Останки Мао Цзэдуна призывают кремировать
New Tang Dynasty Television.
Kichbu theo: ntdtv.ru
Nhà khoa
học Trung Quốc Zhang
Lifan, nghiên cứu lịch sử của đảng CS, cũng như luật sư Pu Zhiqiang ở Pekin mới đây đã phát động chiến dịch trực tuyến kêu gọi
hỏa
táng thi hài Mao
Trạch Đông. Họ khẳng
định rằng bản thân Mao mong muốn
điều này.
Theo lời nhà sử học, thi hài cựu
lãnh tụ cần
phải được hỏa thiêu như ý nguyện của người quá cố, cũng như theo quan điểm
truyền thống của người Trung Quốc. Ngoài ra, bản thân lịch sử cũng thúc đẩy đến
việc này.
Ngày 27 tháng Tư năm 1956, Mao Trạch Đông đã viết một bài báo có
tựa đề "Kêu gọi sử dụng hỏa
táng" và đã ký một sắc lệnh
tương ứng. Trong bài viết nói: "Tất cả công
chức nhà nước đồng ý hỏa táng sẽ xác nhận việc này bằng văn bản. Tất cả
những người đăng ký cho phép hỏa táng cơ thể của mình sau khi chết. Tất cả còn
sống phải
đảm bảo hỏa táng người đã chết".
Bản
thân Mao là người đầu tiên ký tên cho sáng kiến này, tiếp theo còn có thêm 136 quan chức ký tên ủng hộ
đề xuất này.
Tuy nhiên, sắc lệnh đã không được thực hiện. Thi hài
của một trong những người sáng lập của nước CHND Trung Hoa vẫn như trước nằm
trong lăng trên quảng trường trung tâm của Pekin. Nó được trưng bày cho mọi người chiêm ngưỡng trong một chiếc
quan tài pha lê.
Theo ý kiến của những người khởi xướng chiến
dịch, điều này không phù
hợp với những
quan niệm của người Trung Quốc rằng linh hồn
con người tìm thấy bình
yên chỉ sau khi cơ thể được mai táng.
Pu Zhiqiang, luật sư:
"Quảng trường Thiên An Môn là trái tim của Trung Quốc, ở đó hiện tọa lạc tòa nhà như tổ hợp tưởng niệm Mao. Trên thực tế, điều này trái ngược với văn hóa của người Trung Quốc. Trong quá khứ, ở Pekin chưa bao giờ tồn tại những ngôi mộ như vậy. Các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh được chôn cất trong những ngôi mộ của các triều đại này và chúng được sử dụng duy nhất để an táng các hoàng đế. Vì vậy, đặt hài cốt của Mao ở một nơi như vậy, họ đã vi phạm không chỉ nguyện vọng của ông, mà còn những nghi lễ và quy tắc truyền thống".
"Quảng trường Thiên An Môn là trái tim của Trung Quốc, ở đó hiện tọa lạc tòa nhà như tổ hợp tưởng niệm Mao. Trên thực tế, điều này trái ngược với văn hóa của người Trung Quốc. Trong quá khứ, ở Pekin chưa bao giờ tồn tại những ngôi mộ như vậy. Các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh được chôn cất trong những ngôi mộ của các triều đại này và chúng được sử dụng duy nhất để an táng các hoàng đế. Vì vậy, đặt hài cốt của Mao ở một nơi như vậy, họ đã vi phạm không chỉ nguyện vọng của ông, mà còn những nghi lễ và quy tắc truyền thống".
Trong sáng kiến cũng chỉ ra rằng sau giành
chính quyền,
Mao Trạch Đông đã vi phạm lời hứa của mình áp dụng dân chủ và chính trị lập hiến. Ông đã từ bỏ chương trình xây dựng nhà nước mới với Hiến pháp
quốc gia, và
thay vào đó đã xây dựng sự sùng bái cá
nhân mình.
Trong một thời gian dài , ông đã lãnh đạo đất nước, sử dụng cuộc đấu tranh giai cấp, cũng như các phong trào chính
trị khác nhau, đưa đất nước đến thãm họa
kinh tế và nạn đói quy mô lớn, cướp đi mạng sống của hàng triệu người Trung Quốc.
Ông cũng triển khai cái gọi là "Cách
mạng Văn hóa", kéo dài 10 năm và nó
đã tước đi mạng sống của hàng triệu người .
Pu Zhiqiang, luật sư:
"Theo ý kiến của tôi, Mao Trạch Đông
không tốt hơn so với Hitler. Trong
thực tế, khi chúng ta chỉ trích
người
Nhật Bản vì từ chối xem xét lại lịch
sử, chúng ta nói rằng Đức đã công nhận nạn diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc Xã. Tuy
nhiên, Trung Quốc cho đến nay vẫn không
thừa nhận rằng Mao Trạch Đông đã đầu độc cả thế giới".
Sáng
kiến kêu gọi hỏa táng thi hài của Mao, còn tro tàn để lại cho con cháu của ông để họ tự
quyết định làm gì với nó. Ngoài ra, các
nhà hoạt động cho rằng cần biến lăng thành bảo tàng "Cách mạng Văn hóa".
Cần lưu ý rằng thi hài của bốn nhà lãnh đạo cộng sản
của các nước khác
nhau đã được hỏa táng. Chẳng hạn, vào năm 1962, đã hỏa táng thi hài của nhà lãnh đạo đảng CS Tiệp Khắc Klement Gottwald. Một năm trước đó, thi
hài của Stalin đã được mai táng bên bức tường điện
Kremlin. Vào năm 1990,
thi thể của nhà lãnh đạo cộng sản Bungari Georgi Dimitrov đã được hỏa táng, còn vào năm 2005, đã chôn cất thi hài của
nhà lãnh đạo đảng
CS Mông Cổ Horlogiyn Choibalsan.
-----
Xem thêm:
- Đập
lăng, hạ tượng nên hay không? (RFA).
-----
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaHảy trả về lịch sử nhửng gì của lịch sử và hứơng về tương lai.
Trả lờiXóaMình đọc cuốn "Mao Trạch Đông ngàn năm công tội" của Đại tá Tân Tử Lang mình thấy ông ấy có nhiều tội lỗi với dân đen. Vậy mà người ta coi ông ấy như thần thánh là sao? Mình không hiểu!
Trả lờiXóa