Генри Киссинджер: чем заканчивается украинский кризис
Henry Kissinger, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ từ 1973 đến 1977
Kichbu theo: inosmi.ru
Tất cả các cuộc tranh luận công
khai về Ucraina hôm nay đó là một
trong những cuộc đối
đầu không ngừng. Nhưng liệu chúng ta biết chúng ta đang đi
đến đâu? Trong suốt cuộc
đời của mình, tôi đã thấy bốn cuộc chiến tranh mà chúng bắt đầu với sự hăng hái to lớn và sự
ủng hộ của nhân dân, và sau đó chúng
ta không biết làm thế nào để kết thúc, khi thoát khỏi ba cuộc chiến
tranh như vậy một cách đơn
phương. Thử thách đối với chính khách không phải
ở chỗ chiến tranh bắt đầu như thế nào, mà nó kết thúc như thế nào.
Vấn
đề Ucraina thường được mô tả như trận đánh quyết định: Ucraina sẽ đi
về phía Tây hoặc phía Đông. Nhưng nếu Ucraina muốn tồn tại
và
phồn thịnh, nó không được biến thành tiền
đồn của bên bên này chống lại phía bên kia. Nó phải
là một cầu nối hai bên.
Nga cần phải
công nhận rằng những mưu toan biến Ucraina thành
quốc gia-chư
hầu nhờ và điều này để mở rộng biên giới Nga đang
lặp lại chu kỳ tự thực hiện của những biện pháp gây đối áp lực trong mối quan
hệ với châu Âu và Hoa Kỳ.
Phương Tây phải hiểu rằng đối với Nga,
Ucraina sẽ không bao giờ trở thành quốc gia nước ngoài thông thường. Lịch sử Nga bắt đầu với Kiev Rus. Từ
đó, Chính thống giáo Nga ra đời. Ucraina trong nhiều
thế kỷ nằm trong thành phần của Nga, nhưng trước
đó lịch sử
của họ đã hòa quyện vào nhau. Cuộc chiến quan trọng nhất vì tự do của Nga kể từ trận Poltava năm 1709, đã diễn ra
trên đất Ucraina. Hạm đội Biển Đen, mà nhờ nó Nga triển khai sức mạnh ở Địa Trung Hải, đóng căn cứ dựa trên thỏa thuận cho thuê dài hạn tại thành phố
Sevastopol của Crym. Thậm chí những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng như Aleksandr
Solzhenitsyn và Joseph Brodsky cũng khăng
khăng bảo vệ rằng Ucraina là một phần khăng
khít của
lịch sử nước Nga, và cũng chính của nước Nga.
Liên minh châu Âu phải thừa nhận rằng sự chậm chạp của bộ máy quan liêu và phụ thuộc của yếu tố chiến lược của họ trong chính sách nội bộ tại các cuộc đàm phán về quan hệ của Ucraina với Châu Âu dẫn đến chỗ rằng quá trình đàm phán đã biến thành cuộc khủng hoảng. Chính sách đối ngoại - đó là nghệ thuật bố trí các ưu tiên.
Liên minh châu Âu phải thừa nhận rằng sự chậm chạp của bộ máy quan liêu và phụ thuộc của yếu tố chiến lược của họ trong chính sách nội bộ tại các cuộc đàm phán về quan hệ của Ucraina với Châu Âu dẫn đến chỗ rằng quá trình đàm phán đã biến thành cuộc khủng hoảng. Chính sách đối ngoại - đó là nghệ thuật bố trí các ưu tiên.
Yếu tố quyết định - đó chính là bản thân những người Ucraina. Họ sống trong một đất
nước với lịch sử phức tạp và đa ngôn ngữ. Phần phía Tây
của Ucraina bị sát nhập vào Liên bang
Xô viết vào năm 1939, khi Stalin và Hitler phân
chia chiến
lợi phẩm. Crym, với 60 phần trăm là người Nga, tham gia vào thành phần của Ucraina chỉ vào năm 1954, khi một Nikita Khrushchev xuất thân từ Ucraina đã tặng nước cộng hòa này để kỷ niệm 300 năm hiệp ước của Nga
với người Kavkaz. Phía Tây của đất nước - đó chủ yếu là người Công giáo; phía Đông tuyệt đại bộ phận dân chúng theo Chính thống
giáo Nga. Phía Tây nói tiếng Ucraina, Phía Đông chủ yếu nói
tiếng Nga.
Bất kỳ nỗ lực nào của của một phần của Ucraina thống trị phần phía
kia, mà điều này đã trở thành tính quy luật, cùng với thời gian sẽ dẫn đến nội chiến hoặc chia cắt đất nước. Nếu xem xét Ucraina như một phần của cuộc đối đầu giữa Đông và Tây, thì bất kỳ những viễn cảnh nào của sự xây dựng hệ
thống hợp tác quốc tế trong thành phần của Nga và phương Tây - và đặc biệt của
Nga và Châu Âu - sẽ bị phá hủy trong nhiều thập kỷ.
Ucraina độc lập chỉ 23 năm. Trước đó, nó từ thế kỷ 14 nằm dưới thế lực của ai đó, nhưng luôn luôn là của
nước ngoài. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các
nhà lãnh đạo của Ucraina không học được nghệ
thuật của sự thỏa hiệp, và thậm chí lĩnh
hội những kỹ năng tiên đoán viễn cảnh lịch sử cũng chỉ ở mức độ nhỏ. Chính sách của Ucraina sau khi giành độc lập cho thấy rõ ràng rằng cội
nguồn của vấn đề nằm ở những ý đồ của các nhà lãnh đạo Ucraina áp đặt ý chí của
họ cho một phần bất khuất và kiên cường của đất nước. Thoạt đầu một phái thực hiến điều này, và sau đó là phái khác.
Bản chất của cuộc xung đột giữa Viktor Yanukovych và đối thủ chính trị chính của ông,
Yulia Tymoshenko nằm ở chỗ này. Họ đại diện cho hai phe phái của Ucraina và không muốn chia sẻ
quyền lực. Chính sách khôn ngoan của Hoa
Kỳ đối với Ucraina nên bao gồm cả sự
tìm kiếm những cơ hội để hợp tác của hai phần của đất nước. Chúng ta phải phấn đấu để hòa
giải các phe phái, chứ không phải là sự
thống trị bởi phần này đối với phần kia trong số họ.
Nhưng, Nga và phương Tây, và
quan trọng nhất - tất cả các phe phái của Ucraina, không theo nguyên tắc này. Mỗi
bên chỉ làm tình hình trầm trọng thêm. Nga sẽ không thể áp đặt một giải pháp quân sự mà không bị cô
lập, và điều này sẽ xảy ra tại một thời điểm khi đường biên giới trải dài của họ đang trong trạng thái bấp bênh. Đối với phương Tây, làm cho Vladimir hóa điên đó cũng không phải là chính sách, đó là sự biện minh
cho việc thiếu một chính sách như vậy.
Putin cần phải hiểu rằng cho dù tất cả những bất đồng và khiếu nại của ông, chính sách gây áp lực quân sự sẽ chỉ dẫn
đến sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh lạnh mới. Hoa Kỳ, về phía mình, không nên đối xử với Nga như với một đất nước đã đi chệch
con đường đúng đắn và phải cần kiên nhẫn dạy cho Nga những quy tắc ứng xử được xác lập bởi Washington. Putin là
nhà chiến
lược nghiêm túc trong lĩnh vực lịch sử Nga. Sự
hiểu biết những giá trị và tâm lý của Mỹ
không phải là nét mạnh của ông. Còn sự hiểu biết lịch sử và tâm lý Nga chưa bao
giờ là nét mạnh của các nhà lãnh đạo chính trị của Mỹ.
Các nhà lãnh đạo từ tất cả các bên phải quay trở lại với việc phân tích các kết quả và hậu quả, thay vì tranh đua làm vẻ. Và dưới đây là quan điểm của tôi về lối thoát tương ứng cho những giá trị và lợi ích an ninh của tất cả các bên:
1. Ucraina cần có quyền tự do lựa chọn các quan hệ kinh tế và chính trị của họ, bao gồm cả với châu Âu.
2. Ucraine không cần phải gia nhập NATO. Tôi tuân theo quan điểm này ngay từ bảy năm trước, khi lần đầu tiên nảy sinh vấn đề này.
3. Ucraina cần phải có mọi cơ hội để thành lập một chính phủ phù hợp với ý chí được thể hiện bởi nhân dân của họ. Các nhà lãnh đạo Ucraina khôn ngoan trong trường hợp này sẽ ưu tiên cho chính sách hòa giải các phần khác nhau của đất nước. Về bình diện quốc tế, họ cần tiến hành chính sách có thể so sánh với chính sách của Phần Lan. Đất nước này không hề gây những nghi ngờ trong nền độc lập của mình và hợp tác với phương Tây trong hầu hết các lĩnh vực, nhưng đồng thời cẩn trọng tránh sự thù địch chính trị đối với Nga.
4. Theo quy định của trật tự thế giới hiện nay là không thể chấp nhận để Nga sáp nhập Crym. Nhưng có thể làm cho quan hệ của Crym với Ucraina bình yên hơn. Vì những mục đích này, Nga phải công nhận chủ quyền của Ucraina đối với bán đảo Crym. Ukraina cần mở rộng quyền tự trị của Crym trong các cuộc bầu cử với sự hiện diện của các quan sát viên nước ngoài. Quá trình này bao gồm việc loại bỏ những phát ngôn úp mở và không chắc chắn về vị thế của Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol.
Đây là những nguyên tắc, chứ không phải là những quy định. Nhưng người am hiểu khu vực này biết rằng một số trong số những nguyên tắc này sẽ không làm vừa lòng bên nay hoặc bên khác. Nhưng bây giờ quan trong nhất không phải là sự thỏa mãn tuyệt đối, mà là sự không thỏa mãn cân bằng. Nếu không tìm thấy một giải pháp nào đó dựa trên các yếu tố này hoặc tương tự, thì việc trượt dài đến đối đầu sẽ tăng tốc. Thời gian để ra một quyết định như vậy đang sắp đến.
* Bản gốc tiếng Anh: How the Ukraine crisis ends
Các nhà lãnh đạo từ tất cả các bên phải quay trở lại với việc phân tích các kết quả và hậu quả, thay vì tranh đua làm vẻ. Và dưới đây là quan điểm của tôi về lối thoát tương ứng cho những giá trị và lợi ích an ninh của tất cả các bên:
1. Ucraina cần có quyền tự do lựa chọn các quan hệ kinh tế và chính trị của họ, bao gồm cả với châu Âu.
2. Ucraine không cần phải gia nhập NATO. Tôi tuân theo quan điểm này ngay từ bảy năm trước, khi lần đầu tiên nảy sinh vấn đề này.
3. Ucraina cần phải có mọi cơ hội để thành lập một chính phủ phù hợp với ý chí được thể hiện bởi nhân dân của họ. Các nhà lãnh đạo Ucraina khôn ngoan trong trường hợp này sẽ ưu tiên cho chính sách hòa giải các phần khác nhau của đất nước. Về bình diện quốc tế, họ cần tiến hành chính sách có thể so sánh với chính sách của Phần Lan. Đất nước này không hề gây những nghi ngờ trong nền độc lập của mình và hợp tác với phương Tây trong hầu hết các lĩnh vực, nhưng đồng thời cẩn trọng tránh sự thù địch chính trị đối với Nga.
4. Theo quy định của trật tự thế giới hiện nay là không thể chấp nhận để Nga sáp nhập Crym. Nhưng có thể làm cho quan hệ của Crym với Ucraina bình yên hơn. Vì những mục đích này, Nga phải công nhận chủ quyền của Ucraina đối với bán đảo Crym. Ukraina cần mở rộng quyền tự trị của Crym trong các cuộc bầu cử với sự hiện diện của các quan sát viên nước ngoài. Quá trình này bao gồm việc loại bỏ những phát ngôn úp mở và không chắc chắn về vị thế của Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol.
Đây là những nguyên tắc, chứ không phải là những quy định. Nhưng người am hiểu khu vực này biết rằng một số trong số những nguyên tắc này sẽ không làm vừa lòng bên nay hoặc bên khác. Nhưng bây giờ quan trong nhất không phải là sự thỏa mãn tuyệt đối, mà là sự không thỏa mãn cân bằng. Nếu không tìm thấy một giải pháp nào đó dựa trên các yếu tố này hoặc tương tự, thì việc trượt dài đến đối đầu sẽ tăng tốc. Thời gian để ra một quyết định như vậy đang sắp đến.
* Bản gốc tiếng Anh: How the Ukraine crisis ends
Nên đọc thêm:
– Giúp
bạn hiểu về xung đột Nga-Ukraine (Đoan Trang).- Ucraine
sẽ đi về đâu? (Vuanh Nguyen). - Nuớc Nga và cuộc khủng hoảng
tại Ucraina (FB Viet Nguyen Trung). - Ý
kiến của truyền thông Mỹ và nước ngoài về Ukraina (VOA).
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét