hàng triệu con người, thống nhất dân tộc, dựa trên sự hỗ trợ của các lực lượng tổ chức chính trị xã hội then chốt. Tôi muốn cảm tạ tất cả về tinh thần ái quốc này, tất cả không có loại trừ ai. Nhưng quan trọng là chúng ta tiến lên phía trước và cần bảo toàn được sự đoàn kết như vậy, để mà giải quyết được hết các vấn đề đặt ra với nước Nga trong thời đại ngày nay.   

Chúng ta rõ ràng va chạm với những phản ứng bên ngoài nhưng chúng ta phải tự giải quyết cho mình thôi, chúng ta đã chuẩn bị chưa, để những lần khác dám bênh vực các quyền lợi tổ quốc hay là vĩnh viễn đầu hàng, lùi tiếp mà không thèm biết đang lùi tới đâu. Nhiều vị chính trị gia ở Tây Âu gầm gừ dọa dẫm chúng ta không chỉ bằng trừng phạt mà còn vẽ ra viễn cảnh bùng phát các vấn đề nội bộ. Tôi muốn biết họ đang nghĩ tới cái gì: những hành động của các thể loại “đội quân thứ 5”(14) nào đó như bọn "phản quốc" chẳng hạn, hoặc họ phá hoại địa vị kinh tế - xã hội của nước Nga, hơn nữa, định họ kích động sự bất bình trong nhân dân? Chúng ta cũng nhận ra những bản tuyên cáo tương tự như vậy, chẳng hạn như những lời thiếu trách nhiệm và rõ ràng là nặng mùi thù địch và chúng ta sẽ đáp trả một cách tương xứng.

Chúng ta không bao giờ tự mình đối đầu với các đối tác, không chỉ ở Á hay Âu mà ngược lại, chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể để xây dựng các quan hệ láng gần gũi văn minh, như thế giới đương đại đã qui định.

Thưa quí vị!

Tôi hiểu người dân Crưm đã tiến hành đưa sự việc ra trưng cầu dân ý hoàn toàn chuẩn mực, thẳng băng và rõ ràng đơn giản như sau: để Crưm thuộc Ucraine hay về Nga? Và có thể tự tin mà nói rằng lãnh đạo Crưm, Sevastopol, các đại biểu cơ quan lập pháp nhà nước tiến hành đưa vấn đề ra tổ chức trưng cầu dân ý là họ đã đứng lên trên lợi ích nhóm, lợi ích chính trị và tuân thủ, đặt trọng tâm vào lợi ích gốc rễ của chính nhân dân. Mọi phương án trưng cầu khác nếu dùng được thì cũng đã thấy ngay rồi, do đặc điểm của các yếu tố lịch sử, nhân chủng, chính trị và kinh tế của vùng này, nó vốn là một vùng trung gian, vùng tạm, không ổn định và không thể tránh khỏi tình trạng căng thẳng như ở Ucraine ảnh hưởng xấu đến cuộc sống nhân dân. Người Crưm đã đặt vấn đề rất nghiêm túc, không nhân nhượng, không nước đôi. Trưng cầu dân ý diễn ra hoàn toàn công khai và minh bạch còn nhân dân Crưm cũng thấy rõ, hoàn toàn tự nguyện về ý chí: họ mong mỏi được vào Nga.



Nước Nga phải chấp nhận một lựa chọn rất khó khăn, bao gồm tổng hòa cả những yếu tố tác động nội ngoại. Ngay giờ đây thì ý kiến của người đân Nga ra sao? Cũng giống như bất kỳ nền dân chủ nào, luôn có các quan điểm khác nhau nhưng lập trường tuyệt đại đa số, tôi muốn nhấn mạnh rằng - tuyệt đại bộ phận công dân - như thế nào thì đã quá rõ.

Tất cả các bạn cũng biết những cuộc thăm dò gần đây thực hiện trên đất Nga: 95% công dân cho rằng nước Nga cần bảo vệ những quyền lợi của Nga và những dân tộc khác tại Crưm, còn 83% thì cho rằng nước Nga cần hành động thậm chí có thể bị rắc rối trong quan hệ với một vài nước khác, 86%  nhân dân nước ta tin rằng cho đến ngày hôm nay Crưm vẫn mãi còn là một phần lãnh thổ, đất đai của Nga. Con số vô cùng quan trọng đó cũng lại gần như hoàn toàn tương thích với những gì xảy ra tại cuộc trưng cầu dân ý ở Crưm – 92% nhân dân biểu lộ nguyện vọng muốn trở lại nhập vào Nga.

Như vậy, đại bộ phận quần chúng nhân dân tại Crưm và tuyệt đại đa số công dân của Cộng Hòa Liên Bang Nga đã cùng nhau tán thành việc khôi phục nước Cộng Hòa Crưm và thành phố Sevastopol trở lại Liên Bang Nga.

Đây là quyết định chính trị nội bộ của nước Nga và nó chỉ có thể được hình thành duy nhất thông qua ý chí của dân tộc, bởi lẽ chỉ duy nhất nhân dân mới chính là gốc gác của mọi quyền lực.  

Thưa quí thành viên Hội đồng Liên bang, thưa các vị đại biểu Duma Quốc gia. Các công dân Nga, nhân dân Crưm và Sevastopol!

Ngày hôm nay trên cơ sở kết quả trưng cầu dân ý ở Crưm, nguyện theo ý dân, tôi đệ trình lên Quốc Hội Liên Bang và đề nghị xem xét Hiến Pháp về việc tiếp nhận thêm 2 chủ thể mới vào Liên Bang Nga đó là: nước Cộng Hòa Crưm và thành phố Sevastopol, đồng thời phê chuẩn Hiệp Uớc gia nhập của Cộng Hòa Crưm và thành phố Sevastopol vào Liên Bang Nga.

Tôi tin tưởng được chấp thuận và ủng hộ!

 ------------------

Chú thích thêm của Tiểu Phi

   (1) Các địa danh

  (2) Nguyên văn từ “предержащая власть” trích từ Kinh Thánh Slavo

  (3) Thung lũng silicon: phần phía Nam của vùng vịnh San Francisco tại phía Bắc California ở Mỹ, thể hiện cho công nghệ cao và phong cách làm việc chuyên nghiệp kiểu mẫu trên thế giới. Putin ám chỉ người dân Ucraine rất khổ, không có giấc mơ đổi đời nào cả, họ phải tha hương làm thuê bằng những nghề tay chân (trả công nhật: công tính theo ngày) và Nga chính là quốc gia giải quyết nhiều công ăn việc làm nhất cho họ.

  (3) Tổng sản phẩm quốc nội

  (4) Националисты (dân tộc cực đoan)

  (5) Неонацисты (mô hình “phát xít kiểu Đức” kiểu mới tức là Chủ nghĩa Quốc xã hay phát xít mới)

  (6) Самозванц

  (7) Năm 1954 Crưm vốn bị đem cắt từ Nga nhập vào Ucraine do quyết định của cá nhân mà không thông qua nhân dân cũng như trưng cầu.

  (8) Là thứ thủ đoạn chính trị, cùng môt vấn đề nhưng tùy vào quyền lợi mà người đánh giá khác nhau hoàn toàn, thậm chí trái ngược. Khi có lợi thì họ ủng hộ, không có lợi thì họ chống còn bản chất sự việc không thay đổi.

  (9) Ý nói là Liên Xô – Mỹ

  (10) Bander, nhân vật từng hợp tác với phát xít trong vụ thảm sát người Do Thái và người Ba Lan trong thế chiến 2

  (11) Lịch sử của dân tộc Nga di chuyển từ gốc tại Kiev, cho nên mới có khái niệm “Киевская Русь”

  (12) Древняя Русь

  (13) Пятая колонна. Lấy từ cuộc chiến tranh Tây Ban Nha năm 1936—1939, mang nghĩa bóng ám chỉ các lực lượng “mềm” như biệt kích, gián điệp, tay sai, khủng bố…

*

Bản gốc tiếng Nga của bài phát biểu, Kichbu giới thiệu các bạn xem tại đây!



------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter