16 лет назад Югославия, сегодня Украина
Аrtur Zavgorognyi
Kichbu theo: vesti.lv
Cuộc tấn
công của các lực lượng NATO vào một trong những quốc gia, là nước sáng lập LHQ, đã được quyết
định mà không cần sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an LHQ.
Trong suốt hai tháng rưỡi, 1 200 máy bay
chiến đấu hiện đại nhất của liên minh phương Tây ném bom
suốt ngày đêm vào nhiều căn cứ quân sự, cũng như các cơ sở công nghiệp và dân sự. Hành động này cũng
là một sự vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên
hợp quốc, văn kiện Helsinki năm
1975, Công ước Geneve năm
1949 và Nghị định thư bổ sung năm 1977.
Vi phạm một loạt các nguyên tắc của Văn kiện cuối cùng của Hội nghị về an ninh
và hợp tác châu Âu, được ký vào ngày 1 tháng Tám năm 1975, trước hết là việc từ
bỏ sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, giải quyết hòa bình
các tranh chấp, bao gồm cả nguyên tắc bất khả xâm phạm biên giới; toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia; không
can thiệp vào công việc nội bộ của nước ngoài.
Trong luật pháp quốc tế ý kiến chiếm ưu thế là việc sự dụng vũ lực vì
các mục đích nhân đạo mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an LHQ mâu
thuẫn với Hiến chương LHQ, và nhiều luật sư chỉ ra rằng rất khó tìm thấy những
trường hợp can thiệp nhân đạo xảy ra trong thực tế.
Cuộc tấn công vào nước Cộng hòa Liên bang Nam Tư mà không cần sự đồng thuận
của Hội đồng Bảo an LHQ là vi phạm luật pháp quốc tế, sau đó đã được nhiều nhà
lãnh đạo phương Tây công nhận, kể cả thủ tướng Đức Gerhard Schroeder lúc bấy
giờ.
Sự xâm lược của NATO chống CHLB Nam Tư là đặc trưng bởi vì lần đầu tiên liên
minh thực hiện các hoạt động quân sự bên ngoài lãnh thổ của các nước thành viên
của tổ chức. Đó là nói về sự thể hiện chiến lược của cái gọi là "can thiệp
nhân đao", tức là, áp dụng vũ lực trên toàn thế giới, trong trường hợp khi
ai đó cho rằng ở đâu đó quyền con người đã bị đe dọa.
Và cũng giới thiệu một kiểu tiến hành chiến tranh mới có khoảng cách, với tổn
thất tối thiểu về nhân lực hoặc không có những tổn thất như thế. Xâm lược cũng mang
lại cơ hội cho chỉ huy tư lệnh quân đội và tham mưu kiểm tra trên thực tế những
hệ thống chỉ huy phức tạp của các lực lượng vũ trang của 19 quốc gia-thành
viên. Ngoài ra, CHLB Nam Tư là bãi thử nghiệm cho những loại vũ khí mới mà
trước đây chưa từng được sử dụng.
Đó là tên lửa hành trình "Tomahawk" tầm xa, hoặc cái gọi là «bom thông minh», bom chùm, đạn dược với uranium
nghèo, bom graphite, vô hiệu hóa các hệ thống truyền dẫn.
Dữ liệu về số nạn nhân rất khác nhau và giao động trong khoảng từ 2 đến 10 nghìn người, còn thiệt hại vật chất
ước tính khoảng 100 tỷ dollars. Cuộc xâm lược gây nên sự lên án trên toàn thế
giới và đặt ra một loạt các vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với các mối quan
hệ quốc tế và tương lai của chúng.
Đánh giá tình hình này, nghị sĩ Hoa Kỳ Lester
Munson nhấn mạnh rằng nếu trong hệ thống tư pháp quốc tế không bị chi phối bởi
các cường quốc lớn, thì NATO sẽ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại gây ra cho
CHLB Nam Tư trong thời gian của cuộc xâm lược. Tuy nhiên, ông nói, "NATO
không phục tùng luật pháp quốc tế. NATO cũng là luật pháp quốc tế".
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét