Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

FAZ: Điện Kremlin ham muốn không phải là tiền của, mà là “trật tự thế giới mới”

FAZ: Кремль жаждет не богатства, а «нового мирового порядка»

FAZ: Кремль жаждет не богатства, а «нового мирового порядка»


Kichbu theo InoTV

nước Nga của ngày hôm nay, không giống với nước Nga của những năm 1990s, các nhà tài phiệt không có quyền lực và ảnh hưởng về chính trị, tác giả Marcus Wehner của Frankfurter Allgemeine viết. Trong những năm trị vì của Vladimir Putin, họ nhận ra rằng lợi ích của Nhà nước là bất khả xâm phạm. Về “ekip của Putin” trong điện Kremlin, thì không phải lòng tham tiền bạc thúc đẩy họ, mà ý chí “đổi mới Nga về ý thức hệ” và xây dựng “trật tự thế giới mới”, nhà báo Đức tin tưởng vững chắc.

Như tác giả Markus Wehner của Frankfurter Allgemeine nhấn mạnh, cho đến nay người ta vẫn thường nói về các trùm tài phiệt Nga. "Chúng ta thường nghe tin tức về Mikhail Fridman, người đứng đầu "Alfa-Bank", sở hữu chi nhánh dầu mỏ và khí đốt của công ty năng lượng RWE, hoặc về Alisher Usmanov, người một vài năm trước đây đã mua câu lạc bộ bóng đá Anh "Arsenal ". "Thép trùm" Oleg Deripaska đầu tư vào các công ty xây dựng Stabag, các trùm tài phiệt khác mưa các đội bóng rỗ của Mỹ hoặc các tờ báo của Anh”, - Vehnes viết.

Theo nhà báo, với sự sụp đổ của Liên Xô, những người này đã nhận được rất nhiều tiền bạc vàảnh hưởng đến chính trị. Vào giữa những năm 1990s, các trùm tài phiệt Nga đã đồng thuận rằng việc quay lại nắm qiuyeenf lực của những người cộng sản là không thể chấp nhận được, rằng tổng thống Boris Yeltsin cần phải đứng đầu đất nước. "Vào thời đại đó họ có quyền lực chính trị và kiểm soát các phương tiện truyền thông", - tác giả của Frankfurter Allgemeine xác nhận.

"Tình hình hiện nay diễn ra như thế nào, vào năm thứ 15 trị vì của Vladimir Putin?" Vehnes tự hỏi. "Hôm nay các trùm tài phiệt chỉ có ở Ucraina, Petr Poroshenko - một trong số họ. Ở Nga, không có các các trùm tài phiệt, tức là các doanh nhân nắm quyền lực chính trị thông qua tài sản của mình. Putin người của ông từ các cơ quan tình báo đã đặt đặt dấu chấm hết cho điều này"- tác giả của tài liệu cho biết.

Ngay sau khi Vladimir Putin lên nắm quyền, ông đã sa thải Boris Berezovsky khỏi chính trị, Vehnes nhắc lại. Putin đã tước thị phần của Berezovsky ở kênh truyền hình I và trục xuất khỏi đất nước. Một ông trùm truyền thông khác, người sở hữu kênh truyền hình NTV, Vladimir Gusinsky, cũng bị buộc phải rời khỏi nước Nga.
Theo lời củaVehnus, những cựu nhân viên của KGB cùng với Putin lên nắm quyền lực và đã mang đến điện Kremlin "tư duy mới – trong các phạm trù “trắng-đen”, “bạn-thù” , “thắng lợi-thất bại”. Vladimir Putin đã củng cố bộ máy quan chức Nga, cảnh sát, quân đội, các cơ quan tình báo. Ông không chỉ tăng lương cho các nhóm này, mà còn đưa họ vào những vị trí lãnh đạo trong chính phủ, biến họ thành “giới thế phiệt mới”. "Bằng cách đó, Putin đã tạo ra một đối trọng của chính quyền với các trùm tài phiệt", - tác giả của Frankfurter Allgemeine nhấn mạnh.

Tuy nhiên, quyền lực của các trùm tài phiệt vào thời kỳ đó vẫn còn chưa bị phá vỡ. Putin không thống nhất với một trong những đại diện quan trọng nhất - Mikhail Khodorkovsky. Khodorkovsky có tham vọng chính trị, bằng cách hối lộ ông bảo đảm cho mình sự ủng hộ trong các đảng phái của nghị viện – từ những nhà dân chủ cho đến những người cộng sản, cũng như công khai buộc tội Putin tham nhũng ở Nga, Vehnes viết. Ngoài ra, Khodorkovsky muốn bán một phần kinh doanh của mình và người Mỹ và biến "Yukos"  trở thành một tập đoàn ty quốc tế. Tuy nhiên, "ekip của Putin" trong điện Kremlin đã không thể cho phép thực hiện điều này, và cuối cùng Khodorkovsky phải trả giá cho những hành động của mình “bằng mười năm trong các nhà tù và trại cải tạo ở Sibieria".

"Như vậy, Putin chấm dứt ảnh hưởng chính trị của các trùm đầu sỏ ở Nga. Sau  vụ án Khodorkovsky, họ nhận thức rõ rằng ra rằng kinh doanh của không được mâu thuẫn với đường lối của điện Kremlin, rằng cần phải giúp đỡ nhà nước",- tác giả của tài liệu viết.

"Việc trừng trị" Khodorkovsky đã cho phép "ekip của Putin" thực hiện giấc mơ lâu nay – xây dựng sự độc quyền dầu mỏ và khí đốt của nhà nước. Đứng đầu tập đoàn "Rosneft" mới, tiếp quản"Yukos", là cựu nhân viên KGB Igor Sechin. Thêm một thành viên của nhóm thân cận của Putin, cựu tướng tình báo đối ngoại của KGB Vladimir Yakunin, đứng đầu tập đoàn Đường sắt Nga. Theo Vehnes, trong "bộ chính trị" của điện Kremlin, Nikolai Patrushev, người đứng đầu Hội đồng an ninh liên bang trong một thời gian dài, cũng như Sergei Ivanov, chịu trách nhiệm xây dựng học thuyết quân sự mới của Nga, đóng vai trò trung tâm.

"Còn vấn đề với tài sản của chính Putin như thế nào?, có thể xem ông là “trùm tài phiệt chủ chốt của Nga?”, -  tác giả của Frankfurter Allgemeine hỏi. "Putin - không phải là một nhà tài phiệt. Tiền bạc không làm ông và các cộng sự thân cận của ông quan tâm",- Wehner tin tưởng chắc chắn.
Phương Tây đang ngộ nhận khi xem chế độ của Putin là “đạo tặc”. “Putin và ekip của ông tin tưởng vào sứ mệnh của mình: họ muốn đổi mới nước Nga về ý thức hệ, dựa vào chủ nghĩa dân tộc và Chính thống giáo. Họ muốn thống trị ở Đông Âu và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, cũng như để tạo ra một Liên minh Á-Âu. Họ muốn thử thách nền dân chủ Tây Âu và chia rẻ EU. Họ muốn tạo ra một trật tự thế giới mới, trong đó Nga sẽ chiếm một vị trí xứng đáng", - tác giả của tài liệu tổng kết.

Photo: Reuters

Xem thêm:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter