Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Những tư tưởng Chuche và những bài học phản cách mạng ở Libya

Những tư tưởng Chuche và những bài học phản cách mạng ở Libya

Идеи Чучхе и уроки ливийской контрреволюции

Feb. 24th, 2011 at 4:04 PM

Nguồn: juche-songun

Kichbu post on thứ hai, 28.02.2011

.



 

Vào năm nào đó một loạt các cán bộ có trách nhiệm, bao gồm tác giả (Kichbu nhấn mạnh) của Nhật ký này, được may mắn bằng mắt của mình nhìn thấy một loạt các thành phố ven bờ biển của Libya. Trong quá trình thảo luận các vấn đề hợp tác thực tiễn liên quốc gia đã có cuộc gặp gỡ cá nhân với thủ lĩnh cách mạng Libya Muammar Al-Kaddafy. Sau khi giải quyết những vấn đề này và chuyển lời chào của đồng chí  Nhà lãnh đạo Vĩ đại Kim Jong-il, theo nguyện vọng của nhà cách mạng A-Rập Kaddafy, câu chuyện chuyển sang thảo luận các vấn đề lý thuyết tư tưởng mang đặc điểm trường kỳ. Tiến trình các sự kiện trong giai đoạn lịch sử hiện nay đã khẳng định tất cả những vấn đề được xem xét thời bấy giờ.

Rõ ràng rằng, những nguyên nhân của các vụ bạo động phản cách mạng ở Libya cần tìm thấy không chỉ trong các hành động của các lực lượng bên ngoài như thủ lĩnh cách mạng Cuba Fidel Castro đã chỉ ra một cách đúng đắn, mà còn trước tiên - ở sự suy bại của công tác tư tưởng trong dân chúng, trong việc đánh lộn sòng công tác chính trị tư tưởng về giáo dục lại các công dân  bằng bệnh sách vỡ tư tưởng vô nghĩa và  những kích thích vật chất thuần túy.

Thiếu sót cơ bản của cái gọi là “Lý thuyết thế giới thứ ba” được trình bày trong “Cuốn sách Xanh” bởi Muammar Al-Kaddafy, và từ lâu nó đã được chính cá nhân Chủ tịch Kim Jong-il đã chỉ ra cho ông ấy nằm trong vấn đề này.

“Lý thuyết thế giới thứ ba” chịu ảnh hưởng của chủ  nghĩa vô chính phủ, đưa ra luận đề thủ tiêu nhà nước và đảng như hiện có và chuyển hóa nhanh chóng thành xã hội tự quản chung dưới hình thức các đại hội nhân dân và ủy ban nhân dân. Vì  phương châm này,  vấn đề về ủng hộ chủ thể của cách mạng như là tập hợp của quần chúng nhân dân, đảng, quân đội và Lãnh tụ vẫn còn chưa được giải quyết.

Dưới thời thủ lĩnh nhân dân Kaddafy, quần chúng nhân dân đã đạt được mức sống như như dân chúng của các nước cộng hòa trước đây của Liên Xô hóa ra là không thể thực hiện được. Các công dân được nuông chiều đến mức họ được nhận tất cả những gì cần thiết thông qua các hệ thống ủy ban nhân dân, đại hội nhân dân và các quỹ từ thiện. Họ không có khả năng làm việc, sản xuất và chỉ thích sống nhờ các khoản trợ cấp đáng kể.

Nhờ có thu nhập từ cái gọi là “dầu mỏ khí đốt”, Muammar Kaddafy, cần phải nói, đã xây dựng những tòa nhà cao tầng đầy đủ tiện nghi và phân phối các căn hộ mà người dân không phải trả tiền nhà, tiện điện cho tất cả những người mong muốn. Xăng dầu trong nước trên thực tế không đáng giá, mỗi gia đình mưa 2-3 xe ô tô mới. Những người kết hôn một lần và ngay lập tức được tặng hàng chục nghìn dollars Mỹ. Giáo dục đào tạo ở nước ngoài cho trẻ em bất kỳ gia đình nào  được trả tiền. Y tế, giáo dục – hoàn toàn miễn phí, một số lượng nhiều không tưởng tượng được các bác sỹ Châu Âu nước ngoài đã đến đất nước để chữa bệnh trình độ cao cho dân chúng. Các sản phẩm ăn uống được mua bằng những đồng tiền có tính tượng trưng và những đồng tiền này thủ tiêu cái gọi là các khoản thuế “doanh nghiệp” lớn và các khoản quyên góp nặng nề khác.


Trong điều kiện thiếu một hệ thống giáo dục bền vững, chính sách xã hội công bằng này của Muammar Kaddafy đã tạo ra những tầng lớp ăn bám, mất thế giới quan đã được giáo dục hàng năm trời, những kẻ ăn bám này vì logis của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu trượt theo các quan điểm của những kẻ phản cách mạng – lên mặt như “những triệu phú tiềm năng””,  hường vào những đòi hỏi mức sống đầy đủ của những người cái gọi là “sheikh”, và “các ông vua chúa” của các khu vực vịnh Persid (A-Rập).

Cần phải nói thẳng rằng, rất khó nhìn thấy người Libya lao động.


.

Ban ngày hầu như toàn bộ dân chúng Tripoli nghỉ ngơi ngoài bãi biển. Bãi biển rộng lớn bị chia nhỏ từ đầu đến cuối, và là một chuỗi các bungalow  dày đặc, các điểm vui chơi giải trí, các “kebab” tràn ngập người vào lúc cao điểm của bất kỳ ngày làm việc nào.



Ngay trong thành phố Tripoli thường thường có thể bắt gặp tình huống khi không thể mua những mặt hàng tối thiểu vì các cửa hàng đóng cửa, còn những nhân viên của chúng còn lười nhác thậm chí cả bán hàng. Trên cơ sở kinh nghiệm phong phú của công việc ở các khu vực khác nhau của A-Rập, cần khẳng định rằng Libya – một trong không nhiều các nước A-Rập (nếu như không phải là nước duy nhất như thế), là nơi mà những người bán hàng không muốn giao tiếp với khách hàng. Điều này cho thấy trước hết việc thiếu ham muốn làm bất kỳ công việc gì kể cả buôn bán là việc thông thường đố với những người dân A-Rập vì đặc điểm dân tộc.

.




Văn hóa sản xuất vật chất chủ yếu của Libya được tạo nên bởi những bàn tay của người nước ngoài.

.


 

.

Những công nhân và những người làm dịch vụ nước ngoài phù trì cơ sở hạ tầng tuyệt vời được xây dựng bởi những cố gắng của thủ lĩnh Muammar Al-Kaddafy. Ví dụ, các hãng hàng không Uganda và các hãng khác thường xuyên thực hiện hiện các đường bay nội địa.

.

.
 

Không nghi ngờ rằng, thủ lĩnh cách mạng Libya Muammar Al-Kaddafy đã làm nổi danh đất nước của mình, đã làm được nhiều cho nhân dân của mình. Một bộ phận quần chúng nhân dân vì sai lầm chính trị đã mắc phải không đánh giá hết “sự hào hiệp” như vậy, và đã bắt đầu tin hơn vào “Internet” – tin vào những kẻ bịp bợp và những kẻ thực hành chính sách ngu dân từ giáo phái cuồng tín senusit. Nói thêm, chính thủ lĩnh Kaddafy đã phát triển mạng “Internet” khắp nơi và đó đây bao gồm miễn phí. Gác lại vấn đề giáo dục tư tưởng cho mọi người từ lúc ra đời, điều này đưa đến chỗ rằng, đông đảo quần chúng A-Rrapj đã sử dụng mạng hàng giờ liền không nhằm phát triển bản thân, chủ yếu, để xem các videoclips mang đặc điểm tình dục.

.

. 


Chúng ta hy vọng rằng, tiến trình các sự kiện sẽ mang lại khả năng cho thủ lĩnh lỗi lạc như Muammaf Al-Kaddafy, quyết tâm hơn nữa khắc phục tình hình chính trị, loại trừ những sai lầm mang tính hệ thống để đưa tiến bộ chủ yếu của cách mạng Libya tiến lên theo con đường tự chủ đúng đắn.


Không thể tiến hành công tác tư tưởng về giáo dục và giáo dục lại quần chúng nhân dân từ trường hợp này đến trường hợp khác. Giáo dục – đó là quá trình liên tục, nó kết thúc chỉ với cái chết thể xác của người được giáo dục. Những bài học thất bại tạm thời của chủ nghĩa xã hội ở một số nước Đông Âu dạy điều này, những bài học của cuộc phản cách mạng ở Libya dạy điều này.-
Kichbu-

 

5 nhận xét:

  1. Blog juche-songun, hình như, là tiếng nói chính thức của đảng Lao động Triều Tiên trên mạng..:)

    Trả lờiXóa
  2. Đúng vậy kichbu ạ, còn trang web nữa cơ, mình không lưu lại địa chỉ.

    Trả lờiXóa
  3. Mọi cách tiếp cận vấn đề thời sự đều là tuơng đối, không có chân lý khách quan, chỉ có quyền uy của kẻ mạnh

    Trả lờiXóa
  4. @Nở: Tất cả mọi người đều đúng, nhưng có một người đúng hơn..:)

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter