Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

"Gorbachev thành lập Ủy ban khẩn cấp"

 Анатолий Лукьянов и Михаил Горбачев (слева направо)
Аnatoly Lukyanov và Mikhail Gorbachev

«ГКЧП создал Горбачев»




Аlexei Sochnev

Kichbu theo Lenta.ru

Cựu chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô Anatoly Lukyanov nói về nguồn gốc và nguyên nhân thất bại của perestroika


Ba mươi năm trước, vào tháng Ba năm 1985, Mikhail Gorbachev lên nắm quyền lực Liên Xô. Một tháng sau khi được bổ nhiệm vào cương vị tổng bí thư, ông, bắt chước Lenin, đã công bố "Luận cương tháng Tư" nổi tiếng, từ đó quyết định khởi động perestroika. Tiến sĩ Luật học Anatoly Ivanovich Lukyanov đã bày tỏ quan điểm của ông về các sự kiện của 30 năm trước đây với "Lenta.ru". Trong giai đoạn 1987-1988, ông giữ chức bí thư Uỷ ban Trung ương ĐCSLX, trong những năm 1988-1989 là ủy viên dự khuyết Bộ chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSLX, trong 1990-1991 - chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô.

"Lenta.ru": Thái độ của ông như thế nào đối với perestroika trong những năm qua là gì?

Lukyanov: Cái gọi là perestroika đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản. Không phải đảng thực hiện nó, mà là một nhóm người xung quanh Gorbachev. Nhân vật chính trong nhóm này Alexander Yakovlev - trưởng ban tuyên truyền của Ủy ban Trung ương, bí thư Trung ương, và là ủy viên Bộ Chính trị. Nếu không có ông ấy, Gorbachev đã không làm được gì. Chính trong nhóm của Yakovlev bắt đầu nói rằng chúng ta cần một chủ nghĩa xã hội khác. Còn trên thực tế, mục tiêu chính của họ - từ bỏ chủ nghĩa xã hội hoàn toàn. Đó là những giấc mơ của tầng lớp tiểu tư sản và trí thức xuất hiện ở Liên Xô.

Tại sao là "cái gọi là"?

Thuật ngữ này được sử dụng ngay trước cả Gorbachev, ví dụ, dưới thời Khrushchev, khi ông giải quyết di sản của Stalin. Khi tôi nghe thuật ngữ này, tôi tự hỏi perestroika cái gì? Các cuộc cải cách -  đó là một việc, còn phục hồi chủ nghĩa tư bản - là việc hoàn toàn khác. Bởi perestrsoika trong ý nghĩa đích thực của nó là kế hoạch của Andropov và, dĩ nhiên, không có nghĩa là đánh vào chế độ Xô Viết và hệ thống quản lý của Liên Xô. Perestroika đã biến thành cuộc tấn công thù địch vào các quan điểm của Andropov, còn ông ấy là người với các quan niệm Marxist đến tận xương tận não, một người ủng hộ Xô Viết, rất quan tâm đến lịch sử của vấn đề này. Nếu nhìn lại những sau năm sau, giữa lời nói mà Gorbachev thốt ra với việc làm khác nhau như thế nào.

Анатолий Лукьянов

Аnatoly Lukyanov

Photo: Gleb Shelkunov/ "Commersant"

Nhưng thoạt đầu cá nhân ông đã ủng hộ đường lối cải cách?

Tại  giai đoạn nào đó tôi và Nikolai Ryzhkov đã ủng hộ ý tưởng cải cách, nhưng không ủng hộ Gorbachev, mà ủng hộ những người đã được chỉ định dưới thời Andropov. Tôi chứng kiến rằng kế hoạch thay đổi chính sách kinh tế được soạn thảo bởi ngay Alexei Kosygin, nhưng các sự kiện Tiệp Khắc đã ngăn cản việc thực hiện nó. Bộ Chính trị của chúng tôi đã gần như nhất trí quan điểm cho rằng cải cách sẽ dẫn đến việc tăng cường các mối quan hệ xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sản xuất. Nhưng đó là một sự thống nhất tưởng tượng, một ủy viên Bộ Chính trị chỉ bằng lời nói ủng hộ khẩu hiệu "nhiều chủ nghĩa xã hội hơn nữa", còn bản thân họ rao giảng, như họ nói lúc đó, "những lợi thế của doanh nghiệp tư nhân là không còn nghi ngờ  gì nữa": sở hữu tư nhân, thị trường tự do, con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.

Trong quá trình tranh cãi với Gorbachev, tôi nhận ra rằng chúng ta đang đi sai hướng, từ bỏ các nguyên tắc của chế độ Xô Viết. Với "perestroika" mọi người hiểu theo cách của mình, nhưng cuối cùng dưới từ này ẩn giấu sự thay đổi chế độ. Ngoại trừ tôi, tất cả các ủy viên cũ của Bộ Chính trị đã phản đối tất cả điều này, nó làm tình hình trong Bộ Chính trị nóng lên và buộc Gorbachev liên tục vận động giữa hai nhóm.

Lúc đó ông đã giữ chức vụ cao và bây giờ khẳng định rằng chống lại con đường của Gorbachev khởi xướng. Tại sao không chỉnh ông ấy, không nói: "Ông đang làm gì vậy?"

Tôi đã không im lặng, tôi đã nói. Ví dụ, vào năm 1991 tại Hội nghị Ủy ban trung ương, tôi lên tiếng chống sự đưa xã hội đên một chế độ, mà ở đó nhìn chung sẽ không có chỗ cho những giá trị của chủ nghĩa xã hội sở hữu công, chống lại xu hướng làm suy giảm an sinh xã hội của người lao động, cũng như chống lại mong muốn thay vào Liên Xô là tạo ra cấu trúc lỏng lẻo liên minh bất lực hay là một cộng đồng.

Trong chính sách của Gorbachev, perestroika xã hội chủ nghĩa đã biến thành chống xã hội chủ nghĩa mạnh bao nhiêu, thì quan hệ của tôi với ông ấy nặng nề bấy nhiêu. Sau đó việc hợp tác đã chấm dứt, điều này ai cũng biết. Chúng tôi là những kiểu người khác nhau.

Tôi đã ăn sâu vào trong đảng, sống bằng đảng, còn Gorbachev - thì không. Ông ấy một người với lối tư duy nông nghiệp, người ta gọi ông ấy là "thợ lái máy gặt đập". Trong những câu chuyện riêng tư, ông ấy không che giấu thực tế là thiên hướng về dân chủ xã hội, đôi khi nói toạc là chủ nghĩa tự do, còn tôi là người hoàn toàn Xô Viết và cả cuộc đời cống hiến cho cuộc đấu tranh vì chính quyền Xô Viết.

Ông đã nói rằng có hai nhóm trong Bộ Chính trị, nhóm thứ nhất của Yakolev, còn nhóm thứ hai?

Nhóm những người có quan điểm chính thống mà Yegor  Kuzmich Ligachev (ủy viên Bộ Chính trị trong những năm 1985-1990s- "Lenta.ru"). Gorbachev thường xuyên nghi ngờ họ, ông ấy không có những kiến ​​thức về kinh tế và xã hội học, vì vậy khi thì nghe Yakovlev, khi thì nghe  Ligachev. Sau đó Ligachev bị loại, và để chống lại ông ấy họ đã sử dụng bài báo "Tôi không thể hy sinh những nguyên tắc" của Nina Andreeva trên tạp chí "Liên Xô" (ám chỉ đến bức thư gửi cho báo, trong đó lên án các bài viết phê phán chủ nghĩa xã hội, và đặc biệt, chính sách của Stalin, bức thư công bố ngày 13 tháng Ba năm 1988 - "Lenta.ru"), bài báo dường như được Yegor Kuzmich chuẩn duyệt. Yakovlev, Medvedev và Shevardnadze đã cáo buộc Ligachev phát biểu chống đối perestroika. Và sau khi điều tra trong đảng, Ligachev bị loại bỏ khỏi ban lãnh đạo do hội nghị của Ban thư ký của Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông được thay thế bởi Vadim Medvedev.

http://icdn.lenta.ru/images/2015/03/24/20/20150324205812612/pic_e7d60265db369500f3bd25e819d5f2de.jpg

Yegor Ligachev, Alexander Yakovlev Mikhail Gorbachev ( từ trái sang phải trên đoàn chủ tịch của Hội nghị toàn thể ĐCSLX lần thứ XIX, tháng Sáu năm 1988
Ảnh: Yuri Abramochkin / RIA Novosti

Tại sao Alexander Yakolev lại chống hệ thống Xô Viết?

Ông ấy đã có một thời gian dài làm việc tại Hợp chúng quốc. Tôi biết ông ấy rất rõ, ông ấy có cách tiếp cận khác và quan điểm khác đối với chính quyền Xô Viết. Ông tin chắc rằng chính quyền Xô Viết không thể mang lại cho con người những gì như chủ nghĩa tư bản có thể mang lại. Yakovlev đã có ảnh hưởng rất lớn đối với Gorbachev, mối quan hệ giữa họ rất tốt, ông ấy đã khéo léo đánh giá từng bước đi Gorbachev, ca ngợi ông ta.

Ông chắc đã nghe ý kiến cho rằng Yakolev đã làm việc cho tình báo nước ngoài? Ông nghĩ gì về việc này?

Tôi không tin rằng Yakovlev có thể liên hệ với tình báo nước ngoài. Yakovlev sinh ra ở tỉnh Yaroslavl, tham gia Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, bị thương nặng. Cuộc sống ở Hoa Kỳ không ảnh hưởng đến ông ấy, ông ấy có nhiều mối liên hệ ở Mỹ, ông ấy biết họ phản ứng lại với chúng ta như thế nào, với việc chúng ta đang làm gì, nhưng tôi không tin ông ấy phản bội.

Ông đã nói rằng ông chỉ trích gay gắt và đã cảnh báo về mối nguy hiểm của perestroika, ông đã chỉ trích như thế nào?

Báo chí đã chỉ trích Hội đồng Xô Viết tối cao Liên Xô, gọi chúng tôi là "thể đột biến kỳ lạ", "hung hăng-ngoan ngoãn", "những quyết định xa lạ với nhân dân". Hội đồng Xô Viết tối cao Liên Xô trong giai đoạn đó, nếu tôi có thể nói như vậy, là hiệp sĩ giữa ngã tư đường. Ở đó bùng lên cuộc đấu tranh của  xu hướng xã hội chủ nghĩa và chống xã hội chủ nghĩa, liên bang và ly khai, tình hữu nghị của các dân tộc và chủ nghĩa dân tộc. Quốc hội đã được chia thành những người muốn đổi mới những tiêu chuẩn sinh hoạt xã hội chủ nghĩa của đất nước, thực hiện cải cách, và những người muốn áp dụng chủ nghĩa tư bản bằng cách phá vỡ tất cả một cách có ý thức. Ở đây trước hết cần phải nói rằng phần lớn các đại biểu được bầu vào mùa xuân năm 1989, ngay từ đầu đã có tâm thế ủng hộ cải cách, chứ không phải là phá vỡ chế độ.

Trong hồi ký của mình, ông viết rằng Yakovlev đã đề xuất những gì vào năm 1985, tại dacha của Stalin  ở Matveyevskoye, nơi Bộ Chính trị họp và thảo luận những bước đầu tiên của perestroika, áp dụng hệ thống hai đảng. Đảng thứ nhất là ĐCSLX, còn thứ hai sẽ phải như thế nào?

Yakovlev lấy ví dụ của Hoa Kỳ, nơi có hai đảng; ông ấy cũng đề xuất như vậy ở chúng ta. Do đó, đã tạo ra quyền lực của tổng thống ở Liên Xô. Mặc dù vai trò của tổng thống trong Liên bang, theo những chức năng  giao phó cho tổng thống, là do Chủ tịch đoàn Xô Viết tối cao thực hiện. Tổng thống  đại diện tất cả các nước cộng hòa và được liên hệ chặt chẽ với Quốc hội, và được bầu do Đại hội đại biểu nhân dân.

Thành tựu chính của perestroika là gì?

Thành tựu chính là tiêu cực - là sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, là chiến tranh ở nhiều nước cộng hòa: ở Caucasus, Trung Á, sự quay trở lại với chủ nghĩa tư bản.

Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết là tất yếu?

Đó là giai đoạn khó khăn. Nền kinh tế rệu rã. Gorbachev bị ném từ thái cực này sang thái cực khác. Muốn hòa giải những điều không thể hòa giải được, ông vội vã, chịu ảnh hưởng của bên này hoặc bên kia, ra những quyết định mâu thuẫn lẫn nhau, càng ngày càng xa rời chương trình của ĐCSLX. Chịu ảnh hưởng của Yakovlev, trong những bài phát biểu của ông xuất hiện những lời cam kết với sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa trong sự chuyển biến chung hướng đến thị trường tự do. Trong bối cảnh này, trong nước các cuộc xung đột sắc tộc  gia tăng, nhưng ông không biết phải làm gì với chúng. Uy tín của Gorbachev trong nhân dân và trong đảng vào thời điểm đó bắt đầu giảm mạnh. Chúng ta đã bước vào thời kỳ sụp đổ mà nó đã kết thúc không chỉ bằng sự sụp đổ của đảng mà còn là của Liên bang Xô Viết.

20 августа 1991 года, после объявления чрезвычайного положения в Москву были введены войска и техника. Танки на Калининском проспекте (Новый Арбат)

Ngày 20 tháng Tám năm 1991, binh sĩ và trang thiết bị quân sự đã được đưa vào Moscow. Xe tăng trên đại lộ Kalinin Prospekt (Novy Arbat)
Ảnh: Vladimir Fedorenko / RIA Novosti

Sự sụp đổ của Liên bang bắt đầu từ các nước cộng hòa Baltic, và sau đó các nước cộng hòa ở châu Á ủng hộ họ. Họ muốn trở thành các quốc gia độc lập, với các đại diện của mình trong Đoàn Chủ tịch của Liên bang. Tức là, ủng hộ việc thành lập một liên bang lỏng lẻo. Những ý tưởng này vào thời điểm đó đã dẫn đến Cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ. Tình hình có thể được khắc phục, nhưng Yeltsin đã đẩy cho sự tan rã của Liên băng tăng tốc, ông ra lệnh rằng việc áp dụng luật liên bang chỉ có thể  với sự đồng ý của các nước cộng hoà. Tức là bắt đầu cuộc chiến tranh luật pháp. Sau đó, ông tuyên bố rằng các nhà máy, xí nghiệp trên lãnh thổ các  nước cộng hòa, bây giờ thuộc về họ. Một bước quan trọng dẫn đến tan rã là thay đổi hệ thống thuế. Nó được xây dựng như sau: thuế nộp vào Liên bang và sau đó được phân phối cho các nước cộng hòa. Yeltsin cũng khăng khăng để thiết lập hệ thống đơn kênh, khi tất cả các loại thuế sẽ vẫn có thể ở mỗi nước cộng hòa, và họ sẽ tài trợ cho Liên bang theo ý của mình.

Ngày 29-30 tháng Bảy năm 1991, đã tổ chức cuộc gặp gỡ kín của Yeltsin, Gorbachev và Nazarbayev ở Novo-Ogaryovo. Trong thời gian cuộc họp Gorbachev đã đồng ý với các hệ thống thuế đơn kênh (Liên Xô bị tước đoạt ngân sách, các doanh nghiệp và ngân hàng) và ký một thỏa thuận liên bang mà hầu như không có đại diện của Hội đồng  Xô Viết tối cao Liên Xô. Đó là sự tan rã. Tan rã bất chấp những điều nhân dân đã quyết định tại cuộc trưng cầu ý dân ngày 17 tháng Ba năm 1991, mà ở đó, tôi nhắc  để nhớ lại, 76,4 phần trăm công dân Liên Xô đã bỏ phiếu cho việc duy trì Liên bang Xô Viết, còn Hội đồng Xô Viết tối cao Liên Xô tiếp theo đó đã thông qua luật về hiệu lực bắt buộc của quyết định trưng cầu ý dân.

Ngay lập tức hình thành Ủy ban khẩn cấp (Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp), nó phát thông điệp gửi tới các công dân trên truyền hình về việc ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước.

Lý do chính để hình thành Ủy ban khẩn cấp mối đe dọa tan rã của Liên bang Xô viết. Đó là một mối đe dọa thực sự, bất chấp quyết định của cuộc trưng cầu ý dân. Tôi không có quan hệ gì với việc thành lập Ủy ban khẩn cấp, mặc dù tôi biết tất cả mọi người trong Ủy ban. Ủy ban này do Gorbachev thành lập vào ngày 8 tháng ba năm 1991, ông cũng xác định thành phần của nó. Lúc đó, trong Ủy ban khẩn cấp dưới sự lãnh đạo của Phó Chủ tịch Liên Xô Gennady Ivanovich Yanayev bao gồm tất cả những người vào tháng Tám năm 1991, chúng ta thấy trên truyền hình. Rời bỏ đến Crym, Gorbachev đã để Yanaev thay mình thực hiện các quyền hạn.

Tiếp theo mọi việc đều rất đơn giản: Ủy ban Khẩn cấp họp ba lần, khi  dự thảo thỏa thuận liên bang và lời thông điệp gửi  nhân dân đã được chuẩn bị, một nhóm năm người từ Ủy ban khẩn cấp (Boldin, Chenin, Kryuchkov, Varennikov Plekhanov) đến gặp Gorbachev tại Foros, để giải thích rằng không thể ra những quyết định vội vàng. Thứ nhất, đây hiệp ước liên bang, và thứ hai, cần thiết chờ đợi đến tháng Chín, khi  tiến hành đại hội, không thể ra các quyết định mà thiếu Hội đồng Xô Viết tối cao. Gorbachev đã lắng nghe họ, bắt tay và nói, "Hãy hành động đi".

Возвращение Михаила Горбачева из Фороса в Москву

Mikhail Gorbachev trở về Moscowtừ Foros
Ảnh: "
Ogonek" / "Kommersant"

Ủy ban khẩn cấp đã có cơ hội thay đổi tình hình? Tại sao họ không làm  bất cứ điều gì, điều xe tăng đề làm gì? Bởi không có các hoạt động chống đối.

Họ không điều xe tăng vào, mà là Yeltsin. Không có mưu đồ nào tấn công Nhà trắng. Một lần nữa tôi nhắc lại: tôi không phải là thành viên của Ủy ban khẩn cấp, những ngày đó tôi đi nghỉ và không có mặt Moscow. Nhưng tôi đã thường xuyên liên lạc qua điện thoại với Gorbachev và tôi biết chính xác rằng Ủy ban khẩn cấp không có ý định cướp chính quyền. Không có bất kỳ mệnh lệnh truy nã hoặc bắn giết nào. Ủy ban khẩn cấp đã cố gắng để bảo vệ chế độ Xô Viết. Họ không chống chế độ, họ đã liên lạc với Gorbachev, do đó, không thể gọi đây là đảo chính hoặc bạo động.

Hãy nhớ, Ủy ban khẩn cấp - đó là một nỗ lực tuyệt vọng, nhưng tổ chức kém của một nhóm các nhà lãnh đạo đất nước để cứu Liên Xô, một nỗ lực của những người tin rằng tổng thống sẽ ủng hộ họ, rằng ông sẽ hoãn việc ký kết  dự thảo hiệp ước liên bang, có nghĩa là hợp pháp hóa sự sụp đổ đất nước Xô Viết. Nhưng Gorbachev đã không bay đến Moscow, ông đã không thể thay đổi được tình hình, nhưng vẫn ở lại Crym. Thật không dễ dàng, nhưng Ủy ban khẩn cấp đã hỗ trợ, chẳng hạn, nguyên soái Liên Xô một người rất đáng kính Sergei Fedorovich Akhromeev, sau đó ông đã bị giết chết...

Tức , tất cả các thông tin rằng Ủy ban khẩn cấp đã phong tỏa và giữ Gorbachev tại dacha Foros là không đúng sự thật?

Dĩ nhiên! Tất cả đó là những tin thất thiệt. Không ai phong tỏa ông ấy, sau đó Tòa án đã xác nhận: tất cả các phương tiện liên lạc đều hoạt động, máy bay đã sẵn sàng để cất cánh. Ai ngăn chặn ông ta? Năm đại biểu? Ông có lực lượng bảo vệ 100 người Foros. Vâng, họ đã nói chuyện với ông ấy theo kiểu đồng chí và ra đi. Họ hy vọng và tin rằng Gorbachev sẽ hỗ trợ họ và tham gia vào Ủy ban khẩn cấp. Tất cả là như thế!

Kết quả, Ủy ban khẩn cấp tổ chức được ba cuộc họp, thông qua bốn văn kiện nhưng không được thực hiện, sau đó đã giải thể theo chỉ thị của Phó Tổng thống. Quay trở lại Moscow, Gorbachev chấp thuận bắt các thành viên của Ủy ban khẩn cấp.

Ông giải thích thế nào về cách hành xử kỳ lạ như vậy của Gorbachev?

Như đại biểu Telman Gdlyan vào lúc đó nhận xét đúng đắn, Gorbachev đã tính chắc chắn: với chiến thắng của Ủy ban khẩn, tổng thống trở về điện Kremlin trên "con ngựa đỏ" và sử dụng những thành quả của chiến thắng, nếu Ủy ban khẩn cấp bị đánh bại, thì, đoạn tuyệt với "những người bạo động", tổng thống lại vào điện Kremlin, chỉ khác bây giờ là trên "con ngựa trắng", được ủng hộ bởi Yeltsin và "các nhà dân chủ cách mạng". Tuy nhiên, "ngựa trắng" ủng hộ của những người theo chủ nghĩa tự do là ảo tưởng.

 125 томов дела ГКЧП, слушания которого начались в Военной коллегии Верховного Суда РФ 14 апреля 1993 года
125 tập hồ sơ của Ủy ban khẩn cấp, mà các cuộc điều trần của nó được bắt đầu tại Đoàn quân sự của Tòa án Tối cao ngày 14 tháng Bốn năm 1993
Ảnh: Yuri Abramochkin / RIA Novosti

Từ tháng Tám năm 1991 đến tháng Mười hai năm 1992, ông đã đã bị giam giữ tại "Matrosskaya tishins" về vụ án của Ủy ban khẩn cấp, ông đã bị cáo buộc âm mưu cấu kết  giành chính quyền và lạm dụng quyền lực. Ông nói rằng không có mối quan hệ  nào với Ủy ban khẩn cấp. Vậy tại sao ông bị tống tù và bị giam giữ  lâu như vậy?

Bởi vì ngay từ đầu, khi tôi bay đến gặp Gorbachev ở Foros, tôi đã nói với ông ấy: "Cho dù bất cứ điều gì xảy ra, tôi sẽ ở lại với niềm tin của Liên Xô của mình".  Tôi cũng nhắc lại chính điều đó với các nhân viên điều tra trước khi từ chối nói chuyện với họ. Trong tù tôi nhận được rất nhiều thư từ ủng hộ. Nhưng tôi không chửi bới nhà tù, bởi vì trong tù tôi đã viết gần 400 bài thơ,  sau này tôi đã xuất bản chúng.

Họ sợ là ông sẽ lãnh đạo cuộc đấu tranh sau Ủy ban khẩn cấp?

Hãy hiểu cho tôi là tôi đã từng đứng đầu Hội đồng Xô Viết tối cao Liên Xô, perestroika đối với tôi là không thể chấp nhận được. Yeltsin ủng hộ các công tố viên, họ ra lệnh bắt tôi, nhưng dù sao đi nữa, tôi vẫn ở chức vụ của mình, trong đảng tôi cũng biết rằng tất cả điều này là bất hợp pháp. Tôi nói với họ: tôi là công nhân cũ, 14 năm tôi đứng bên máy và tôi sẽ không lùi bước.

Sau ngày 21 tháng Tám, coi thường hiến pháp và pháp luật hiện hành của Liên Xô, với lý do dường như các đảng viên cộng sản hỗ trợ cho "những người âm mưu-nổi loạn", Yeltsin cấm ĐCSLX hoạt động, tịch thu tài sản của đảng, đóng cửa các tờ báo, giải tán Đại hội đại biểu nhân dân của Liên bang và Hội đồng Xô Viết tối cao Liên Xô.  Còn vào ngày 8 tháng Mười hai năm 1991 những người đứng đầu ba nước cộng hòa, họp tại Beloveiezdkaya Pucha, đã thủ tiêu chính cả quốc gia liên bang. Và đây mới là cuộc đảo chính thực sự. Thực tế cay đắng của cuộc đảo chính thực sự không phải là tháng Tám, mà là chính tháng Tám-tháng Mười hai, gắn với việc đưa đất nước chuyển sang đường ray của chủ nghĩa tư bản, là như thế.


Xem thêm:

-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter