Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Người Mỹ gốc Ucraina trong chiến tranh Việt Nam


Американцы украинского происхождения во Вьетнаме


Kichbu theo reibert.info

50 năm trước, vào mùa thu năm 1957, tại Việt Nam bắt đầu cuộc chiến tranh trường kỳ và kéo dài gần 20 năm. Thoạt tiên quân đội chính phủ Nam Việt Nam chiến đấu với du kích được sự hỗ trợ Bắc Việt Nam cộng sản. Vào tháng tám năm 1964 Hoa Kỳ tham chiến ủng hộ Nam Việt Nam. Trong biên chế của quân đội của nước này có không ít người Ucraina.

Những ý tưởng của Bulba

Khi không hải quân Mỹ bắt đầu tấn công lãnh thổ Bắc Việt Nam, đúng 20 năm trôi qua kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II. Ở Mỹ, các cựu chiến binh của các đơn vị Ukraina, chiến đấu trong biên chế của quân đội Đức Quốc xã, vẫn còn sống một cuộc sống tích cực. Chính t những người đã  nảy sinh sáng kiến thành lập trong quân đội Hoa Kỳ cái gọi là quân đoàn lê dương Ucraina. Dự kiến trong lực lượng này sẽ là những thanh niên - con cái của các cựu binh Chiến tranh thế giới và cháu của những người tham chiến tại Ucraina trong những năm 1917-1921s.
 альбом7.jpgальбом6.jpgальбом1.jpgальбом6.jpg

Người đầu tiên đưa ra ý tưởng thành lập quân đoàn lê dương là Taras Bulba-Borovets, người trong Chiến tranh thế giới thứ hai đứng đầu đơn vị du kích chống Xô Viết, cái gọi là Polissya Sich tại Zhitomirshina. Bulba đề xuất thành lập Zhaporozhskaya Sich mới dưới lá cờ vàng-xanh để hoạt động du kích trong các khu rừng ở Việt Nam, theo ý tưởng của ông, bằng cách đó thể hiện sự đoàn kết của người Ucraina trong cuộc đấu tranh chống cái ác trên thế giới - chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, Pentagon đã bác bỏ kế hoạch của Bulba. Ông cũng không nhận được sự ủng hộ của cả đa số người Ucraina nhập cư: cựu thủ lĩnh của Polessky vào thời điểm đó đã bị mất uy quyền và ảnh hưởng.

Mặc cho thất bại của Bulba, một số người di cư tiếp tục khăng khăng thành lập một quân đoàn lê dương đặc biệt. Đỉnh điểm căng thẳng tột độ trùng vào năm 1967, khi những cuộc giao tranh kéo dài ở Việt Nam và báo chí Mỹ đầy ắp những cáo phó mang tên họ của người Ucraina. Sự việc đã đẩy đến mức một số cựu binh của "SS-Galichina" bắt đầu đăng ký tham gia chiến tranh Việt Nam.
 


 
 
Theo ước tính của những người di cư, đến năm 1967 tại Việt Nam có từ 200 đến 500 thanh niên Ucraina tham chiến trong biên chế  các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ.

 

Những người Cossask bay

Sau chiến tranh Việt Nam, phi đội của các máy bay siêu âm 66C Mỹ, với hai phần ba là sinh viên gốc Ucraina, đã được phép chính thức được gọi là "những người Cossask bay". Ký hiệu bong của đơn vị này là chiếc đinh ba sơn, được vẻ lên thân máy bay bên cạnh ký hiệu 66S. Phi đội đã được nhận vinh dự này chủ yếu nhờ chỉ huy của họ - đại úy Không quân Hoa Kỳ và là thành viên của Liên minh quốc gia Ucraina Stepan Olek. Ông thực sự là phi công thượng hạng. Olek ở lại Việt Nam trong hai nhiệm kỳ, thực hiện 552 phi vụ, một trong những người đầu tiên, khi vẫn còn là một trung úy, đã tham gia vào các cuộc oanh tạc Hà Nội và Hải Phòng.

Đó là ngày 25 tháng Tư năm 1966. Các máy bay Mỹ F-105, như một cuộc diễu hành, đã lao vào ném bom sân bay Hà Nội. Sau đó ném bom vào các khu ngoại ô của thủ đô, nơi, theo tin tình báo Mỹ, tập trung các đơn vị của Bắc Việt Nam. Trong cuộc oanh kích đầu tiên vào Hà Nội đã giết chết hơn 100 người. Vài ngày trước đó không quân Mỹ đã rãi bom đường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng - huyết mạch giao thông chính nối liền  Bắc Việt Nam, Lào và Nam Việt Nam. Máy bay đã ném xuống con đường này gần 1400000 tấn bom. Và đó mới chỉ là khởi đầu.
 

Các trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt Nam ngày ngày càng trở nên đặc biệt khốc liệt. Không quân của những người cộng Sản yếu ớt, nhưng hệ thống phòng không  rất mạnh. Được trang bị, đào tạo hỗ trợ bởi các cố vấn Liên Xô, không quân Việt Nam đã chiến đấu liên tục. Đối với Liên Xô, Việt Nam bãi thử nghiệm tốt cho tên lửa của họ. Tổng cộng các phi công Việt Nam dưới sự chỉ huy của anh cả đã bắn rơi hơn hai nghìn máy bay Mỹ.

Stepan Olek đã gặp may. Ông chưa lần nào bị bắn hạ, không bị rơi khi máy bay cháy. Olek được tặng thưởng huân chương Không quân Chữ thập và trở về Hoa Kỳ. Nhưng dưới bức màn của cuộc chiến tranh, vào tháng Sáu năm 1968, ông đã thực hiện, có lẽ, một sứ mệnh khủng khiếp nhất trong cuộc đời của mình - mang về quê hương các quân Mỹ đã bị mất trí. Trong đa số các trường hợp đó là thủy quân lục chiến từ căn cứ quân sự MỹKhe Sanh, những binh lính trong một thời gian dài đã chiến đấu và bị bao vây hoàn toàn.

Lính cảm tử Khe Sanh

 Сержант Владимир Степаняк — советник 2-й бригады 1-й парашютно-десантной дивизии Сайгона
Khe Sanh và Đông Hà - những thị trấn nhỏ, nằm trên đường ranh giới giữa Việt Nam "đỏ" và "trắng". Tướng lĩnh Hoa Kỳ thề thốt rằng những điểm dân cư này, đặc biệt Khe Sanh, sẽ trở thành những pháo đài mà không một người cộng sản nào có thể chiếm được. Ngày 21 tháng Một năm 1968 quân đội Bắc Việt Nam bắt đầu siết chặt vòng vây quanh Khe Sanh, bắn vào pháo đài từ pháo hạng nặng. Thị trấn được bảo vệ bởi các đơn vị tinh nhuệ của Hoa Kỳ - thủy quân lục chiến và lính dù. Một trong số đó là trung sĩ Vladimir Stepanyak - cố vấn của Lữ đoàn 2, Sư đoàn nhảy dù 1 của Sài Gòn.


Đến đầu tháng Ba những người Việt Nam "đỏ"  đã đào được đường hào đến vị trí của lính dù Sài Gòn. Theo đó đêm đêm binh lính của Hồ Chí Minh xâm nhậm vào các công sự của đối phương và chờ đến bình minh bất ngờ tấn công họ. Pháo đài Khe Sanh chịu những tổn thất rất lớn. Mỗi người chiến đấu ở đây được coi là lính cảm tử. Vladimir Stepanyak  trong mức độ nào đó dã may mắn - ông bị thương và được chuyển về Sài Gòn. Sự sụp đổ của Khe Sanh - sự kiện bi thảm nhất trong lịch sử quân đội Mỹ - đã xảy ra mà không có ông ấy.

Tuy nhiên, Khe Sanh - đây không phải là tình cảnh khó khăn đầu tiên mà cố vấn trẻ tuổi Stepanyak lâm vào. Vào mùa thu năm 1967, ông đã phải chiến đấu trên giới tuyến Tam Kỳ, vào tháng Một năm 1968 - tham gia dập tắt cuộc nổi dậy vũ trang mạnh mẽ tại Sài Gòn, sau đó - trong một trận chiến đẫm máu ở Huế.
Con đường binh nghiệp sau khi phục hồi sức khỏe đối với Vladimir Stepanyak cũng không dễ dàng gì. Sau thất bại tại Khe Sanh, ông cũng  tham gia trong một cuộc phản công chống lại các lực lượng của Bắc Việt Nam, cho là thành công, nhưng đã kèm theo tổn thất  to lớn. Vladimir Stepanyak đã trải qua những trận đánh cuối cùng tại Việt Nam hết sức khó khăn. Một vài tuần ông mang theo mình lá cờ Ucraina, yêu cầu bạn bè,  để phòng trong trường hợp tử vong, họ sẽ bọc thi thể ông bằng lá cờ vàng-xanh.

Vladimir Stepanyak đã rời khỏi Việt Nam sau 19 tháng giao tranh đẫm máu, và hai lần bị thương. Ông đã nhận được mười ba huân huy chương của Mỹ và Nam Việt Nam. Ông đã tặng lá cờ cho ủy ban cựu binh Mỹ-Ucraina tại New York. Hiện ông đang ở đâu, chính xác không ai biết.

Những tổn thất của người Ucraina

Chính phủ Hoa Kỳ đã rút khỏi Việt Nam tất cả các công dân của họ. Kể cả những người tử trận. Trong những quan tài kẽm, phủ lá cờ Mỹ, họ trở về nhà trên máy bay vận tải. Trong số đó có người Ucraina.
Ngày 31 tháng Mười năm 1968, tổng thống Hoa Kỳ Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam. Năm sau, người kế nhiệm ông, Richard Nixon đã ra lệnh rút dần quân Mỹ khỏi đất nước. Tuy nhiên, vào ngày 1 tháng Năm năm 1970, trái với chính sách của Nixon, quân đội Nam Việt Nam và quân đội Mỹ, lợi dụng cuộc đảo chính ở Campuchia, đã tấn công đất nước này, cho rằng nó chứa chấp Việt Cộng. Một cuộc thảm sát mới đã bắt đầu như thế. Tuy nhiên, Pentagon đã gọi nó một cách khác - chiến dịch "Toàn thắng".

 Он не вернулся из боя. Сын бывшего офицера дивизии СС «Галичина» Юрий Лещинский погиб
Binh lính Sài Gòn với sự hỗ trợ của năm nghìn thủy quân lục chiến đã tiến sâu vào lãnh thổ Campuchia. Họ gặp sự kháng cự quyết liệt của người dân địa phương, những người được hỗ trợ tích cực bởi quân tình nguyện Trung Quốc. Cuộc đột kích đã thất bại, và họ phải chiến đấu để rút ra khỏi Campuchia. Nhưng sau đó trên đầu của người Mỹ là thảm họa khác: Bắc Việt Nam tăng cường hoạt động quân sự của mình và trên một số khu vực của mặt trận đã chuyển sang tấn công. Để chống lại người Việt Nam "đỏ" đã tung các sư đoàn nổi tiếng của Mỹ - sư đoàn dù 82 và sư đoàn tấn công đường không 101.


Ngày 5 tháng Bảy năm 1970 trong các cuộc giao chiến với người Việt Nam, người đầu tiên tử trận là trung sĩ-dù Yuri Leszczynski, con trai của cựu sĩ quan của sư đoàn SS "Galichina" Michael Leszczynski. Hoàn toàn không còn bao lâu nữa là được giải ngũ.



Bài đăng lần đầu tiên trên Reibert.info 17 tháng Chín năm 2011

-----


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter